Giải pháp từ phía các cấp Nhà nước có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo cáo tài chính các công ty cổ phần niêm yết sở giao dịch chứng khoán TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 68)

- Về trách nhiệm của Ban kiểm soát

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ BCTC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN HOSE

3.1.1. Giải pháp từ phía các cấp Nhà nước có liên quan

Thứ nhất, BTC tiếp tục ban hành đầy đủ hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm

toán Việt Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các chuẩn mực của Việt Nam so với các chuẩn mực quốc tế, đồng thời hướng dẫn việc áp dụng các chuẩn mực phù hợp với thực tế:

- Cần có quy định thống nhất giữa chuẩn mực kế tốn và thơng tư hướng dẫn thi hành để các doanh nghiệp không gặp khó khăn trong việc áp dụng để lập BCTC. Ví dụ hướng dẫn về chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối năm: cần sửa đổi Thông tư 201/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 15/10/2009 theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 10 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” (VAS10).

- Cần điều chỉnh một số chuẩn mực kế toán của Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế để phản ánh thực tế hơn bản chất tài chính của doanh nghiệp, như bổ sung nguyên tắc “Thực chất hơn hình thức” trong VAS 01; bổ sung yêu cầu bắt buộc lập BCTC hợp nhất quý trong VAS 25; bổ sung yêu cầu công bố các sự kiện phát sinh sau ngày của Bảng cân đối kế toán quý; điều chỉnh VAS 21, theo đó lãi từ hoạt động kinh doanh khơng bao gồm những khoản thu nhập tài chính và chi phí tài chính; u cầu trình bày tách biệt hoạt động tiếp tục khỏi các hoạt động không tiếp tục trong BCTC; điều chỉnh lãi để tính EPS (khơng bao gồm các khoản lãi không thuộc cổđông của công ty mẹ), …….;

- Cần bổ sung thêm một số chuẩn mực kế toán quốc tế vào hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam. Hiện nay chúng ta cịn thiếu và cần triển khai một số chuẩn mực sau so với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế như: Tổn thất tài sản (IAS 36); Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu (IFRS2); Báo cáo tài chính trong điều kiện siêu lạm phát (IAS 29)…

Thứ hai, cần sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán:

- Nâng cao điều kiện của DN niêm yết: Không chỉ căn cứ vào các con sốđịnh lượng như mức độ đại chúng, quy mô vốn của DN, lợi nhuận, thời gian hoạt động, ... mà nên bổ sung thêm các chỉ tiêu về chất lượng quản trị doanh nghiệp, trong đó có việc cơng bố thơng tin, cơng tác kế tốn, kiểm tốn nội bộ, …

- Bổ sung điều kiện duy trì niêm yết: DN không trưng dụng được kiểm toán chấp thuận, DN khơng báo cáo tài chính định kỳ quá 3 lần trở lên, tổng số lỗ của DN vượt quá vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm tốn năm gần nhất... sẽ bị xem xét hủy niêm yết.

Thứ ba, các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm ban hành các văn bản hướng

dẫn thi hành Luật kiểm toán độc lập.

Luật Kiểm toán độc lập đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thơng qua ngày 29/3/2011 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012. Việc ban hành luật đã tạo ra một khung pháp lý cao nhất về kiểm toán độc lập, tạo điều kiện cho dịch vụ kiểm toán phát triển.

Ngày 13/3/2012 Chỉnh phủ đã ban hành Nghị định số 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật kiểm toán độc lập. Tuy nhiên để tạo điều kiện cho các DN thực hiện có hiệu quả Luật Kiểm tốn độc lập, các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành.

Thứ tư, Bộ Tài chính nên kết hợp với UBCKNN ban hành những quy định về

cơng bố thơng tin kế tốn riêng cho các DN tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

Hiện nay, theo Thông tư số 09/2010/TT-BTC ban hành ngày 15/1/2010 của BTC thì các cơng ty niêm yết đang công bố các thông tin kế toán theo Chuẩn mực và Chế độ kế toán của Việt Nam giống như các công ty chưa niêm yết. Điều này là chưa hợp lý, bởi vì các sự ảnh hưởng của các thơng tin kế tốn được công bố bởi

các doanh nghiệp niêm yết đến các đối tượng sử dụng thông tin sâu rộng hơn nhiều so với những doanh nghiệp chưa niêm yết. Với các công ty đang niêm yết cổ phiếu và trái phiếu của mình trên thị trường chứng khốn thì bất cứ một thơng tin gì liên quan đến nó cũng ảnh hưởng đến giá chứng khốn mà nó phát hành, từ đó ảnh hưởng đến khơng chỉ các nhà đầu tư của công ty đó mà cịn ảnh hưởng đến thị trường nói chung, các nhà đầu tư khác đang và sẽ tham gia thị trường, các nhà phân tích tài chính, các nhà hoạch định chính sách vĩ mơ, …Trong khi đó thơng tin kế tốn được cơng bố bởi các cơng ty chưa niêm yết có thể chỉ ảnh hưởng đến một số lượng nhất định các nhà đầu tư hiện đang đầu tư vào cơng ty đó.

