So sánh sự khác biệt về các nhân tố giữa nhóm quan sát có thay đổi cơng ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán, bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 94)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1. Thống kê mô tả

4.1.2. So sánh sự khác biệt về các nhân tố giữa nhóm quan sát có thay đổi cơng ty

ty kiểm tốn và nhóm quan sát khơng có thay đổi cơng ty kiểm tốn

Bảng 4.9. Bảng so sánh sự khác biệt về giá trị trung bình các nhân tố giữa hai nhóm quan sát (Phụ lục 3)

Biến

Nhóm có thay đổi cơng ty kiểm tốn (gồm 65 quan sát)

Nhóm khơng thay đổi

(gồm 268 quan sát) Kiểm định sự khác biệt Bảng 4.9-A: Các biến định lƣợng: Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Kiểm định t- test Mức ý nghĩa GROWTH 0.1021 0.34913 0.3424 2.03216 -0.949 0.343 LEV 0.4038 0.19989 0.4556 0.20812 -1.813 0.071* ROA 0.0893 0.09053 0.0748 0.09431 1.12 0.263 SIZE 6.104 0.51611 6.1757 0.57663 -0.917 0.36 Bảng 4.9-B: Các biến độc lập nhị phân:

Tần suất (%) Tần suất (%) Kiểm định t- test Mức ý nghĩa Mã hóa 0 1 0 1 AO 55 85% 10 15% 250 93% 18 7% 1.82 0.073* BIG4 30 46% 35 54% 104 39% 164 61% -1.082 0.28 CPLX 43 66% 22 34% 172 64% 96 36% -0.298 0.766 DUAL 47 72% 18 28% 185 69% 83 31% -0.514 0.607 MC 41 63% 24 37% 228 85% 40 15% 3.429 0.001***

* mức ý nghĩa 10%, ** Mức ý nghĩa 5%, ***Mức ý nghĩa 1%

Bảng 4.9 Thống kê mô tả đặc điểm của các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơng ty

kiểm tốn giữa hai nhóm quan sát: có thay đổi kiểm tốn và khơng thay đổi kiểm tốn thông qua các chỉ số thống kê: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và tần suất. Đồng thời, để đánh giá xem liệu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kế về các đặc điểm trên giữa hai nhóm quan sát, tác giả thực hiện kiểm định T-test. Bảng gồm 2 phần: Phần A gồm các biến độc lập định lƣợng và Phần B gồm các biến độc lập nhị phân.

Bảng 4.9-A Trình bày đặc điểm của các biến định lƣợng trong mơ hình thể hiện qua

chỉ tiêu giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của hai nhóm: nhóm thay đổi kiểm tốn và khơng thay đổi kiểm tốn.

Kết quả kiểm định T-test cho thấy giữa hai nhóm chỉ có sự khác biệt về biến Địn cân nợ, Sự thay đổi trong quản lý cấp cao. Còn các nhân tố khác: Quy mô, Khả năng sinh lời và Tốc độ tăng trƣởng khơng có sự khác biệt giữa hai nhóm.

- Về rủi ro tài chính: Biến địn bẩy tài chính (LEV) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 10% giữa nhóm thay đổi kiểm tốn và khơng thay đổi kiểm tốn. Trong đó nhóm thay đổi có mức sử dụng địn bẩy trung bình là 0.4038 thấp hơn so với nhóm khơng thay đổi có mức địn bẩy trung bình khoảng 0.4556. Tuy nhiên, kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Ismail (2008), tỷ lệ địn cân nợ trung bình của nhóm có thay đổi là 0.8694 cao hơn so với nhóm khơng thay đổi là 0.6566 với mức ý nghĩa 10%. Kết quả thống kê của Robert & cộng sự (1991), Huson & cộng sự (2000) và Woo & Koh (2001), nhóm thay đổi cơng ty kiểm tốn ln có tỷ lệ địn cân nợ cao hơn nhóm khơng thay đổi, tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê. - Về tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trƣởng hằng năm của các cơng ty có thực hiện chuyển đổi cơng ty kiểm tốn trung bình là 0.1021 thấp hơn khoảng 3 lần so với tốc độ tăng trƣởng của các cơng ty khơng thay đổi kiểm tốn trung bình khoảng 0.4324. Dƣờng nhƣ các cơng ty có tình hình hoạt động kinh doanh khơng tốt có xu hƣớng thay đổi kiểm tốn để có thể làm đẹp hơn các báo cáo tài chính của họ, tuy nhiên cũng có thể kết luận này có thể thiên lệch vì sự khác biệt giữa hai nhóm này chƣa có ý nghĩa về mặt thống kê. Còn trong nghiên cứu của Williams (1988) tại Mỹ, tốc độ tăng trƣởng doanh thu trung bình của nhóm có thay đổi là 0.248 thấp hơn 2.5 lần tốc độ

tăng trƣởng doanh thu trung bình của các cơng ty khơng có thay đổi là 0.521, tuy nhiên sự khác biệt này cũng khơng có ý nghĩa thống kê. Ngƣợc lại, nghiên cứu của Ismail (2012) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về tốc độ tăng trƣởng bình qn giữa hai nhóm với tỷ lệ là 0.64 đối với nhóm có thay đổi và 0.36 so với nhóm khơng có thay đổi. Nghiên cứu của Woo & Koh (2001) tại Singapore, cho thấy tỷ lệ này ở nhóm có thay đổi và khơng thay đổi lần lƣợt là 0.3283 và 0.681.

