CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4 Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong phân tích hồi quy
Giả định đầu tiên cần kiểm tra đó là giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập cũng như hiện tượng phương sai thay đổi. Sử dụng phương pháp biểu đồ phân tán Scatterplot với giá trị phần dư chuẩn hóa (Standarized residual) trên trục tung và giá trị dự đốn chuẩn hóa (Standarized predicted value) trên trục hồnh.
Hình 4.1: Đồ thị phân tán Scatterplot
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả năm 2018)
Nhìn vào hình 4.1 ta thấy, các giá trị phần dư phân tán ngẫu nhiên trong vùng quanh đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo ta bất cứ hình dạng nào. Điều này chứng tỏ rằng giả thuyết về quan hệ tuyến tính cũng như hiện tượng phương sai thay đổi không bị vi phạm.
Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả năm 2018)
Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ở hình 4.2 cho ta thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev. = 0.990). Vì vậy, có thể kết luận rằng giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Hình 4.3: Đồ thị tần số P-P Plot
Đồ thị tần số P=P Plot trong hình 4.3 cho chúng ta thấy, các giá trị quan sát không phân tán quá xa so với đường thẳng kỳ vọng. Vì thế, ta có thể kết luận rằng giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Tiến hành kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách sử dụng chỉ số VIF (hay cịn gọi là hệ số phóng đại phương sai). Thơng thường, nếu VIF của một biến nào đó > 10 thì biến này hầu như khơng có giá trị giải thích biến phụ thuộc trong mơ hình (Hair&ctg, 2006). Nếu VIF của một biến bất kỳ < 2, xem như không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Trong trường hợp này hệ số VIF của tất cả các nhân tố đều < 2. Như vậy, đối với tất cả các nhân tố đều không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Tóm tắt
Trong chương 4, tác giả đã kiểm định thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, kết quả các nhân tố đều đảm bảo độ tin cậy. Sau đó, tác giả thực hiện phân tích nhân tố và rút được 7 yếu tố tác động đến quyết định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre về việc chọn trường đại học đó là: “nỗ lực giao tiếp với học sinh” “danh tiếng trường đại học”, “ đặc điểm cá nhân của học sinh”, “cơ hội trong tương lai”, “cơ hội trúng tuyển”, “đặc điểm cố định của trường đại học” và “cá nhân có ảnh hưởng”. Hàm hồi quy cho thấy trong 7 nhân tố được rút ra từ việc phân tích nhân tố khám phá EFA thì có 6 nhân tố tác động một cách có ý nghĩa đến sự hài lòng của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Bến Tre về trường việc chọn trường đại học.