Thang đo B1.Giatri B2.Ruiro B3.Niemtin B4.Ydinh B5.Quantam B6.Chatluong
B1.Giatri 1 B2.Ruiro -.302** 1 B3.Niemtin .137** .379** 1 B4.Ydinh .307** .045 .539** 1 B5.Quantam .507** .400** .361** .354** 1 B6.Chatluong .401** .382** .508** .606** .496** 1
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Từ bảng 4.12 cho thấy các yếu tố liên quan đến ý định mua xăng sinh học E5 có tương quan với nhau (vì các hệ số tương quan có r > 0,3 với độ tin cậy 99%).
4.4.3. Kết quả phân tích hồi quy để kiểm định mơ hình nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài và kiểm định mơ hình nghiên cứu đã đề xuất, tác giả tiến hành nhiều phân tích hồi quy với các biến độc lập, biến phụ thuộc và biến trung gian. Kết quả phân tích được thực hiện thơng qua 4 bước:
(1) Hồi quy giữa một/các biến độc lập và biến phụ thuộc; (2) Hồi quy giữa một/các biến độc lập và biến trung gian; (3) Hồi quy giữa biến phụ thuộc và biến trung gian;
(4) Hồi quy giữa một/các biến độc lập, biến trung gian và biến phụ thuộc. Cụ thể các phương trình hồi quy được phân tích cụ thể như sau:
(1) Y = f(X1, X2, X4) (2) M = f(X2, X3, X4) (3) Y = f(M)
(4) Y = f(X1, X2, X4, M) Trong đó:
- Y là Ý định mua xăng sinh học E5 - X1 là Quan tâm đến môi trường - X2 là Giá trị theo cảm nhận xanh - X3 là Chất lượng theo cảm nhận
- X4 là Rủi ro theo cảm nhận xanh
Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy Y = f(X1, X2, X4) của các biến về quan tâm đến môi trường, giá trị theo cảm nhận xanh và rủi ro theo cảm nhận xanh
với ý định mua xăng sinh học E5
Biến độc lập Biến phụ thuộc Hệ số β đã
chuẩn hóa Mức ý nghĩa
Ý định mua xăng sinh học
E5 (Y)
Quan tâm đến môi trường (X1) 0,422** 0,000 Giá trị theo cảm nhận xanh
(X2) 0,352**
0,002
Rủi ro theo cảm nhận xanh
(X4) 0,372**
0,000
R Square 0,478
Adjusted R Square 0,421
F value 25,850
* Regression is significant at the 0.05 level.
Từ bảng 4.13 cho thấy có mối liên hệ giữa các biến liên quan về Quan tâm đến môi trường, Giá trị theo cảm nhận xanh, Chất lượng theo cảm nhận xanh với Ý định mua xăng sinh học E5 với hệ số tương quan dao động trong khoảng từ 0,352 đến 0,422 và độ tin cậy 95%.
Kết quả cho chúng ta thấy, trong các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xăng sinh học E5, yếu tố quan trọng nhất là Quan tâm đến môi trường (b1 = 0,422). Tiếp theo là Rủi ro theo cảm nhận xanh (b3 = 0,372) và cuối cùng là Giá trị theo cảm nhận xanh (b2 = 0,352) (xem bảng…, cột hệ số Beta đã chuẩn hóa). Chúng tơi sử dụng hệ số Beta đã chuẩn hóa để so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vì hệ số này khơng phụ thuộc vào thang đo. Các kiểm tra khác (phân phối phần dư, các biểu đồ…) cho thấy các giả thiết cho hồi quy không bị vi phạm. Hiện tượng đa cộng tuyến không ảnh hưởng nhiều đến kết quả giải thích với hệ số phóng đại phương sai (VIF) từ 1,003 đến 1,076. Vậy phương trình hồi quy bội sau đây đặc trưng cho mơ hình nghiên cứu tác giả thiết lập:
Ý định mua xăng sinh học E5 (Y) = 0,422 * Quan tâm đến môi trường (X1) + 0,372 * Rủi ro theo cảm nhận xanh (X4) + 0,352 * Giá trị theo cảm nhận xanh (X2) + 1,153
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy M = f(X2, X3, X4) của các biến về giá trị theo cảm nhận xanh, chất lượng theo cảm nhận xanh và rủi ro theo cảm nhận
xanh với niềm tin xanh Biến trung
gian Biến phụ thuộc
Hệ số β đã
chuẩn hóa Mức ý nghĩa
Niềm tin xanh
(M)
Giá trị theo cảm nhận xanh
(X2) -0,026
0,598
Chất lượng theo cảm nhận
xanh (X3) 0,508**
0,000
Rủi ro theo cảm nhận xanh
(X4) 0,329**
0,006
R Square 0,527
Adjusted R Square 0,478
F value 50,575
* Regression is significant at the 0.05 level.
