CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
4.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Đối với tất cả các biến đạt yêu cầu và đạt độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố (EFA) thì các biến quan sát yêu cầu phải thõa mãn các điều kiện sau:
- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải có giá trị lớn hơn 0.5 và nằm giữa khoảng giá trị từ 0 tới 1 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett (sig.<=0.05).
- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) >=0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn (theo Hair & ctg (1998, 111).
- Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích (Cumulative %) >=50% và hệ số Eigenvalue có giá trị lớn hơn 1.
Thang đo các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học:
Tất cả 34 biến sau bước kiểm định thang đo thì có 32 biến đạt u cầu, tác giả bắt đầu tiến hành phân tích nhân tố (EFA) và có được kết quả sau:
Kết quả kiểm định KMO & Bartlett's trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO khá cao (KMO = 0.893 > 0.5); điều này chứng tỏ các biến tác giả đưa vào phân tích nhân tố là có ý nghĩa và mơ hình phân tích phù hợp với các giả thuyết đã đề ra.
Tiếp theo kiểm định tương quan biến (Bartlett's Test of Sphericity) có giá trị gần bằng 0 (Sig. = 0.000 < 0.05). Điều này cho thấy giả thuyết H0 là các biến khơng có tương quan với nhau đã bị bác bỏ, chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố trong nghiên cứu này là hồn tồn phù hợp.
KMO and Bartlett's Test
Kiểm định KMO .893
Kiểm định Bartlett's
Approx. Chi-Square 4736.721
df 496
Sig. .000
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định KMO & Bartlett’s Test
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả năm 2018)
Tiêu chuẩn tiếp theo để xác định các biến phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố đó là xác định hệ số tải nhân tố của các biến, hệ số tải nhân tố của các biến đều phải lớn hơn 0.5.
Trong lần phân tích nhân tố đầu tiên, tác giả nhận thấy biến DDCD1 và biến DDCD3 có hệ số tải nhân tố <0.5 nên phải loại biến DDCD1 và biến DDCD3. Như vậy, sau lần phân tích nhân tố đầu tiên thì biến DDCD1 và biến DDCD3 sẽ bị loại ra trong lần phân tích nhân tố tiếp theo. Các biến cịn lại tiếp tục đưa vào trong lần phân tích nhân tố tiếp theo.
Trong lần phân tích nhân tố thứ hai và cũng là lần phân tích nhân tố cuối thì hệ số tải nhân tố của các biến đều lớn hơn 0.5 và không cùng lúc mang từ 2 hệ số tải nhân tố trở lên nên khơng có thêm biến nào bị loại.
Tiêu chuẩn tiếp theo cần phải xem xét là hệ số Eigenvalue, tác giả nhận thấy có 7 nhân tố đầu vào được rút ra, điều đó có nghĩa là có 7 nhân tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Với 7 nhân tố được giữ lại giải thích được 64.922% sự biến thiên của dữ liệu (> 50% nên đã đạt yêu cầu).
MA TRẬN XOAY NHÂN TỐ Biến quan sát Hệ số tải nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 AH1 .671 AH2 .843 AH3 .755 AH4 .545 DDCN1 .838 DDCN2 .816 DDCN3 .726 DT1 .806 DT2 .737 DT3 .792 DT4 .722
DDCD2 .594 DDCD5 .647 DDCD6 .722 DDCD7 .710 DDCD8 .664 TT1 .645 TT2 .759 TT3 .693 TT4 .762 GT1 .691 GT2 .798 GT3 .563 GT4 .745 GT5 .787 GT6 .817 CH1 .773 CH2 .810 CH3 .545 CH4 .693
Bảng 4.13: Kết quả phân tích nhân tố EFA
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả năm 2018)
Sau khi rút trích được 7 nhân tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre, tác giả sẽ tiến hành xem xét 30 biến của mơ hình sẽ tương ứng với 7 nhân tố đã được rút trích. Để thuận tiện cho việc sắp xếp các biến vào các nhân tố phù hợp và chính xác nhất, tác giả dựa vào ma trận
xoay nhân tố để gom các biến trong từng nhân tố lại với nhau. Dựa vào ma trận xoay nhân tố, tác giả có được các biến trong từng nhân tố như sau:
Nhân tố
Tên
biến Diễn giải
Tên nhân tố được
rút ra
X1
GT1 Trường tổ chức các buổi đến tham quan thực tế tại trường cho học sinh THPT.
NỖ LỰC GIAO TIẾP VỚI HỌC SINH GT2
Thông tin về trường được giới thiệu đến các học sinh trong các hoạt động tư vấn tuyển sinh tại các trường THPT.
GT3 Thông tin tuyển sinh được cập nhật thường xuyên, liên tục trên website của trường.
GT4 Trường có thơng tin qua các phương tiện truyền thơng như tivi, radio.
GT5 Trường có quảng cáo thơng tin tuyển sinh trên báo, tạp chí, các tài liệu in ấn khác,…
GT6 Trường đại học có tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT.
