Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics, trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH SDB việt nam (Trang 33 - 40)

Chương 2 : Cơ sở khoa học và mơ hình nghiên cứu

2.4. Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả các nhân tố liên quan ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics

Tác giả Các nhân tố ảnh hưởng Kết quả

Voss và cộng sự (2006) Chính xác +

Kịp thời +

An tồn +

Tiện lợi +

Hiệu quả kinh tế +

Độ tin cậy +

Yoon và Park (2014) Giá cả +

Nhanh chóng + Độ tin cậy + Sự thuận tiện + Tính xã hội + Phạm Thị Thanh Thủy (2013) Tin cậy + Giải pháp cung ứng +

Giá cả +

Nhân viên phục vụ +

Cơ sở vật chất Không ảnh hưởng Wong và Karia (2010) Công nghệ thông tin +

Nguồn nhân lực +

Nguồn lực vật chất +

Mối quan hệ +

Kiến thức +

Rafid và Jaafar (2007) Giá cả +

Tầng suất +

Năng lực vận tải +

Lịch trình dịch vụ +

Khả năng theo dõi hàng hóa

+

Phạm vi bảo hiểm địa lý +

Độ tin cậy +

Sự đổi mới dịch vụ +

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Nhìn chung các nhân tố có ảnh hưởng đến cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics sẽ bao gồm các nhân tố như sau: (1) Giá cả, (2) Độ tin cậy, (3) Chuyên môn nhân viên, (4) Khả năng đáp ứng dịch vụ.

Bảng 2.7. Tổng hợp các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu

Nhân tố Các tham khảo

Giá cả Yoon và Park (2014), Phạm Thị Thanh Thủy (2013), Rafid và Jaafar (2007) Độ tin cậy Voss và cộng sự (2006), Yoon và Park

Rafid và Jaafar (2007)

Chuyên môn nhân viên Phạm Thị Thanh Thủy (2013), Wong và Karia (2010)

Khả năng cung cấp thông tin Wong và Karia (2010), Phạm Thị Thanh Thủy (2013), Rafid và Jaafar (2007) Khả năng đáp ứng dịch vụ Phạm Thị Thanh Thủy (2013), Rafid và

Jaafar (2007), Yoon và Park (2014)

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

Ngoài ra, từ một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2014, chỉ có xấp xỉ 7% doanh nghiệp nhận thức rằng công nghệ thông tin một trong những nhân tố mang tính cạnh tranh chính của họ và căn cứ vào thực trạng của ngành cũng như năng lực cung cấp những giá trị, tác giả có sự kế thừa và bổ sung thêm nhân tố đó là: (5) Khả năng cung cấp thông tin và tiến hành kiểm chứng và đo lường mức độ.

Kế thừa từ các nghiên cứu như: Nghiên cứu của Voss và cộng sự (2006), nghiên cứu của Yoon và Park (2014), nghiên cứu của Wong và Karia (2010), nghiên cứu của Rafid và Jaafar (2007) cùng với nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Thủy (2013), tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:

H1+

H2+

H3 +

H4+

H5+

Hình 2.7. Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp) Trong đó,

Giá cả: Số tiền mà khách hàng phải tiêu tốn để nhận được các giá trị từ doanh nghiệp

cung cấp dịch vụ. Theo nghiên cứu của Ozsomer, Mitri và Cavusgil (1993), Matear và Gray (1993) cho rằng điều khách hàng quan tâm đầu tiên và so sánh đó chính là giá cả, các nghiên cứu này đã đo lường mức độ ảnh hưởng của giá đến khả năng cạnh tranh. Hiện tại giá cả dịch vụ Logistics tại Việt Nam cũng đang là một áp lực vơ hình, giá cả cao sẽ tạo ra thách thức và gây những khó khăn. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

H1: Giá cả có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics.

Độ tin cậy: Sự an tâm vì hàng hóa được đảm bảo chất lượng trong q trình lưu

thơng; giao nhận hàng đúng hẹn và kịp thời. Nhưng trên thực tế, nếu vẫn còn chưa

Giá cả Độ tin cậy Chuyên môn nhân viên Khả năng cung cấp thông tin Khả năng đáp ứng dịch vụ Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp

quan tâm thiết thực đến hạ tầng, thiết bị và phương tiện, thêm vào đó hệ thống thơng tin cịn kém sẽ còn ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động vận chuyển và giao trả hàng hóa, ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương. Trong những nghiên cứu trước đây (Murphy và Daley, 1997; Ozsomer, Mitri và Cavusgil, 1993) cho rằng tin cậy góp phần tạo ra năng lực và chính họ cũng nên ý thức rằng, bản thân cần phải đem lại những dịch vụ đảm bảo tin cậy. Do vậy, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

H2: Tin cậy có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics.