Kết quả phân tích mối liên hệ giữa biến trung gian với ba biến phụ thuộc được trình bày ở bảng 4.14 cho thấy có mối liên hệ giữa hai biến Chất lượng theo cảm nhận và Rủi ro theo cảm nhận xanh với Niềm tin xanh với hệ số tương quan tương ứng lần lượt là 0,508 và 0,329.
Từ việc phân tích trên tác giả đưa ra nhận định sau: yếu tố niềm tin của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh khi mua xăng sinh học E5 bị chi phối bởi hai yếu tố là chất lượng theo cảm nhận xanh và rủi ro theo cảm nhận xanh. Riêng yếu tố Giá trị theo cảm nhận xanh không ảnh hưởng đến Niềm tin xanh (p = 0,598 > 0,05). Sau đó, chúng tơi sử dụng hệ số Beta đã chuẩn hóa để so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vì hệ số này khơng phụ thuộc vào thang đo. Các kiểm
tra khác (phân phối phần dư, các biểu đồ,…) cho thấy các giả thiết cho hồi quy không bị vi phạm. Hiện tượng đa cộng tuyến không ảnh hưởng nhiều đến kết quả giải thích với hệ số phóng đại phương sai (VIF) từ 1,163 đến 1,373.
Phương trình hồi quy đơn tuyến tính được xây dựng như sau: Niềm tin xanh (M) = 0,508 * Chất lượng theo cảm nhận (X3)
+ 0,329 * Rủi ro theo cảm nhận xanh (X4) + 1,667
Bảng 4.14: Kết quả phân tích hồi quy Y = f(M) của biến niềm tin xanh với ý định mua xăng sinh học E5
Biến độc lập Biến trung gian Hệ số β đã
chuẩn hóa Mức ý nghĩa
Ý định mua xăng sinh học
E5 (Y)
Niềm tin xanh (M) 0,539** 0,000
R Square 0,290
Adjusted R Square 0,288
F value 150,921
* Regression is significant at the 0.05 level.
Từ bảng 4.15 cho thấy, kết quả phân tích hồi quy đơn tuyến tính cho phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa ý định mua xăng sinh học E5 với niềm tin của người tiêu dùng về sản phẩm đó như sau:
Ý định mua xăng sinh học E5 (Y) = 1,862 + 0,539 * Niềm tin xanh (M)
Bảng 4. 15: Kết quả phân tích hồi quy Y = f(X1, X2, X4, M) của các biến về quan tâm đến môi trường, giá trị theo cảm nhận xanh và rủi ro theo cảm nhận
xanh với ý định mua xăng sinh học E5
Biến độc lập Biến phụ thuộc
Biến trung gian Hệ số β đã chuẩn hóa Mức ý nghĩa
Biến độc lập Biến phụ thuộc Biến trung gian Hệ số β đã chuẩn hóa Mức ý nghĩa xăng sinh học E5 (Y) (X1)
Giá trị theo cảm nhận xanh
(X2) 0,432**
0,002
Rủi ro theo cảm nhận xanh
(X4) 0,402** 0,000 Niềm tin xanh (M) 0,598** 0,000 R Square 0,778 Adjusted R Square 0,713 F value 53,563
* Regression is significant at the 0.05 level.
Từ bảng 4.16 cho thấy có mối liên hệ giữa các biến liên quan về Quan tâm đến môi trường, Giá trị theo cảm nhận xanh, Rủi ro theo cảm nhận xanh với Ý định mua xăng sinh học E5 có hệ số tương quan dao động trong khoảng từ 0,402 đến 0,598 với độ tin cậy 95%.