X2
DT1 Trường có danh tiếng, thương hiệu.
DANH TIẾNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
DT2 Trường có đội ngũ giảng viên nổi tiếng dạy giỏi. DT3 Trường có nhiều người từng theo học, hiện nay là
những người thành công trong xã hội.
DT4 Trường đã được nhiều sinh viên từng theo học đánh giá cao về chất lượng.
DDCD2 Trường có chất lượng đào tạo tốt.
X3
CH1 Cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường CƠ HỘI
TRONG TƯƠNG
LAI
CH2 Cơ hội có thu nhập cao sau khi tốt nghiệp ra trường
CH3 Cơ hội được tiếp tục học tập lên cao hơn trong tương lai
CH4 Cơ hội có được địa vị cao trong xã hội, được mọi người kính nể
X4
DDCN1 Trường có ngành đào tạo phù hợp với sở thích cá nhân. ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA HỌC SINH
DDCN2 Trường có ngành đào tạo phù hợp với năng lực bản thân.
DDCN3 Học lực của bản thân đủ khả năng để vào học trường này.
X5
DDCD5
Trường có chế độ học bổng và các chính sách
ưu đãi cho sinh viên theo học ĐẶC ĐIỂM CỐ ĐỊNH
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
DDCD6 Trường có ký túc xá hỗ trợ chỗ ở cho sinh viên. DDCD7 Truờng có vị trí địa lý phù hợp, thuận lợi cho
việc đi lại và học tập của sinh viên.
DDCD8 Trường có các hoạt động ngoại khố, các hoạt động văn nghệ, TDTT,... thu hút sinh viên.
X6
TT1 Trường có điểm chuẩn tuyển sinh thấp, cơ hội trúng tuyển cao
CƠ HỘI TRÚNG TUYỂN
TT2
Kết quả của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm học 2017 - 2018 bản thân làm bài khá tốt nên tự tin trúng tuyển.
TT3 Truờng có cách thức tuyển sinh phù hợp với khả năng của bạn.
TT4 Trường có số lượng chỉ tiêu nhiều hơn so với các trường khác nên dễ trúng tuyển hơn.
X7
AH1 Theo ý kiến của người thân trong gia đình
CÁ NHÂN CĨ ẢNH HƯỞNG
AH2 Theo ý kiến của thầy, cô giáo chủ nhiệm, giáo viên hướng nghiệp ở trường THPT
AH3 Theo ý kiến của bạn bè, người quen
AH4 Theo lời khuyên của các chuyên gia, người tư vấn
Bảng 4.14: Phân nhóm nhân tố tác động đến việc chọn trường đại học
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả năm 2018)
Thang đo sự hài lòng của học sinh khi chọn trường đại học
Thang đo sự hài lòng của học sinh trong việc lựa chọn trường đại học được thể hiện qua 5 biến quan sát HL1, HL2, HL3, HL4 và HL5. Kết quả được thể hiện trong hình 4.15 về việc kiểm tra độ tin cậy bằng việc sử dụng Cronbach’s Alpha thì tất cả các biến đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3, vì thế các biến đều đạt yêu cầu cho bước phân tích tiếp theo.
Thang đo Yếu tố
Hệ số tương quan biến - tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Độ tin cậy Cronbach’s Alpha SỰ HÀI LÒNG CỦA HỌC SINH HL1 .567 .742 .785 HL2 .448 .784 HL3 .592 .734 HL4 .595 .733 HL5 .614 .727
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định thang đo sự hài lòng của học sinh
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả năm 2018)
Với 5 biến trên, tác giả tiến hành phân tích nhân tố. Kết quả trong bảng 4.16 cho thấy, tất cả đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 nên các biến quan sát đều quan trọng trong nhân tố sự hài lòng của học sinh về việc chọn trường đại học. Hệ số
KMO bằng 0.813 điều này chứng tỏ các biến tác giả đưa vào phân tích nhân tố là có ý nghĩa và mơ hình phân tích phù hợp với các giả thuyết đã đề ra. Kiểm định tương quan biến (Bartlett's Test of Sphericity) có giá trị gần bằng 0 (Sig. = 0.000 < 0.05). Điều này cho thấy giả thuyết H0 là các biến khơng có tương quan với nhau đã bị bác bỏ, điều này chứng tỏ dự liệu dùng để phân tích nhân tố là hồn tồn phù hợp. Tổng phương sai trích bằng 54.266% >50% và hệ số Eigenvalue =2.713 > 1 nên thang đo trong trường hợp này được chấp nhận.
KMO and Bartlett's Test
Kiểm định KMO .813
Kiểm định Bartlett's
Approx. Chi-Square 390.854
df 10
Sig. .000
Biến quan sát Hệ số tải nhân tố Giá trị Eigenvalues Tổng phương sai trích HL1 .739 2.713 54.266 HL2 .621 HL3 .761 HL4 .768 HL5 .783
Bảng 4.16: Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo sự hài lịng của học sinh
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu khảo sát của tác giả năm 2018)