Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.1. Quy trình nghiên cứu

3.1.1 Nghiên cứu định tính

Trong nghiên cứu này, nội dung nghiên cứu định tính nhằm khám phá và hiệu chỉnh các thang đo, xây dựng bảng hỏi phỏng vấn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Đồng thời, kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp chuyên gia để xem các yếu tố có phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và có phù hợp với bảng hỏi hay không.

Sau khi thực hiện các bước nghiên cứu với phương pháp điều tra định tính, tác giả sẽ hoàn thiện các khâu từ thiết kế các biến đến việc hoàn thành bảng hỏi để phù hợp với mơ hình nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu.

Các câu hỏi khảo sát được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá tác động của các yếu tố đến việc chọn trường với các mức độ từ 1 đến 5 cho từng câu hỏi: mức 1 là “rất không đồng ý”, mức 2 là “không đồng ý”, mức 3 là “bình thường”, mức 4 là “đồng ý”, mức 5 là “rất đồng ý”.

Tiến hành khảo sát thử nghiệm với lượng mẫu nhỏ (khoảng 20 mẫu), sau đó tiến hành nhập tin, phân tích kết quả từ mẫu thu thập được bằng phần mềm SPSS để tính độ tin cậy của bảng hỏi thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Từ đó, tiến hành loại bỏ hoặc điều chỉnh đối với những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ

hơn 0.3. Bảng hỏi sẽ được tiến hành điều tra thực tế khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn hoặc bằng 0.6).

Bên cạnh đó, bảng câu hỏi cũng bổ sung thêm thang đo định danh để xác định các biến huyện, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn gia đình, thu nhập gia đình, thời gian lựa chọn trường đại học của các học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)