Kết quả cho chúng ta thấy, trong các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xăng sinh học E5, yếu tố quan trọng nhất là Niềm tin xanh (m = 0,598). Tiếp theo là Giá trị theo cảm nhận xanh (b2 = 0,432), Quan tâm đến môi trường (b1 = 0,409) và cuối cùng là Rủi ro theo cảm nhận xanh (b4 = 0,402) (xem bảng…, cột hệ số Beta đã chuẩn hóa). Chúng tôi sử dụng hệ số Beta đã chuẩn hóa để so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vì hệ số này khơng phụ thuộc vào thang đo. Các kiểm tra khác (phân phối phần dư, các biểu đồ, …) cho thấy các giả thiết cho hồi quy không bị vi phạm. Hiện tượng đa cộng tuyến khơng ảnh hưởng nhiều đến kết quả giải thích với hệ số phóng đại phương sai (VIF) từ 1,065 đến 1,190. Vậy phương trình hồi quy bội sau đây đặc trưng cho mơ hình nghiên cứu tác giả thiết lập:
Ý định mua xăng sinh học E5 (Y) = 0,441 + 0,598 * Niềm tin xanh (M)
+ 0,432 * Giá trị theo cảm nhận xanh (X2)
+ 0,409 * Quan tâm đến môi trường (X1)
+ 0,402 * Rủi ro theo cảm nhận xanh (X4)
Kết quả phân tích được từ khảo sát khá phù hợp với thông tin từ các báo cáo liên quan, cụ thể như sau:
Theo báo cáo của Sở Cơng Thương thành phố Hồ Chí Minh về tình hình cung ứng và tiêu thụ xăng E5 trên địa bàn từ ngày 25/12/2017 đến 10/01/2018 thì sản lượng tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn Thành phố của một số doanh nghiệp đầu mối, tổng đại lý, đại lý đối với xăng E5 tăng đáng kể.
Cụ thể, tại Công ty Xăng dầu khu vực 2 (Petrolimex Saigon) trước ngày 15/12/2017 sản lượng xăng E5 tiêu thụ bình quân 1.700 m3/tháng, xăng A92 là 11.852 m3/tháng, xăng A95 là 12.928 m3/tháng. Tỉ lệ E5 chiếm 7%, xăng A92 chiếm 45%, xăng A95 chiếm 48%. Sau khi khai tử xăng A92, tỉ lệ tiêu thụ xăng E5 tăng lên 32,09%, xăng A95 là 67,91%.
Tương tự, tại Cơng ty TNHH MTV Dầu khí TP (Sài Gịn Petro) trước ngày 15-12-2017 tỉ lệ tiêu thụ xăng sinh học E5 chỉ 6%, xăng A92 là 66%, xăng A95 là 28%. Sau khi khai tử xăng A92, tỉ lệ tiêu thụ xăng sinh học E5 đạt 32,14%, xăng A95 tăng lên 67,86%.
Tại Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) trước ngày 15-12-2017 sản lượng tiêu thụ xăng E5 là 15%, xăng A92 là 44%, xăng A95 là 41%. Sau khi khai tử xăng A92, tỉ lệ tiêu thụ xăng E5 đạt 55,64%, xăng A95 tăng nhẹ lên 44,36%.
Sở Công Thương Tp.HCM ước tính tổng sản lượng tiêu thụ xăng từ ngày 15/12/2017 đến 10/01/2018 trên địa bàn TP bình quân đạt 109.712 m3/tháng. Trong đó sản lượng xăng E5 chiếm khoảng 30.022 m3/tháng, đạt 33% tổng sản lượng cung ứng xăng trên địa bàn, tăng từ 6,7% lên 33% sau thời điểm triển khai đồng loạt bán xăng E5 theo lộ trình của Chính phủ.
Như vậy, qua công tác tuyên truyền người tiêu dùng đã nâng cao nhận thức đối với lợi ích, hiệu quả của việc sử dụng xăng E5. Mặt khác, Sở Công Thương
thành phố Hồ Chí Minh cho biết theo dự báo của các doanh nghiệp đầu mối, tổng đại lý từ đây đến cuối năm sản lượng tiêu thụ xăng E5 tăng lên đáng kể, đủ thay thế hoàn toàn xăng khoáng A92 do các đơn vị tư nhân bắt đầu tham gia kinh doanh xăng E5.
4.4.4. Tổng hợp kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu
Kết quả chi tiết về kết quả kiểm định 7 giả thuyết được tổng hợp ở bảng 4.17 và bảng 4.18 như sau: