Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh sau bước nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics, trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH SDB việt nam (Trang 45 - 52)

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

3.3. Nghiên cứu định lượng.

3.3.1.Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng

Bảng câu hỏi khảo sát nghiên cứu được phát triển dựa trên kết quả phỏng vấn chuyên gia trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ. Tác giả tiến hành phát triển thang đo và dùng thang đo khoảng để đo lường, cụ thể là thang đo Likert với 5 mức độ, theo thứ tự tăng dần. Mức 1: Hồn tồn khơng đồng ý Mức 2: Khơng đồng ý Mức 3: Trung hịa Mức 4: Đồng ý Mức 5: Hoàn toàn đồng ý Giá cả Độ tin cậy Chuyên môn nhân viên Khả năng cung cấp thông tin Khả năng đáp ứng dịch vụ Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp

Bảng 3.1. Mã hóa các thang đo Thành phần giá cả

1 SDB thực hiện gói dịch vụ với cước phí, phụ phí hợp lý GC1 2 SDB thực hiện gói dịch vụ với giá linh hoạt GC2 3 SDB thực hiện gói dịch vụ với giá cạnh tranh GC3 4 SDB thực hiện gói dịch vụ với giá cả phù hợp với chất lượng GC4

Thành phần độ tin cậy

1 SBD ln đảm bảo an tồn chất lượng trong q trình lưu thơng TC1 2 SDB thực hiện chứng từ chính xác TC2 3 SDB thông báo kịp thời những thay đổi liên quan đến quyền lợi

khách hàng

TC3

4 SDB giao nhận hàng đúng hẹn TC4

Thành phần chuyên môn nhân viên

1 Nhân viên của SDB thực hiện giao dịch một cách lịch sự NV1 2 Nhân viên của SDB sẵn sàng giải quyết những vấn đề của

khách hàng

NV2

3 Nhân viên của SDB thao tác nghiệp vụ một cách chính xác NV3 4 Nhân viên của SDB cẩn trọng với hàng hóa vận chuyển NV4 5 Nhân viên của SDB linh hoạt trong xử lý công việc NV5 6 Nhân viên của SDB có tác phong phục vụ chuyên nghiệp NV6

Thành phần khả năng cung cấp thông tin

1 SDB thông báo kịp thời cho khách hàng những thay đổi so với kế hoạch

TT1

2 SDB ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vận hành và dịch vụ khách hàng

TT2

3 SDB luôn chú trọng xây dựng chiến lược công nghệ thông tin như là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của công ty

TT3

đủ kiến thức về Logistics và giao nhận vận tải

Thành phần khả năng đáp ứng dịch vụ

1 SDB đơn giản hóa quy trình thực hiện dịch vụ nhờ tính chuyên nghiệp

DV1

2 SDB phục vụ khách hàng nhanh chóng cho các yêu cầu về hàng hóa

DV2

3 SDB ln có những sự chuẩn bị cần thiết để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng

DV3

4 SDB luôn theo dõi, giúp đỡ và hỗ trợ khách hàng DV4

Thành phần năng lực cạnh tranh

1 SDB cung cấp phương án tối ưu giảm thiểu thời gian cho chuỗi cung ứng công ty Anh/Chị

CT1

2 SDB cung cấp phương án tối ưu giảm thiểu chi phí cho cơng ty Anh/Chị

CT2

3 Dịch vụ của SDB mang lại hiệu quả cho chuỗi cung ứng của công ty Anh/Chị

CT3

4 Dịch vụ của SDB mang đến giá trị tối ưu cho nhu cầu sử dụng của Anh/chị

CT4

( Nguồn: Tác giả tự quy ước)

3.3.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu *Cỡ mẫu: *Cỡ mẫu:

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thì kích cỡ của mẫu cần phải bảo đảm theo công thức sau:

n≥ 50+ 8*p

Trong đó: n là cỡ mẫu cần thiết tối thiểu và p là số biến độc lập của mơ hình. Mặt khác, đối với EFA, theo Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) thì phương pháp này cần kích thước mẫu khá lớn, cụ thể mẫu tối thiểu phải là 50, theo đó kích cỡ mẫu tối thiểu gấp 5 lần số tổng biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 409).

Trong bài nghiên cứu này, tác giả phân tích nhân tố EFA gồm 26 biến quan sát, nên kích cỡ mẫu được xác định là 5*26=130 mẫu. Tác giả gửi 300 bảng câu hỏi đi khảo sát.

*Phần tử mẫu:

Đối tượng cần thu thập dữ liệu là các doanh nghiệp khách hàng có sử dụng các dịch vụ của Công ty TNHH SDB Việt Nam.

3.3.3. Phương pháp điều tra chọn mẫu

Với nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (chọn mẫu phi xác suất), bằng cách chọn các phần tử mẫu mà tác giả tiếp cận được. Phương pháp này có ưu điểm đó là giúp giảm thiểu chi phí và thời gian (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 233). Và nhìn chung, phương pháp chọn mẫu này so với mục đích nghiên cứu của tác giả là hoàn toàn hợp lý.

Tác giả thực hiện gửi bảng câu hỏi qua thư điện tử (266 bảng) và gửi trực tiếp đến các khách hàng (34 bảng) có sử dụng dịch vụ tại công ty để thu thập thông tin, đồng thời giải thích để họ hiểu về mục đích của việc khảo sát này, mục tiêu của bài nghiên cứu, mô tả cách thức trả lời và chờ đợi sự phản hồi từ phía khách hàng. Danh sách khách hàng tham gia trả lời bảng khảo sát được đính kèm trong phụ lục 4.

3.3.4. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu

Sau đợt khảo sát, tác giả tiến hành kiểm tra, chọn lọc và loại đi những bảng câu hỏi không đạt tiêu chuẩn. Các bảng câu hỏi hợp lệ sẽ được đọc và kiểm tra lỗi, sửa chữa từ ngữ, chính tả sau đó được đem ký hiệu, nhập hệ thống và dùng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý. Ứng dụng SPSS giúp tác giả phân tích số liệu, kiểm định thang đo và các giả thuyết của mơ hình.

3.3.4.1.Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Kiểm định Cronbach’s Alpha là nhằm mục đích xác định độ tin cậy các biến của thang đo. Dùng phương pháp này để loại trừ các biến khơng phù hợp, khi phân tích Cronbach’s Alpha thì các biến cần phải đảm bảo điều kiện: Hệ số Cronbach’s Alpha phải lớn hơn 0,6 và Hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item-Total Correlation) phải lớn hơn 0,3.

3.3.4.2.Phân tích nhân tố khám phá EFA

Theo Hair và các cộng sự (1998), phương pháp EFA dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến đo lường thành tập có ít biến hơn để làm cho các nhân tố có ý nghĩa hơn nhưng vẫn thể hiện đầy đủ các thông tin.

- Kiểm định KMO (Kaiser - Meyer – Olkin): Kiểm định dùng so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa 2 biến biểu hiện qua 1 chỉ số là KMO. Chỉ số này được xem là đủ điều kiện để phân tích nhân tố EFA khi nó nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1,0. Nếu chỉ số này nhỏ hơn 0,5, thì ta khơng thể thực hiện phân tích nhân tố được.

- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s Test of Sphericity): Dùng để xem xét mức độ tương quan giữa các biến số quan sát bằng 0, nếu kiểm định này có Sig ≤ 0,05 thì có thể kết luận các biến có quan hệ với nhau trong tổng thể.

- Hệ số Factor Loading (Trọng số nhân tố hay Hệ số tải nhân tố): Hệ số tải nhân tố chính là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. (Hair & cộng sự, 2009).

Nếu :

+ 0,3 ≤ Factor Loading ≤ 0,4 : Đạt mức tối thiểu. + Factor Loading ≥ 0,5 : Có ý nghĩa thực tiễn.

- Phương sai tổng hợp của từng nhân tố (EigenValue): Đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi từng nhân tố. Trị số EigenValue được yêu cầu nếu lớn hơn 1 thì sẽ được đưa vào mơ hình để phân tích. (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Tổng phương sai trích (Total Varicance Explained): Tổng phương sai trích được yêu cầu ≥50%. Cho biết các nhân tố được tạo chứng tỏ được bao nhiêu phần trăm sự biến thiên của dữ liệu. (Hair & cộng sự, 1998).

3.3.4.3. Phân tích hồi qui tuyến tính bội

Phân tích hệ số tương quan:

-Là hệ số nhằm lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Nếu hệ số này bằng 0 cho biết hai biến khơng có mối liên hệ tuyến

tính, nếu trị tuyệt đối của hệ số bằng 1 sẽ cho biết giữa hai biến có mối liên hệ tuyến tính chặt chẽ.

-Hệ số tương quan là một thước đo mang giá trị đối xứng và khơng có đơn vị đo lường. (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Kiểm định mơ hình hồi qui bội và các giả thuyết nghiên cứu:

-Tác giả tiến hành xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, thể hiện qua mơ hình hồi qui bội. Với năng lực cạnh tranh là biến phụ thuộc, còn lại là các biến độc lập.

