(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả năm 2018)
Nhìn vào hình 4.1 ta thấy, các giá trị phần dư phân tán ngẫu nhiên trong vùng quanh đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo ta bất cứ hình dạng nào. Điều này chứng tỏ rằng giả thuyết về quan hệ tuyến tính cũng như hiện tượng phương sai thay đổi không bị vi phạm.
Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả năm 2018)
Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ở hình 4.2 cho ta thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev. = 0.990). Vì vậy, có thể kết luận rằng giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Hình 4.3: Đồ thị tần số P-P Plot
Đồ thị tần số P=P Plot trong hình 4.3 cho chúng ta thấy, các giá trị quan sát không phân tán quá xa so với đường thẳng kỳ vọng. Vì thế, ta có thể kết luận rằng giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Tiến hành kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách sử dụng chỉ số VIF (hay cịn gọi là hệ số phóng đại phương sai). Thơng thường, nếu VIF của một biến nào đó > 10 thì biến này hầu như khơng có giá trị giải thích biến phụ thuộc trong mơ hình (Hair&ctg, 2006). Nếu VIF của một biến bất kỳ < 2, xem như không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Trong trường hợp này hệ số VIF của tất cả các nhân tố đều < 2. Như vậy, đối với tất cả các nhân tố đều không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Tóm tắt
Trong chương 4, tác giả đã kiểm định thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, kết quả các nhân tố đều đảm bảo độ tin cậy. Sau đó, tác giả thực hiện phân tích nhân tố và rút được 7 yếu tố tác động đến quyết định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre về việc chọn trường đại học đó là: “nỗ lực giao tiếp với học sinh” “danh tiếng trường đại học”, “ đặc điểm cá nhân của học sinh”, “cơ hội trong tương lai”, “cơ hội trúng tuyển”, “đặc điểm cố định của trường đại học” và “cá nhân có ảnh hưởng”. Hàm hồi quy cho thấy trong 7 nhân tố được rút ra từ việc phân tích nhân tố khám phá EFA thì có 6 nhân tố tác động một cách có ý nghĩa đến sự hài lòng của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Bến Tre về trường việc chọn trường đại học.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận 5.1 Kết luận
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Qua đó, đánh giá tác động của từng yếu tố, xem yếu tố nào tác động mạnh, tác động yếu đến việc chọn trường của các em. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm hỗ trợ công tác tuyển sinh đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ chỉ ra một số đặc điểm riêng của các em học sinh của tỉnh Bến Tre trong việc chọn trường đại học, từ đó các trường sẽ có hướng tư vấn, hướng nghiệp cụ thể và hiệu quả với riêng học sinh các trường trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Nghiên cứu được thực hiện từ những yêu cầu đặt ra đối với địa phương là hàng năm số lượng sinh viên tốt nghiệp khá nhiều nhưng tỷ lệ thất nghiệp cũng như tỷ lệ phải làm những công việc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo khá nhiều (đặc biệt là sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm). Với những trăn trở đó, tác giả tiến hành tham khảo các lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, từ đó tiến hành thực hiện đề tài.
Trên cơ sở mơ hình nghiên cứu đề xuất và việc kiểm định thang đo các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Kết quả cho thấy sau khi phân tích nhân tố (EFA) đã rút trích được 7 nhân tố và sau khi loại các biến quan sát khơng đạt u cầu thì cịn lại 30 biến. Khi đưa vào mơ hình hồi quy tuyến tính bội nhằm lượng hóa tác động của các nhân tố đến quyết định chọn trường đại học của học sinh thì có 6 yếu tố tác động có ý nghĩa đến việc chọn trường của học sinh. Kết quả của mơ hình cho thấy 50.9% sự biến thiên của việc chọn trường đại học được giải thích bởi 6 yếu tố là: danh tiếng trường đại học; cơ hội trong tương lai; đặc điểm cá nhân của học sinh, đặc điểm cố định của trường đại học, cơ hội trúng tuyển và yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng. Với kết quả nghiên cứu thì các em rất xem trọng “các cơ hội trong tương lai” và đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc chọn trường của học sinh. Yếu tố danh tiếng trường đại học có tác động ít nhất đến việc chọn trường của các học sinh.
