Nỗ lực giao tiếp của trường đại học đối với học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 25)

Joseph Sia Kee Ming, 2010; D.W.Chapman 1981 đã khẳng định nỗ lực giao tiếp của trường đại học đối với học sinh cũng là yếu tố quan trọng tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh. Do đó, giả thuyết H6 được đề xuất như sau:

Giả thiết H6: Nỗ lực giao tiếp của trường đại học đối với học sinh sẽ có tác

trường đại học nào có nỗ lực giao tiếp, quảng bá hình ảnh đến học sinh càng nhiều thì học sinh chọn trường đó nhiều hơn.

g Các cơ hội trong tương lai

Ruth E. Kallio, 1995; Karl Wagner anf Yousefi Fard, 2009; Joseph Sia Kee Ming, 2010; Michael Borchert, 2002 cũng đều cho rằng học sinh đã có định hướng về cơ hội việc làm trong tương lai và bằng cấp đạt được khi lựa chọn trường đại học. Do đó, giả thuyết H7 được đề xuất như sau:

Giả thuyết H7: Các cơ hội trong tương lai sẽ có tác động thuận chiều đến việc

chọn trường đại học của học sinh lớp 12. Theo đó, trường đại học nào sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm và thăng tiến cao hơn thì học sinh có xu hướng lựa chọn trường đó.

2.2.2.3 Tổng hợp nguồn của các thang đo Tên Tên

biến

Nguồn

1 Các yếu tố về sự định hướng của cá nhân có ảnh hưởng

AH1 Theo ý kiến của người thân trong gia đình Karl Wagner anf Yousefi Fard

AH2 Theo ý kiến của thầy, cô giáo chủ nhiệm, giáo viên hướng nghiệp ở trường THPT

Karl Wagner anf Yousefi Fard AH3 Theo ý kiến của bạn bè, người quen Michael Borchert AH4 Theo lời khuyên của các chuyên gia, người tư vấn

hướng nghiệp

Michael Borchert

2 Các yếu tố về đặc điểm cá nhân của học sinh

DDCN1 Trường có ngành đào tạo phù hợp với sở thích cá nhân

D.W.Chapman

DDCN2 Trường có ngành đào tạo phù hợp với năng lực bản thân

D.W.Chapman

DDCN3 Học lực của bản thân đủ khả năng để vào học trường này

Ý kiến đóng góp của chuyên gia

DDCN4 Sức khỏe của bản thân có thể đảm bảo trước áp lực cao về chương trình học tại trường

Ý kiến đóng góp của chuyên gia

3 Các yếu tố về danh tiếng của truờng đại học

DT1 Trường có danh tiếng, thương hiệu Marvin J.Burns và các cộng sự

DT2 Trường có đội ngũ giảng viên nổi tiếng dạy giỏi Marvin J.Burns và các cộng sự

DT3

Trường có nhiều người từng theo học, hiện nay là những người thành công trong xã hội

Ý kiến đóng góp của chuyên gia

DT4

Trường đã được nhiều sinh viên từng theo học đánh giá cao về chất lượng

Marvin J.Burns và các cộng sự

4 Các yếu tố về đặc điểm cố định trường đại học

DDCD1 Trường có các ngành đào tạo đa dạng, hấp dẫn

Marvin J.Burns và các cộng sự

DDCD2 Trường có chất lượng đào tạo tốt

Marvin J.Burns và các cộng sự

DDCD3 Trường có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cho sinh viên theo học một cách tốt nhất

Marvin J.Burns và các cộng sự

DDCD4 Trường có học phí thấp phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình

Marvin J.Burns và các cộng sự

DDCD5 Trường có chế độ học bổng và các chính sách ưu đãi cho sinh viên theo học

Marvin J.Burns và các cộng sự

DDCD6 Trường có ký túc xá hỗ trợ chỗ ở cho sinh viên

Marvin J.Burns và các cộng sự

DDCD7 Truờng có vị trí địa lý phù hợp, thuận lợi cho việc đi lại và học tập của sinh viên

Marvin J.Burns và các cộng sự

DDCD8

Trường có các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động văn nghệ, TDTT,... thu hút sinh viên.

Marvin J.Burns và các cộng sự

5 Các yếu tố về cơ hội trúng tuyển

TT1

Truờng có điểm chuẩn tuyển sinh thấp, cơ hội trúng tuyển cao

Marvin J.Burns và các cộng sự

TT2

Kết quả của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm học 2017 - 2018 bản thân làm bài khá tốt nên tự tin trúng tuyển

Ý kiến đóng góp của chuyên gia

TT3 Truờng có cách thức tuyển sinh phù hợp với khả năng của bạn

Michael Borchert

TT4 Trường có số lượng chỉ tiêu nhiều hơn so với các trường khác nên dễ trúng tuyển hơn

