- Số lượng DN niêm yết nộp BCTC quý 1/2011 được cập nhật đến hết ngày 25/4/2011 Số lượng DN niêm yết nộp BCTC quý 2/2011 được cập nhật đến hết ngày 25/7/
2.2.4.3. So sánh báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo IFRS và VAS
* Cách lấy số liệu để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- VAS 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là lấy số liệu từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi ngân hàng”, “Tiền
đang chuyển”, “Phải thu của khách hàng”, “Vay ngắn hạn” trong kỳ báo cáo sau khi đối chiếu với sổ kế tốn các tài khoản tương ứng.
Đối với cơng ty thực hiện kế toán bằng tay, việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
theo VAS hướng dẫn sẽ rất khó khăn hoặc những cơng ty sử dụng các phần mềm quốc tế cho phép hạch toán nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có thì việc này khơng thể làm được vì trong sổ cái tài khoản khơng có tài khoản đối ứng.
- Theo thơng lệ quốc tế, việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ căn cứ thuần túy các số liệu trên bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả, sau đó điều chỉnh số liệu thì sẽ ra các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- VAS 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp: các luồng tiền vào và các luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng là luồng tiền từ hoạt động đầu tư.
Tuy nhiên, mã số 11 “Tăng giảm các khoản phải trả” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu 2) theo phương pháp gián tiếp lại được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dưđầu kỳ của các tài khoản nợ phải trả, trong đó có Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” bao gồm các khoản phải trả thương mại do mua hàng hóa, nguyên liệu cho sản xuất và phải trả cho việc mua sắm tài sản cố
định. Do vậy, nó làm cho dịng tiền từ hoạt động kinh doanh lẫn lỗn với dòng tiền từ
hoạt động đầu tư.
Với cách lập này làm cho nhiều cơng ty có lãi lớn nhưng lại có dịng tiền từ hoạt động kinh doanh âm rất lớn do công ty đầu tư giá trị lớn vào bất động sản. Như vậy có thể dẫn đến sai lầm trong việc đọc, hiểu BCTC của doanh nghiệp.
- Theo IAS, các khoản phải thu, phải trả thương mại được tách biệt với các khoản phải thu, phải trả về mua bán TSCĐ hay tài sản dài hạn. Bởi vậy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được trình bày tách biệt với dịng tiền từ hoạt động đầu tư.