Ngày 05/4/2012 Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 52/2012/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khốn. Thơng tư số 52/2012/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2012 và thay thế Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 của Bộ Tài chính. Thơng tư 52 đã quy định thu hẹp khoảng cách công bố thông tin chưa kiểm toán và báo cáo tài chính đã kiểm tốn (sốt xét), theo đó doanh nghiệp niêm yết phải lập và công bố thông tin trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức kiểm toán được chấp thuận ký báo cáo soát xét BCTC bán niên và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán

được chấp thuận ký báo cáo kiểm toán BCTC năm. Đồng thời các doanh nghiệp

niêm yết phải công bố thông tin bất thường khi báo cáo kiểm tốn có ý kiến ngoại trừ, ý kiến không chấp nhận hoặc ý kiến từ chối của tổ chức kiểm toán đối với BCTC hoặc trong trường hợp điều chỉnh hồi tố BCTC. Những qui định này sẽ giúp cho người sử dụng BCTC dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận với thơng tin về BCTC của các doanh nghiệp niêm yết hơn.

Ở sàn giao dịch chứng khoán Euronext, quy định báo cáo tài chính đã được

kiểm tốn viên rà sốt phải công bố trước ngày 15 của tháng đầu tiên năm tài chính tiếp theo, tức là chỉ trong vịng 15 ngày phải công bố thông tin.

Thứ năm, cần chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán, kiểm tốn. Đây là

những cán bộ nịng cốt để hoạch định chính sách kế tốn và đầu tầu trong vận hành bộ máy kiểm tra, kiểm toán cũng như tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn tại cơ sở. Bên cạnh đào tạo theo chương trình chuẩn, chính quy thì cũng phải có chương trình

vậy đòi hỏi phải thường xuyên trau dồi nghiệp vụ kế toán, kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp trong sáng.

Hiện tại chỉ có kế tốn trưởng mới yêu cầu cần phải có chứng chỉ hành nghề do BTC quy định, còn những người hành nghề kế tốn khác là khơng cần thiết. Chúng ta nên áp dụng cấp chứng chỉ hành nghề cho mọi đối tượng muốn hành nghề kế toán; Và chứng chỉ này nên do hiệp hội hành nghề kế tốn đào tạo và cấp như một số quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới hiện nay như Anh, Úc, Mỹ, Singapore,…

Cần sửa đổi quy định về điều kiện tham dự khóa học cấp chứng chỉ Kế toán trưởng. Hiện nay điều kiện tham dự khóa học cấp chứng chỉ Kế toán trưởng khá

đơn giản: chỉ cần có bằng ngành kinh tế và kinh nghiệm làm việc hai năm về kế

toán. Quy định này thực sự chưa hợp lý, bởi vì kế tốn là ngành mang tính chất đặc thù trong nhóm ngành kinh doanh, địi hỏi người hành nghề cần có cả kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm làm việc thực tế. Do vậy, nếu như chỉ có kinh nghiệm thực tế thơi thì chưa đủ khẳng định trình độ chun mơn của người đó. Chính vì vậy, theo tác giả, chỉ nên cấp chứng chỉ Kế toán trưởng cho những người đã học chuyên ngành kế toán hoặc ngành kinh doanh và đã hồn thành các mơn học chun mơn về kế tốn. Với cách làm này trong tương lai gần chúng ta sẽ có được một đội ngũ những người hành nghề kế toán chuyên nghiệp hơn.

Thứ sáu, nên có biện pháp tăng cường trách nhiệm của công ty kiểm toán,

như: kiểm tra thường xuyên, đột xuất và xử lý chặt chẽ các sai phạm. Với các công ty kiểm toán kém chất lượng, phải được kiểm tra liên tục vài năm liền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo cáo tài chính các công ty cổ phần niêm yết sở giao dịch chứng khoán TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)