5.2 Đề xuất, khuyến nghị
Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài này, tác giả có một số đề xuất, khuyến nghị như sau:
- Sở giáo dục cần rà soát, thống kê số lượng sinh viên tốt nghiệp của từng trường tìm được việc làm phù hợp sau khi ra trường để các em học sinh có cơ sở xem xét quyết định chọn trường đại học.
- Sở giáo dục cần tăng cường tiếp xúc với phụ huynh học sinh, hướng dẫn và giới thiệu các trường đại học có uy tín, chất lượng để phụ huynh có tác động đến các em.
- Các giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu nắm bắt thơng tin về điểm chuẩn, chương trình học, cơ hội việc làm của các trường thông qua các cựu học sinh để làm cơ sở giúp đỡ các em học sinh lớp 12 hàng năm.
- Các trường phổ thông nên mời các cựu sinh viên từng theo học tại trường và đang có nhiều thành tựu trong hiện tại đi hướng nghiệp cho học sinh. Khơng gì thuyết phục cụ thể và mạnh mẽ bằng người thật, việc thật. Đây sẽ là công cụ quan trọng tác động việc chọn trường của các em.
- Các trường đại học cần tìm dẫn chứng về các gương thành cơng từng theo học tại trường và hiện tại đang là những người thành cơng trong xã hội. Qua đó, các em thấy có sự tin tưởng, sự an tâm khi lựa chọn trường.
- Các trường đại học cần xây dựng liên kết đào tạo các chương trình học cao hơn để đáp ứng nhu cầu học lên cao hơn của các sinh viên.
Các trường đại học cần xây dựng hình ảnh trẻ trung, năng động, xây dựng đội ngũ giảng viên có tâm, có tầm và có uy tín trong giới học thuật. Các em học sinh sẽ thấy an tâm với kiến thức được truyền đạt từ những thầy cơ đó, từ đó sẽ quyết định chọn theo học tại trường.
- Các trường đại học cần tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp đối với các phụ huynh song song với việc tư vấn các em học sinh. Sự tác động của gia đình, người thân cũng có ý nghĩa quan trọng trong quyết định chọn trường của các em.
- Trường cần cam kết và mở rộng chế độ học bổng cũng như miễn giảm học phí đến một số đối tượng ngoài các đối tượng theo quy định hiện hành. Học bổng càng cao càng kích thích các em phấn đấu, chính sách miễn giảm càng nhiều càng giảm bớt áp lực tài chính cho các em và gia đình các em. Từ đó sẽ tác động đến việc lựa chọn trường đại học của các em.
- Tăng số lượng tuyển sinh đối với những ngành mà xã hội đang cần, trường nào với số lượng tuyển sinh nhiều hơn các trường khác đối với những ngành đang có nhu cầu xã hội cao thì khả năng các em lựa chọn đăng ký vào trường đó sẽ cao hơn.
- Trường cần thường xuyên thực hiện các khảo sát nhằm xác định các yếu tố tác động đến học sinh từng tỉnh để có những định hướng phù hợp với đặc điểm cá nhân của học sinh mỗi tỉnh, từ đó có các hoạt động hướng nghiệp phù hợp và mang lại hiệu quả mong muốn.
5.3 Những hạn chế của nghiên cứu
Hạn chế của việc lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện, dữ liệu thu thập được có thể bị ảnh hưởng một phần bởi chưa mang tính tổng quát cao khi tác giả chỉ có thể thực hiện tại một số trường đại học có học sinh là người quê Bến Tre đang theo học nhiều.