Chuyên môn nhân viên: Chính là năng lực làm việc và tác phong phục vụ của nhân

viên trong tiến trình phục vụ. Trong các nghiên cứu về cạnh tranh tổng thể của (Thompson, Strickland và Gamble, 2007; Matear và Gray, 1993; Onar và Polat, 2010; Ozsomer, Mitri và Cavusgil, 1993) đưa ra nhận định yếu tố chuyên môn hay chuyên môn của nhân viên ảnh hưởng chất lượng và tác động đến năng lực doanh nghiệp. Đội ngũ lao động được trang bị kiến thức về Logistics tại Việt Nam hiện mới chỉ cung cấp được khoảng 40% nhu cầu, nhưng đây lại là nguồn lực chính ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh lâu dài, do đó tác giả đưa ra giả thuyết về thành phần này như sau:

H3: Chun mơn nhân viên có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics.

Khả năng cung cấp thông tin: Ứng dụng thông tin trong vận hành quy trình

Logistics và kịp thời thơng báo cho khách hàng trước mọi tình huống thay đổi. Trong nghiên cứu của Ozsomer, Mitri và Cavusgil (1993), Onar và Polat (2010), Murphy và Daley (1997) cho rằng khả năng thông tin đảm bảo việc vận hành cho toàn bộ hoạt động trong chuỗi cung ứng, trước đây nhân tố này chưa được xem là cần thiết vì hầu hết cịn chưa nhận thức được hết ý nghĩa và mức độ tác động nó. Đối với thực trạng hiện nay của ngành Logistics nội địa khi mà đa số vẫn cịn thiếu khả năng kiểm sốt hàng hóa (Track & Trace), thiếu các ứng dụng quản lý kho và vận chuyển để cho các bộ phận được phối hợp nhuần nhuyễn với nhau, kiểm soát hàng tồn hiệu quả và hàng hóa được lưu thơng tốt, tối ưu hóa chi phí cho người sử dụng, vấn đề đầu tư và nâng

tầm cho cho hệ thống thông tin trở thành một yêu cầu cấp thiết. Vì lẽ đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

H4: Khả năng cung cấp thơng tin có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics.

Khả năng đáp ứng dịch vụ: Là những sự chuẩn bị chu đáo để sẵn sàng đáp ứng

khách hàng. Nhân tố này có lẽ được hầu hết các tác giả cơng nhận nó có đóng góp quan trọng trong việc khẳng định chất lượng, và qua đó cũng thể hiện được sức mạnh của cạnh tranh, thường nhân tố này sẽ được mọi người dùng để làm đơn vị đánh giá và đi đến quyết định chọn lựa doanh nghiệp này thay vì doanh nghiệp khác (Ozsomer, Mitri và Cavusgil, 1993; Onar và Polat, 2010; Murphy và Daley, 1997; Thompson, Strickland và Gamble, 2007). Tại Việt Nam có thể thấy, quy trình đối với các khâu trong chuỗi giao nhận hàng hóa cịn khá rườm rà, chưa có sự kết nối giữa các doanh nghiệp, cơng tác hậu mãi trong và sau dịch vụ được thực hiện chưa tốt…những điều này đang dần làm giảm sức hút của doanh nghiệp nội. Dựa trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giả thuyết như sau:

H5: Khả năng đáp ứng dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 khái quát toàn bộ các lý thuyết và nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh của tồn bộ các tổ chức nói chung và các cơng ty Logistics nói riêng. Đồng thời, tác giả cũng trình bày các lý thuyết về ngành dịch vụ Logistics, thực trạng của ngành tại thị trường Việt Nam, với trường hợp điển hình là Cơng Ty TNHH SDB Việt Nam, tác giả cũng trình bày sơ lược về công ty cũng như về tình hình doanh thu của công ty được phản ánh qua các năm giai đoạn từ năm 2014-2016.

Liên quan đến cạnh tranh của ngành dịch vụ Logistics và giao nhận vận tải trên thế giới, qua quá trình nghiên cứu, tìm tịi và tham khảo từ các tài liệu, luận văn, bài báo trên các tạp chí khoa học, tác giả trình bày ngắn gọn các nghiên cứu có liên quan, kết hợp với những lý luận để đề xuất ra mơ hình nghiên cứu phù hợp với thực trạng

hiện tại của ngành. Dùng các lập luận từ các nghiên cứu trước để làm nền tảng, cộng với quá trình biện luận và đối chiếu với thực tế Việt Nam, xem xét các yếu tố phù hợp có liên quan, mơ hình được tác giả đề xuất bao gồm có 5 nhân tố ảnh hưởng đó là: (1) Giá cả, (2) Độ tin cậy, (3) Chuyên môn nhân viên, (4) Khả năng cung cấp thông tin và (5) Khả năng đáp ứng dịch vụ. Trên thực tế để có thể khẳng định được các nhân tố nào gây ảnh hưởng, nhân tố nào ảnh hưởng ít, nhân tố nào ảnh hưởng nhiều, cần phải tiến hành đo lường để cho ra kết quả khách quan nhất, đáp ứng cho thực tiễn nghiên cứu.

Thơng qua mơ hình lý thuyết ban đầu, tác giả tiến hành thực hiện thiết kế nghiên cứu, xác định quy trình và thứ tự triển khai, với nội dung sẽ được trình bày rõ ở chương 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics, trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH SDB việt nam (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)