Phân tích EFA các thang đo thuộc biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực phụng sự công của công chức tại các sở, ban ngành của thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1 Phân tích EFA các thang đo thuộc biến độc lập

Phân tích các nhân tố thuộc 7 thành phần gồm: (1) Mục tiêu rõ ràng, (2) Sự tự chủ trong công việc, (3) Thu nhập và phúc lợi, (4) Môi trường và điều kiện làm việc, (5) Cơ hội đào tạo và thăng tiến, (6) Vai trò của người lãnh đạo trực tiếp và (7) Sự cơng nhận đóng góp của cá nhân. Sau khi đảm bảo quá trình làm sạch dữ liệu theo

đúng quy trình của EFA, các nhân tố sẽ được kiểm định trước khi đưa vào phân tích

hồi quy để kiểm định mơ hình.

tiến”, “Vai trò của người lãnh đạo trực tiếp” và “Sự cơng nhận đóng góp của cá

nhân” nên đã tiến hành loại biến này ra khỏi thang đo. Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá lại mức độ hội tụ của 31 biến quan sát này theo các thành phần.

Thực hiện phân tích EFA cho tổng thể 31 biến này. Kết quả số biến quan sát

được giữ lại là 29 biến quan sát tương ứng với 7 nhân tố. Khi phân tích EFA thì tác

giả đã loại bỏ đi biến PL4, PL1 do có hệ số tải nhỏ hơn 0,5. Quy trình loại biến như sau:

+Sau khi xoay nhân tố lần 1, Đặt điều kiện khi chạy EFA chỉ hiện thị thơng

số với các biến cóhệ số tải> 0,5. Khi xoay, nhân tố PL4 bị trống giá trị, tức là có hệ số tải< 0,5, do đó tác giả loại 1 biến quan sát PL4 như sau:Anh/ chị có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ cơ quan.

Việc loại biến PL4 cũng hoàn toàn hợp lý so tình hình thực tế về mức lương hiện nay của khu vực Nhà nước và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Với cơng chức tốt nghiệp đại học có hệ số lương bậc 2 là 2,34 trên mức lương cơ bản hiện nay là 1.300.000 đồng ; tổng thu nhập một công chức là chuyên viên tại các Sở, ban, ngành Thành phố trung bình khoảng từ 5 đến 6 triệu đồng một tháng, so với mặt

bằng chung về chi phí sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh thìchưa đảm bảo cho

cơng chức có mức sống từ trung bình trở lên. Tuy nhiên, việc loại biến PL4 cũng không làm ảnh hưởng tác động yếu tố Thu nhập và phúc lợi đến động lực phụng sự công của công chức do các biến cịn lại đều có hệ số tải >0,5.

+Sau khi xoay nhân tố lần 2:Đặt điều kiện khi chạy EFA chỉ hiện thị thơng

số với các biến có hệ số tải> 0,5.Xoay nhân tố PL1 bị trống giá trị, tức là có hệ số tải< 0,5, do đó tác giả tiếp tục loại 1 biến quan sát PL1, như sau:Thu nhập và phúc lợi (lương, thưởng và phúc lợi) được trả tương xứng với năng lực làm việc và đóng góp của Anh/ chị với cơ quan.

Với vị trí, vai trị là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; các Sở, ban ngành của thành phố Hồ Chí Minh có vị trí, vai trị quan trọng trong việc tham mưu Thành ủy,

động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố. Công chức các Sở,

ban ngành của Thành phố đang thực hiện cung cấp dịch vụ cơng với tính chất lao

động rất đặc biệt. Đó là lao động trí tuệ, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có trách nhiệm

rất cao. Tuy nhiên, trong tình hình hệ thống lương áp dụng chung cho cả nước hiện này thì việc công chức các Sở, ban ngành thành phố cảm nhận việc trả lương, thu nhập chưa tương xứng với năng lực làm việc và đóng góp họ là có cơ sở. Do đó, việc loại biến PL1 là hồn tồn phù hợp và cũng khơng ảnh hưởng đến tác động yếu tố Thu nhập và phúc lợi đến động lực phụng sự công của công chức do các biến cịn lại đều có hệ số tải >0,5.