Mơ hình nghiên cứu chỉ giải thích được 50.9% các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Nguyên nhân có thể là do số lượng mẫu nhỏ hoặc do một số yếu tố khác có ảnh hưởng mà vẫn chưa được đưa vào mơ hình nghiên cứu. Thang đo cần được nghiên cứu hoàn thiện hơn và triển khai với số lượng mẫu lớn hơn nhằm có thể tìm ra các biến tiềm ẩn khác có thể tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Đoàn Cao Thành Long, 2015. Các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên và Huỳnh Thị Kim Tuyết, 2011. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn Trường Đại học Mở TPHCM. Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Phương Toàn, 2011. Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Luận văn thạc sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Trần Văn Quý, Cao Hào Thi, 2009. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thơng. Tạp chí phát triển khoa học
& công nghệ, số 15-2009, tháng 12, trang 87-102.
Tài liệu tiếng Anh
1. Borchert M (2002), Career choice factors of high school students,
University of Wisconsin-Stout, USA.
2. Joseph Sia Kee Ming, 2010. Institutional Factors Influencing Students’ College Choice Decision in Malaysia: A Conceptual Framework International
Journal of Business and Social Science, Vol. 1 No. 3, 2010.
3. Karl Wagner and Yousefi Fard, 2009. Factors Influencing Malaysian Students’ Intention to Study at a Higher Educational Institution, E-Leader Kuala Lumpur.
4. Marvin J. Burns (2006), Factors influencing the college choice of african-
american students admitted to the college of agriculture, food and natural resources. A Thesis presented to the Faculty of the Graduate School. University of
Missouri-Columbia, USA.
5. Ruth E. Kallio (1995), Factors influencing the college choice decisions of graduate students. Research in Higher Education, Vol.36, No.1
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH CHUYÊN GIA
STT Họ và tên Đơn vị công tác Chức vụ
03 Hà Văn Sơn Trường Đại học Kinh tế TPHCM
Phó Trưởng khoa Tốn - Thống kê 04 Hoàng Trọng Trường Đại học Kinh tế
TPHCM
Giảng viên khoa Toán - Thống kê 03
Lê Ngọc Bửu
Sở Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Bến Tre Giám đốc 04 Lê Văn Chính Sở Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Bến Tre Phó Giám đốc 05 Võ Văn Tài Trường Đại học Cần Thơ Phó Trưởng khoa,
khoa KHTN
06 Lâm Hoàng Chương Trường Đại học Cần Thơ Phó Trưởng bộ mơn Toán, khoa KHTN 07 Nguyễn Tiến Dũng Cục Thống kê Bến Tre Cục trưởng
08 Nguyễn Văn Quốc Cục Thống kê Bến Tre Phó Cục trưởng 09 Lê Minh Quang Cục Thống kê Bến Tre Phó Cục trưởng
PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT
Chào bạn, mình tên là Nguyễn Văn Hiếu, hiện mình đang là học viên lớp Thạc sĩ Thống kê của trường Đại học Kinh tế TPHCM. Hiện mình đang nghiên cứu để thực hiện đề tài “Các yếu tố tác động đến việc chọn trường Đại học của học sinh lớp
12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre”. Mình hy vọng nhận được sự đóng góp và
giúp đỡ của các bạn thông qua việc trả lời một số câu hỏi dưới đây.
Các câu hỏi này khơng nhằm mục đích trả lời “ đúng ” hay “ sai ” mà chỉ nhằm tham khảo ý kiến, cảm nhận của riêng bạn. Hy vọng bạn sẽ trả lời thật đúng với suy nghĩ của bạn, mình xin cam đoan rằng mọi thông tin mà bạn cung cấp chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và không được tiết lộ với bất kỳ ai với bất kỳ mục đích nào khác.