-Sử dụng hệ số R2 (R Square) và hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) để kiểm tra mức độ phù hợp và lựa chọn được mơ hình tối ưu. Nếu Sig của trị thống kê F rất nhỏ (<0,05) thì bác bỏ giả thuyết H0, khi đó kết luận tập hợp của các biến độc lập có thể giải thích cho sự biến thiên của biến phụ thuộc.

-Phân tích phương sai ANOVA và mơ hình hồi qui đa biến, nếu xét là phù hợp thì đưa ra mức độ tác động mạnh hay yếu, ảnh hưởng ít hay nhiều thơng qua hệ số Beta. Hệ số Beta chuẩn hóa được dùng để biểu thị số đo của các biến độc lập, từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng quan trọng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc.

-Ta cần xem xét về mức độ đa cộng tuyến (sự tương quan biến) thông qua hệ số VIF (Variance Inflation Factor), nếu hệ số này có giá trị không vượt quá 10, thì kết luận sẽ khơng có đa cộng tuyến.

-Kiểm định sự khác biệt bằng phương pháp phương sai ANOVA trong điều kiện ràng buộc là các đặc điểm thuộc về khách hàng phải có từ 3 thuộc tính trở lên (Ví dụ loại hình hoạt động của công ty mà khách hàng đang công tác là: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi…) hay về lĩnh vực mà cơng ty đó đang kinh doanh là may mặc, gỗ hay là thực phẩm…và các nhóm dùng để so sánh này phải có tính chất độc lập, được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, có sự phân phối chuẩn cùng với sự đồng nhất của phương sai. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

-Tác giả thực hiện kiểm định dữ liệu đối với sự khác biệt này bằng độ tin cậy là 95% và mức ý nghĩa là 5%.

Tóm tắt chương 3

Trên cơ sở mơ hình nghiên cứu đưa ra ở chương 2, chương 3 khái quát tồn bộ quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu, chọn mẫu và mã hóa bảng câu hỏi để đo lường và kiểm định các giả thuyết.

Học hỏi cách thức nghiên cứu trong các đề tài trước đó, và xét với sự phù hợp của mục tiêu mà tác giả đã xác định ở đầu trong chương 1, bài luận văn sẽ được thực hiện thơng qua 2 phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính dùng phương pháp phỏng vấn nhóm chuyên gia gồm có 10 thành viên nhằm kiểm tra độ chính xác của từ ngữ, loại bỏ hay bổ sung các phát biểu nhằm điều chỉnh lại thang đo cho phù hợp, sau bước này thang đo sẽ được xây dựng thành bảng câu hỏi khảo sát chính thức phục vụ cho việc thu thập dữ liệu của nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu được khảo sát đối với đối tượng là khách hàng có sử dụng dịch vụ Logistics, mà trường hợp điển hình là Cơng Ty TNHH SDB Việt Nam. Các dữ liệu sau khi được làm sạch sẽ được xử lý bằng SPSS 16.0, để thống kê mẫu nghiên cứu, đo lường tin cậy của các biến quan sát, phân tích EFA, kiểm định hồi qui và tương quan, kiểm định sự khác biệt trong sự nhận thức của khách hàng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics. Từ các kết quả có được, tác giả sẽ nêu ra các ý kiến nhận định dựa trên tình hình thực tế và các số liệu, trình bày các nhận xét và kiến nghị một cách khách quan.

Áp dụng các bước nghiên cứu này, tác giả mang các số liệu đi tính tốn và các kết quả sẽ được trình bày rõ trong chương 4.

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QỦA NGHIÊN CỨU

4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.

Trên cơ sở số lượng bảng câu hỏi phát ra đem đi khảo sát là 300, sau khi loại bỏ các bảng không hợp lệ, kết quả thu về 213 mẫu phù hợp (chiếm 71%), đáp ứng yêu cầu về kích cỡ mẫu và mục tiêu của bài nghiên cứu. Từ số mẫu này, tác giả tiến hành phân tích thống kê mẫu nghiên cứu, chi tiết được trình bày ở phụ lục 5. Từ kết quả

này có thể rút ra nhận xét như sau:

Về chức vụ của người đại diện tham gia khảo sát:

Chiếm đa số là nhân viên với 122 mẫu (chiếm 57,3%), tiếp theo là các chức vụ khác với 39 mẫu (18,3%), các Trưởng/Phó phịng xuất nhập khẩu có 16,0% với 34 mẫu, và một lượng nhỏ là Giám đốc/Phó Giám đốc với 18 mẫu (8,5%). Các đáp viên được khảo sát là những người thường xuyên có sự tương tác với nhân viên và nắm được những đặc điểm về dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics, trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH SDB việt nam (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)