Đoàn Cao Thành Long

6 Các yếu tố về nỗ lực giao tiếp với học sinh

GT1 Trường tổ chức các buổi đến tham quan thực tế tại trường cho học sinh THPT

Joseph Sia Kee Ming

GT2

Thông tin về trường được giới thiệu đến các học sinh trong các hoạt động tư vấn tuyển sinh tại các trường THPT

Marvin J.Burns và các cộng sự

GT3 Thông tin tuyển sinh được cập nhật thường xuyên, liên tục trên website của trường

Joseph Sia Kee Ming

GT4 Trường có thơng tin qua các phương tiện truyền thơng như tivi, radio

Marvin J.Burns và các cộng sự

GT5 Trường có quảng cáo thơng tin tuyển sinh trên báo, tạp chí, các tài liệu in ấn khác,…

Marvin J.Burns và các cộng sự

GT6 Trường đại học có tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT

Marvin J.Burns và các cộng sự

7 Các yếu tố về cơ hội trong tương lai

CH1 Cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường

Nguyễn Phương Toàn

CH2 Cơ hội có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp ra trường

Nguyễn Phương Toàn

CH3 Cơ hội được tiếp tục học tập lên cao hơn trong tương lai

Nguyễn Phương Tồn

CH4 Cơ hội có được địa vị cao trong xã hội, được mọi người kính nể

Nguyễn Phương Toàn

8 Quyết định chọn trường Đại học

HL1 Bạn quyết định chọn truờng đại học phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của bạn

Đoàn Cao Thành Long

HL2 Bạn quyết định chọn trường đại học theo ý kiến của những người khác

Michael Borchert

HL3 Bạn quyết định chọn trường đại học có điểm chuẩn đầu vào phù hợp với khả năng của bạn

Đoàn Cao Thành Long

HL4 Bạn quyết định chọn trường đại học có các điều kiện học tốt và cơ hội tương lai cao

Đoàn Cao Thành Long

HL5 Bạn có hài lịng với quyết định chọn trường của mình

Đồn Cao Thành Long

Tóm tắt chương

Trong chương này, tác giả đã trình bày khái quát một số nghiên cứu có liên quan đến việc chọn đại học của các tác giả trong và ngồi nước. Từ đó, giả của nghiên cứu này đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trích dẫn các thang đo trong nghiên cứu được sử dụng từ nguồn nào trong các nghiên cứu trước đây.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3.1. Quy trình nghiên cứu 3.1. Quy trình nghiên cứu

Để đánh giá các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT trên địa bàn của tỉnh Bến Tre. Trong phạm vi đề tài

Nghiên cứu định lượng (n=300) Thang đo chính Cronbach’s alpha Phân tích nhân tố

Kiểm tra tương quan biến tổng, kiểm tra hệ số Cronbach’s alpha Điều chỉnh Thảo luận nhóm (n = 20) Thang đo nháp Cơ sở lý thuyết Kiểm tra trọng số EFA Thang đo hồn chỉnh

Phân tích hồi quy tuyến tính

Thảo luận kết quả, kết luận và đề xuất Kiểm định mơ hình, kiểm định giả thuyết nghiên cứu Ý kiến chuyên gia

này, tác giả thực hiện nghiên cứu thông qua khảo sát mẫu và được tiến hành theo các bước:

- Nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp chun gia nhằm xây dựng mơ hình cho nghiên cứu định lượng.

- Thiết kế thang đo các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học. Kiểm định thang đo và kiểm định mơ hình các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học.

- Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc khảo sát 300 học sinh vừa trải qua kỳ thi THPT Quốc gia năm học 2017 – 2018. Các mẫu được lấy tại một số trường đại học có nhiều sinh viên năm nhất trong năm học 2018 – 2019 đang theo học và các học sinh này có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bến Tre.

3.1.1 Nghiên cứu định tính

Trong nghiên cứu này, nội dung nghiên cứu định tính nhằm khám phá và hiệu chỉnh các thang đo, xây dựng bảng hỏi phỏng vấn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Đồng thời, kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp chuyên gia để xem các yếu tố có phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và có phù hợp với bảng hỏi hay không.

Sau khi thực hiện các bước nghiên cứu với phương pháp điều tra định tính, tác giả sẽ hoàn thiện các khâu từ thiết kế các biến đến việc hoàn thành bảng hỏi để phù hợp với mơ hình nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu.

Các câu hỏi khảo sát được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá tác động của các yếu tố đến việc chọn trường với các mức độ từ 1 đến 5 cho từng câu hỏi: mức 1 là “rất không đồng ý”, mức 2 là “không đồng ý”, mức 3 là “bình thường”, mức 4 là “đồng ý”, mức 5 là “rất đồng ý”.

Tiến hành khảo sát thử nghiệm với lượng mẫu nhỏ (khoảng 20 mẫu), sau đó tiến hành nhập tin, phân tích kết quả từ mẫu thu thập được bằng phần mềm SPSS để tính độ tin cậy của bảng hỏi thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Từ đó, tiến hành loại bỏ hoặc điều chỉnh đối với những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ

hơn 0.3. Bảng hỏi sẽ được tiến hành điều tra thực tế khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn hoặc bằng 0.6).