Mình xin phép bắt đầu phỏng vấn Câu 1: Bạn đến từ huyện nào
Thành phố Bến Tre Châu Thành Chợ Lách Mỏ Cày Nam Giồng Trơm Bình Đại Ba Tri Thạnh Phú Mỏ Cày Bắc
Câu 2: Bạn hiện tại được bao nhiêu tuổi tròn
Tuổi:………………………………
Câu 3: Giới tính Nam Nữ
Câu 4: Bạn đã bắt đầu lựa chọn trường Đại học để đăng ký xét tuyển từ khi nào
Trước khi vào học THPT Từ khi vào học lớp 10
Câu 5: Nơi cư trú của gia đình bạn:
Thành thị Nông thôn Câu 6: Gia đình bạn có cơ sản xuất kinh doanh khơng?
Có Không Câu 7: Tồng thu nhập của gia đình bạn
Dưới 5 triệu/tháng Từ 5 - dưới 10 triệu/tháng Từ 10 - 30 triệu/tháng Trên 30 triệu/tháng
Câu 8: Nghề nghiệp chính của gia đình bạn
Nông dân Cán bộ, công chức, viên chức Công nhân Buôn bán
Nghề tự do Khác (ghi rõ):…………………. Câu 9: Trình độ học vấn cao nhất của cha hoặc mẹ của bạn:
Dưới THPT THPT TC CĐ, ĐH Thạc sĩ Trên thạc sĩ Câu 10: Các yếu tố tác động đến việc bạn chọn trường đại học
(Đánh dấu X vào ô trống theo mức độ lựa chọn của bạn:
1. Rất không đồng ý; 2. Khơng đồng ý; 3. Bình thường khơng đồng ý cũng khơng phản đối; 4. Đồng ý; 5. Rất đồng ý).
STT Các yếu tố tác động đến việc chọn trường Đại học
Mức độ đồng ý
1 2 3 4 5
1 Yếu tố về sự định hướng của cá nhân có ảnh hưởng
AH1 Theo ý kiến của người thân trong gia đình AH2 Theo ý kiến của thầy, cô giáo chủ nhiệm,
giáo viên hướng nghiệp ở trường THPT AH3 Theo ý kiến của bạn bè, người quen
AH4 Theo lời khuyên của các chuyên gia, người tư vấn hướng nghiệp
2 Yếu tố về đặc điểm cá nhân của học sinh
DDCN1 Trường có ngành đào tạo phù hợp với sở thích cá nhân
DDCN2 Trường có ngành đào tạo phù hợp với năng lực bản thân
DDCN3 Học lực của bản thân đủ khả năng để vào học trường này
DDCN4 Sức khỏe của bản thân có thể đảm bảo trước áp lực cao về chương trình học tại trường
3 Yếu tố về danh tiếng của truờng đại học
DT1 Trường có danh tiếng, thương hiệu
DT2 Trường có đội ngũ giảng viên nổi tiếng dạy giỏi
DT3
Trường có nhiều người từng theo học, hiện nay là những người thành công trong xã hội
DT4
Trường đã được nhiều sinh viên từng theo học đánh giá cao về chất lượng
4 Yếu tố về đặc điểm cố định trường đại học
DDCD1 Trường có các ngành đào tạo đa dạng, hấp dẫn DDCD2 Trường có chất lượng đào tạo tốt
DDCD3
Trường có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cho sinh viên theo học một cách tốt nhất
DDCD4 Trường có học phí thấp phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình
DDCD5 Trường có chế độ học bổng và các chính sách ưu đãi cho sinh viên theo học
DDCD6 Trường có ký túc xá hỗ trợ chỗ ở cho sinh viên DDCD7 Truờng có vị trí địa lý phù hợp, thuận lợi
cho việc đi lại và học tập của sinh viên DDCD8
Trường có các hoạt động ngoại khố, các hoạt động văn nghệ, TDTT,... thu hút sinh viên.
5 Yếu tố về cơ hội trúng tuyển
TT1
Truờng có điểm chuẩn tuyển sinh thấp, cơ hội trúng tuyển cao
TT2
Kết quả của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm học 2017 - 2018 bản thân làm bài khá tốt nên tự tin trúng tuyển
TT3 Truờng có cách thức tuyển sinh phù hợp với khả năng của bạn
TT4 Trường có số lượng chỉ tiêu nhiều hơn so