CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Các nghiên cứu trước
2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Chen và Chang (2012) thực hiện thông qua việc gửi các bảng câu hỏi cho 800 người Đài Loan có kinh nghiệm về các thông tin và sản phẩm điện tử. Trong đó, số lượng bảng câu hỏi hợp lệ là 258 chiếm 32,25%. Kết quả cho thấy giá trị theo cảm nhận xanh có tác động tích cực đến niềm tin xanh và ý định tiêu dùng xanh, rủi ro theo cảm nhận xanh có tác động tiêu cực đến niềm tin xanh và ý định tiêu dùng xanh, niềm tin xanh có tác động tích cực đến ý định tiêu dùng xanh.
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu của Chen và Chang (2012)
Nguồn: Chen và Chang (2012)
Nghiên cứu của Chen và Chang (2013) kiểm tra các giả thuyết và khung nghiên cứu bằng các câu hỏi khảo sát. Đối tượng thực hiện khảo sát là các khách hàng có kinh nghiệm về các thông tin và những sản phẩm điện tử ở Đài Loan. Nhóm tác giả đã gửi thư điện tử ngẫu nhiên 750 trong nhóm khách hàng này và nhận được 248 hợp lệ được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng theo cảm nhận xanh có tác động thuận và mạnh nhất đối với niềm tin xanh, rủi ro theo cảm nhận xanh có tác động nghịch và khá mạnh đối với niềm tin xanh (có sự tương đồng với kết quả năm 2012).
Mơ hình nghiên cứu của Chen & Chang (2013) được khái quát qua hình sau:
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu của Chen và Chang (2013)
Nghiên cứu của Amran (2012) khảo sát các 384 người tiêu dùng Sabahan (tác giả đã gửi 400 bảng câu hỏi, 390 bảng được phản hồi và 384 bảng câu hỏi hợp lệ). Kết quả cho thấy kiến thức về môi trường và mối quan tâm đến mơi trường có tác động tích cực đến thái độ, thái độ là yếu tố trung gian kết hợp sự tác động của kiến thức môi trường và quan tâm đến môi trường để tác động đến ý định tiêu dùng xanh, ngồi ra kiến thức về mơi trường và quan tấm đến môi trường cũng tác động trực tiếp tới ý định tiêu dùng xanh.
Mơ hình nghiên cứu của Amran (2012) được khái quát qua hình sau:
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu của Amran (2012)
Nguồn: Amran (2012)
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm gần đây đang là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, Nguyễn Bá Phước (2015) đã tiến hành nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng trẻ - Nghiên cứu tại các tỉnh Nam Trung Bộ” tác giả nghiên cứu đã tiến hành gửi 238 bảng câu hỏi trực tiếp đến khách hàng tại các tỉnh và thu về được 225 mẫu hợp lệ và dùng công cụ Google Documents được sử dụng để khảo sát thêm người tiêu dùng có độ tuổi từ 18 đến 30 với trình độ từ trung cấp trở lên tại 5 tỉnh thành gồm: Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng để thập thêm được 112 mẫu hợp lệ.
Mơ hình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng trẻ - Nghiên cứu tại các tỉnh Nam Trung Bộ”
Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Bá Phước (2015)
Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Bá Phước (2015)
Nguồn: Nguyễn Bá Phước (2015)
Với 337 phiếu khảo sát hợp lệ kết quả nghiên cứu cho thấy ý định mua sản phẩm xanh chịu sự ảnh hưởng bởi 5 nhân tố là (1) Thái độ đối với hành vi mua xanh, (2) ảnh hưởng nhóm tham khảo, (3) nhận thức của người tiêu dùng và thơng tin về tính hiệu quả vì mơi trường, (4) sự quan tâm đến hình ảnh cái tơi và (5) tính tập thể.
Một nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thế Khải, Nguyễn Thị Lan Anh (2016) đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu “các nhân tố tác động đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)”. Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát trực tuyến và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng người tiêu dùng cá nhân sinh sống tối thiểu 06 tháng tại TP.HCM thực hiện khảo sát tại tất cả các quận và một số huyện tại TP.HCM.
Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Thế Khải, Nguyễn Thị Lan Anh (2016)
Nguồn: Nguyễn Thế Khải, Nguyễn Thị Lan Anh (2016)
Từ 802 phiếu khảo sát hợp lệ, kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của năm nhân tố: (1) sự quan tâm đến các vấn đề môi trường, (2) nhận thức các vấn đề môi trường, (3) lòng vị tha, (4) ảnh hưởng xã hội, (5) cảm nhận tính hiệu quả đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TPHCM. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn tìm thấy sự khác nhau về ý định tiêu dùng xanh của những nhóm người tiêu dùng được phân loại dựa trên thu nhập và dựa trên trình độ học vấn.
2.4. Lập luận giả thuyết
2.4.1. Tác động tích cực của giá trị theo cảm nhận xanh đối với niềm tin xanh và ý định mua hàng xanh
Theo Bolton (1997) giá trị theo cảm nhận là đánh giá của người tiêu dùng về lợi ích rịng mà họ nhận được khi sử dụng sản phẩm. Nghiên cứu của Sweeney (1999) đã giải thích được giá trị theo cảm nhận có tác động tích cực đến niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm. Vì vậy các doanh nghiệp có thể nâng cao niềm
phẩm (Steenkamp, 2006). Có thể tăng giá trị cảm nhận cho khách hàng bằng cách cung cấp cho họ lợi ích khác biệt đối với các sản phẩm của đối thủ (Aaker,1996). Giá trị theo cảm nhận là yếu tố quyết định trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua việc tác động đến niềm tin và ý định mua hàng (Kim, 2008).
Các nghiên cứu trước đây cho rằng giá trị theo cảm nhận xanh có tác động tích