- Về quy mơ và khả năng sinh lời: Các nhân tố cịn lại trong bảng 4.2.A không cho thấy sự khác biệt đáng kể ở hai nhóm. Trung bình ROA của cả hai nhóm vào khoảng 0.8 và quy mơ cơng ty vào khoảng 6.1. Mẫu có thay đổi cơng ty kiểm tốn và khơng thay đổi công ty kiểm toán trong nghiên cứu của Robert & cộng sự (1991), Ismail (2008), Huson & cộng sự (2000) và Ismail (2012) cũng khơng có sự khác biệt về Quy mơ và Khả năng sinh lời trung bình.

Bảng 4.9-B Mô tả thống kê các biến định danh của hai nhóm: thay đổi kiểm tốn và

khơng thay đổi kiểm tốn.

Kết quả thống kê T-test cho thấy giữa hai nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ nhận đƣợc ý kiến kiểm tốn khơng phải chấp nhận toàn phần và tỷ lệ thay quản lý cấp cao qua các năm. Tỷ lệ xảy ra các biến cịn lại khơng có sự khác biệt giữa hai nhóm: Tỷ lệ cơng ty trong năm trƣớc đƣợc kiểm tốn bởi Big4, Tỷ lệ cơng ty có nhiều cơng ty con và Tỷ lệ cơng ty có sự kiêm nhiệm trong quản lý.

- Về Ý kiến kiểm toán: cho thấy trong 65 trƣờng hợp công ty niêm yết có thay đổi

cơng ty kiểm tốn, thì có 10 trƣờng hợp kiểm tốn viên đƣa ý kiến khơng chấp nhận ở năm trƣớc, chiếm 15%. Ở nhóm khơng thay đổi kiểm tốn có 18 trƣờng hợp kiểm tốn viên đƣa ý kiến khơng chấp nhận ở năm trƣớc chiếm tỷ lệ 7%. Tỷ lệ ý kiến kiểm toán khơng phải chấp nhận tồn phần ở nhóm khơng thay đổi cao hơn nhóm khơng thay đổi, và sự khác biệt ở hai nhóm này có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 10%. Điều này cho thấy, có khả năng cơng ty sẽ thay đổi cơng ty kiểm toán nếu ý kiến kiểm toán trong năm trƣớc là ý kiến kiểm toán bất lợi. Tuy nhiên, nghiên cứu của Woo & Koh (2001) với mẫu 108 công ty, Ismail (2012) với mẫu 400 công ty cho thấy tỷ lệ này ở nhóm khơng thay đổi cao hơn nhóm có thay đổi.

- Về sự thay đổi quản lý cấp cao: Trong 65 trƣờng hợp có thay đổi kiểm tốn, thì có 24 trƣờng hợp cơng ty thay đổi quản lý cấp cao chiếm tỷ lệ 37%. Tỷ lệ này ở nhóm khơng thay đổi là 15% thấp hơn nhóm có thay đổi cơng ty kiểm tốn, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Cho thấy các cơng ty có sự thay đổi ban quản lý thƣờng có xu hƣớng thay đổi cơng ty kiểm tốn. Ismail (2012) cũng tìm thấy sự khác biệt về Tỷ lệ thay đổi ban quản lý giữa hai nhóm, nhƣng tỷ lệ này ở nhóm khơng thay đổi kiểm tốn (với tỷ lệ 67%) cao hơn nhóm có thay đổi kiểm tốn (với tỷ lệ 53%).

- Về Danh tiếng cơng ty kiểm tốn, Mức độ phức tạp trong kinh doanh và Sự kiêm

nhiệm trong quản lý: ở nhóm thay đổi cơng ty kiểm tốn có 35 trong 65 trƣờng hợp

trong năm trƣớc đƣợc kiểm tốn bởi cơng ty kiểm tốn nhỏ chiếm 53.84%, và tỷ lệ này là 61.19% trong nhóm khơng thay đổi kiểm tốn. Số cơng ty có mức độ phức tạp về mặt hệ thống trong nhóm thay đổi cơng ty kiểm tốn chiếm 34% khá tƣơng đồng với nhóm khơng thay đổi kiếm tốn chiếm 36%. Về sự kiêm nhiệm trong quản lý, ở nhóm thay đổi kiểm tốn số cơng ty có sự kiêm nhiệm trong quản lý chiếm 28%, cịn ở nhóm khơng thay đổi kiểm tốn tỷ lệ này là 30.97%. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai nhóm về các tỷ lệ này khơng có ý nghĩa thống kê qua kiểm định T-test.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán, bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)