Bên cạnh đó, bảng câu hỏi cũng bổ sung thêm thang đo định danh để xác định các biến huyện, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn gia đình, thu nhập gia đình, thời gian lựa chọn trường đại học của các học sinh.

3.1.2. Nghiên cứu định lượng 3.1.2.1 Đối tượng khảo sát 3.1.2.1 Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là những em học sinh vừa trải qua kỳ thi THPT Quốc gia năm học 2017 – 2018, chuẩn bị bước vào năm thứ nhất các trường đại học và có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bến Tre. Do thời gian có hạn, nên việc lấy mẫu sẽ tiến hành tại một số trường đại học có số lượng lớn các em sinh viên năm nhất là người Bến Tre theo học. Các em này là những học sinh vừa tốt nghiệp THPT Quốc gia và vào thời điểm thu thập dữ liệu cũng là lúc các em vừa bước vào năm học đầu tiên của bậc học đại học.

3.1.2.2 Kích cỡ mẫu

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, cỡ mẫu càng lớn càng tốt. Theo Hair & ctg (1998), để phân tích nhân tố khám phá (EFA) tốt nhất là phải có 5 mẫu trên một biến quan sát. Bên cạnh đó, Tabachnick & Fidell (1996) cho rằng để phân tích hồi quy tốt nhất thì cỡ mẫu phải đảm bảo theo điều kiện sau:

n >= 8m + 50 Trong đó:

n: cỡ mẫu

m: số biến độc lập của mơ hình

Trong mơ hình nghiên cứu này thì số biến độc lập là 7, khi đó cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu sẽ là: n >= 8 x 7 + 50 = 106 (mẫu).

Tuy nhiên, để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu tác giả quyết định chọn cỡ mẫu lớn hơn mức tối thiểu và chọn với số lượng là 300 mẫu.

3.1.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

Sau khi đã hoàn thành xong việc xác định cỡ mẫu và cách thức tiến hành lấy mẫu, tác giả sẽ tiến hành việc thu thập dữ liệu thực tế tại các trường đã được chọn sẵn. Thông tin dữ liệu được thu thập qua điều tra các học sinh bằng cách tiến hành phỏng vấn tại những địa điểm có thể gặp trực tiếp đối tượng và nằm trong phạm vi nghiên cứu.

3.2 Hệ số tin cậy Cronbachs Alpha

Dữ liệu thu thập sẽ được kiểm tra bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Hệ số này được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo hay sự chặt chẽ giữa các biến trong bảng câu hỏi. Các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha để loại những biến quan sát khơng có tác dụng đo lường. Những biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng (Corrected Item- Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được (Nunally, 1978); Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Thơng thường, thang đó có Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8 thì thang đo lường có thể sử dụng được; hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8 là thang đo lường tốt. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha trước khi loại biến phải nhỏ hơn sau khi loại biến. Tuy nhiên, khi hệ số này quá lớn (α > 0.95) cho thấy sẽ có sự trùng lặp trong đo lường.

3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Dữ liệu thu thập sau khi được kiểm tra bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và loại đi những biến không đảm bảo độ tin cậy, tiếp theo sẽ sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA để giảm bớt hay tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu, thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có quan hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản.

Trong phân tích nhân tố khám phá, giá trị KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số được sử dụng để kiểm tra sự phù hợp của phân tích nhân tố. Giá trị của KMO

phải có giá trị nằm trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới phù hợp; Nếu giá trị này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố trong trường hợp này có thể khơng phù hợp với các dữ liệu đã thu thập được.

Ngồi ra, phân tích nhân tố còn dựa vào hệ số Eigenvalue là đại lượng đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1.

Một nội dung khác cũng rất quan trọng cần xét đến trong bảng kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (Factor matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số tải nhân tố của tất cả các biến đối với các nhân tố được rút ra. Hệ số tải nhân tố (factor loading) là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Phương pháp trích hệ số được sử dụng là Principal Component Analysis với phép xoay varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1. Những biến quan sát có hệ số tải (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại (dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Thang đo được chấp nhận khi phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.

3.4 Mơ hình hồi quy đa biến và kiểm định mơ hình

Mơ hình hồi quy có dạng như sau:

i ni n i i i X X X Y  0  1 1  2 2 ...   Trong đó: Yi : biến phụ thuộc β0: hệ số chặn

βi: hệ số hồi quy thứ i εi: sai số biến độc lập thứ i Xi: biến độc lập ngẫu nhiên

Kiểm định sự phù hợp của mơ hình:

Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định về sự phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với tồn bộ tập hợp các biến độc lập hay khơng.

Giả thuyết nghiên cứu:

H0: Khơng có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Mức ý nghĩa kiểm định là 5%

Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết: Nếu Sig <=0.05: Bác bỏ giả thuyết H0

Nếu Sig > 0.05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0

Kiểm định đa cộng tuyến:

Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có sự tương quan chặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)