+ Sau khi xoay nhân tố lần 3, tất cả các biến quan sát đều đáp ứng tốt các điều kiện để tiến hành phân tích.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các nhân tố thuộc thang đo 7 thành phần này lần 3 có kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.18: Phân tích nhân tố khám phá EFA lần 3

Biến Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 TC3 0,803 TC2 0,728 TC5 0,711 TC1 0,683 TC4 0,663 DK1 0,786 DK5 0,695 DK4 0,674 DK3 0,645 DK2 0,619 LD5 0,768 LD1 0,734

Biến Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 CN3 0,766 CN4 0,734 CN5 0,733 CN2 0,662 MT2 0,771 MT3 0,754 MT1 0,729 MT4 0,713 PT2 0,792 PT4 0,675 PT5 0,654 PT3 0,620 PL3 0,850 PL2 0,746 PL5 0,693 Phương sai trích lũy tiến (%) 11,692 23,136 34,043 44,267 53,844 62,782 70,093 Hệ số Eigenvalue 11,411 2,057 1,852 1,561 1,276 1,111 1,058 KMO: 0,918 Sig: 0,000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS

- Hệ số KMO trong phân tích bằng 0,918> 0,5, cho thấy rằng kết quả phân tích yếu tố là đảm bảo độ tin cậy.

- Kiểm định Bartlett's Test có hệ số Sig là 0,000 < 0,05, thể hiện rằng kết quả phân tích yếu tố đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê.

- Phương sai trích lũy tiến bằng 70,093%, thể hiện rằng sự biến thiên của các yếu tố được phân tích có thể giải thích được 70,093% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu, đây là mức ý nghĩa ở mức khá.

- Hệ số Eigenvalues của yếu tố thứ 7 bằng 1,058>1, thể hiện sự hội tụ của phép phân tích dừng ở yếu tố thứ 7, hay kết quả phân tích cho thấy có 7 yếu tố được trích ra từ dữ liệu khảo sát.

- Hệ số tải yếu tố của mỗi biến quan sát thể hiện các yếu tố đều lớn hơn 0,5, cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được mối ảnh hưởng với các yếu tố mà các biến này biểu diễn.

7 nhân tố được xác định có thể được mơ tả như sau:

- Nhân tố 1: Gồm 5 biến quan sát: TC1, TC2, TC3, TC4 và TC5. Chính các

biến này cấu thành nhân tố “Sự tự chủ trong công việc” – Ký hiệu là TC. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

- Nhân tố 2: Gồm 5 biến quan sát: DK1, DK2, DK3, DK4 và DK5. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Môi trường và điều kiện việc làm” – Ký hiệu là DK. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

- Nhân tố 3: Gồm 4 biến quan sát: LD1, LD2, LD4 và LD5. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Vai trò người lãnh đạo trực tiếp” – Ký hiệu là LD. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

- Nhân tố 4: Gồm 4 biến quan sát: CN2, CN3, CN4 và CN5. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Sự cơng nhận đóng góp của cá nhân” – Ký hiệu là CN. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

- Nhân tố 5: Gồm 4 biến quan sát: MT1, MT2, MT3 và MT4. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Mục tiêu rõ ràng” – Ký hiệu là MT. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,7 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

- Nhân tố 6: Gồm 4 biến quan sát: PT2, PT3, PT4 và PT5. Chính các biến này cấu thành nhân tố “ Cơ hội đào tạo và thăng tiến ” – Ký hiệu là PT. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

- Nhân tố 7: Gồm 3 biến quan sát: PL2, PL3 và PL5. Chính các biến này cấu thành nhân tố “Thu nhập và phúc lợi” – Ký hiệu là PL. Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực phụng sự công của công chức tại các sở, ban ngành của thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)