Bảng kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics, trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH SDB việt nam (Trang 71)

Kết quả nghiên cứu mơ hình hồi qui bội cũng cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics sẽ chịu tác động dương từ 5 nhân tố: Giá cả, độ tin cậy, chuyên môn nhân viên, khả năng cung cấp thông tin, khả năng đáp ứng dịch vụ. Do vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 được chấp nhận.

Bảng 4.15. Bảng kiểm định giả thuyết Giả Giả

thuyết

Tên giả thuyết Sig VIF Kết quả

H1 Nhân tố giá cả có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

0,002 1,100 Chấp nhận

H2 Nhân tố độ tin cậy có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

0,000 1,377 Chấp nhận

H3 Nhân tố chuyên mơn nhân viên có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp

H4 Nhân tố khả năng cung cấp thơng tin có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

0,005 1,201 Chấp nhận

H5 Nhân tố khả năng đáp ứng dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

0,000 1,352 Chấp nhận

4.6.2. Kiểm định sự khác biệt đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics nhìn từ góc độ khách hàng Logistics nhìn từ góc độ khách hàng

Dùng phép kiểm định giả thuyết về trị trung bình của 2 tổng thể độc lập (Independent Samples T – Test) khi cần so sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm tổng thể với nhau, tuy nhiên phép kiểm định này có hạn chế là chỉ thực hiện so sánh giữa 2 nhóm, vì vậy khi muốn so sánh trị trung bình từ 3 nhóm trở lên, ta sử dụng phân tích phương sai (Analysis of variance –ANOVA). Có thể nói phân tích phương sai là sự mở rộng của phép kiểm định Independent Samples T – Test. Kỹ thuật phân tích phương sai ANOVA được dùng để kiểm định giả thuyết các tổng thể nhóm có trị trung bình bằng nhau (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Kiểm định sự khác biệt đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về hình thức sở hữu của cơng ty mà khách hàng đang công tác

Trong kiểm định Levene, giá trị Sig thống kê là 0,714 >0,05, nên ở độ tin cậy 95%, chấp nhận giả thuyết H0, từ đó đọc kết quả trên bảng ANOVA.

Kết quả phân tích ANOVA năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về loại hình hoạt động cho thấy, mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,744 > 0,05. Như vậy với độ tin cậy cho phép là 95% (mức ý nghĩa là 0,05%) thì có thể nói khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong sự đánh giá về năng lực cạnh tranh giữa các khách hàng đang công tác tại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Bảng 4.16. Phân tích ANOVA về hình thức sở hữu của cơng ty Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai theo hình thức sở hữu

Thống kê Levene

df1 df2 Sig.

.338 2 210 .714

Kết quả ANOVA về hình thức sở hữu

Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm .486 2 .243 .296 .744 Trong nhóm 172.481 210 .821 Tổng 172.967 212 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

Kiểm định sự khác biệt đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về thời gian sử dụng dịch vụ của công ty mà khách hàng đang công tác

Trong kiểm định Levene , giá trị Sig thống kê là 0,876>0,05, nên ở độ tin cậy 95%, chấp nhận giả thuyết H0, từ đó đọc kết quả trên bảng ANOVA.

Kết quả phân tích ANOVA năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về thời gian sử dụng dịch vụ cho thấy, mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,970> 0,05. Như vậy với độ tin cậy cho phép là 95% (mức ý nghĩa là 0,05%) thì có thể nói khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong sự đánh giá về năng lực cạnh tranh của khách hàng có thời gian sử dụng dịch vụ khác nhau. (phụ lục 9)

Kiểm định sự khác biệt đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về quy mô nhân lực của công ty mà khách hàng đang công tác

Trong kiểm định Levene , giá trị Sig thống kê là 0,628>0,05, nên ở độ tin cậy 95%, chấp nhận giả thuyết H0, từ đó đọc kết quả trên bảng ANOVA.

Kết quả phân tích ANOVA năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về quy mô nhân lực cho thấy, mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,934> 0,05. Như vậy với độ tin cậy là 95% (mức ý nghĩa là 0,05%) thì có thể nói khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong sự đánh giá về năng lực cạnh tranh của khách hàng giữa các cơng ty có quy mơ về nhân lực khác nhau. (phụ lục 9)

Kiểm định sự khác biệt đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về lĩnh vực hoạt động của công ty mà khách hàng đang công tác

Trong kiểm định Levene , giá trị Sig thống kê là 0,432>0,05, nên ở độ tin cậy 95%, chấp nhận giả thuyết H0, từ đó đọc kết quả trên bảng ANOVA.

Kết quả phân tích ANOVA năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về lĩnh vực hoạt động cho thấy, mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,442> 0,05. Như vậy với độ tin cậy là 95% (mức ý nghĩa là 0,05%) thì có thể nói khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong sự đánh giá về năng lực cạnh tranh của khách hàng có lĩnh vực hoạt động khác nhau. (phụ lục 9)

Tóm tắt chương 4

Chương 4 thực hiện phân tích dữ liệu nghiên cứu để kiểm định mơ hình và các giả thuyết từ các số liệu được thu thập của 213 đáp viên là khách hàng của Công ty TNHH SDB Việt Nam bằng cách chọn mẫu thuận tiện.

Kết quả nghiên cứu: Thống kê mô tả, đánh giá độ tin Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá EFA; Hiệu chỉnh và kiểm định sự phù hợp của mơ hình. Mơ hình tác giả đề nghị ban đầu gồm 22 biến với 5 nhân tố, sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha và rút trích nhân tố đã loại đi 4 biến, chấp nhận 18 biến với 5 nhân tố được trích, vì vậy 5 nhân tố trong mơ hình vẫn được giữ ngun. Thực hiện kiểm định sự phù hợp của mơ hình, nhận thấy cả 5 nhân tố đều được chấp nhận, mang dấu dương và tác động cùng chiều đối với biến phụ thuộc của mơ hình. Như vậy, từ kết quả phân tích hồi qui tuyến tính ta có thể thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics bị

ảnh hưởng bởi 5 nhân tố: Giá cả, độ tin cậy, chuyên môn của nhân viên, khả năng cung cấp thông tin và khả năng đáp ứng dịch vụ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này được xếp theo thứ tự giảm dần là: Khả năng đáp ứng dịch vụ (𝜷 = 𝟎, 𝟑𝟑𝟖 );độ tin cậy (𝜷 = 𝟎, 𝟑𝟎𝟐); chuyên môn của nhân viên (𝜷 = 𝟎, 𝟐𝟕𝟔); giá cả (𝜷 = 𝟎, 𝟏𝟒𝟑 ); khả năng cung cấp thông tin (𝜷 = 𝟎, 𝟏𝟑𝟓 ). Thực hiện kiểm định sự khác biệt đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về hình thức sở hữu, thời gian sử dụng dịch vụ, quy mô doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động cũng cho thấy khơng có sự khác biệt nào.

Tài liệu này sẽ mang đến cho những nhà lãnh đạo có được nguồn kiến thức làm nền tảng cho việc điều chỉnh các kế hoạch mang tầm chiến lược, nâng cao khả năng cung cấp và làm tăng tiềm lực cạnh tranh cho tổ chức của mình. Các kết quả thống kê trong chương này giúp làm nền để tác giả đưa ra những kiến nghị trong chương 5.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.1. Kết luận

Cạnh tranh hiện nay là nhu cầu cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp khi tiến lên hội nhập với kinh tế trên thế giới. Việc nhận định các nhân tố ảnh hưởng không những giúp cho doanh nghiệp cải tiến chất lượng dịch vụ cung cấp, mà cịn tạo ra nền tảng hữu ích để doanh nghiệp đưa ra các chính sách quan trọng trong tiến trình đi tìm vị thế.

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam căn cứ trên cơng trình của Voss và cộng sự (2006); nghiên cứu của Yoon và Park (2014); nghiên cứu của Wong và Karia (2010); nghiên cứu của Rafid và Jaafar (2007); và nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Thủy (2013). Nghiên cứu định tính thực hiện phương pháp phỏng vấn nhóm với 10 người, trong số đó: 5 người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giao nhận vận tải và Logistics và 5 người là khách hàng thường xuyên. Thang đo được đề xuất gồm 5 nhân tố với 22 biến quan sát: Giá cả, độ tin cậy, chuyên môn của nhân viên, khả năng cung cấp thông tin và khả năng đáp ứng dịch vụ. Nghiên cứu định lượng với mẫu n=213 được chọn thuận tiện (phi xác suất). Với các phương pháp đánh giá: Thống kê, đánh giá Cronbach’s Alpha, EFA, tương quan và hồi qui.

Kết quả có 5 nhân tố gây ảnh hưởng được xếp theo thứ tự mức độ tác động từ cao xuống thấp: Khả năng đáp ứng dịch vụ (𝜷 = 𝟎, 𝟑𝟑𝟖 ); độ tin cậy (𝜷 = 𝟎, 𝟑𝟎𝟐 ); chuyên môn của nhân viên (𝜷 = 𝟎, 𝟐𝟕𝟔); giá cả (𝜷 = 𝟎, 𝟏𝟒𝟑); Khả năng cung cấp thông tin (𝜷 = 𝟎, 𝟏𝟑𝟓 ). So sánh với nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Thủy về lợi thế cạnh tranh của Tân Cảng Logistics, kết quả cho thấy rằng yếu tố “Giải pháp cung ứng dịch vụ” với trọng số hồi qui chuẩn hóa là 0,363, “tin cậy” là 0,224; nghiên cứu của Rafid và Jaafar về lợi thế của 3PL cho thấy 3 yếu tố “năng lực vận tải”, “khả năng theo dõi hàng hóa” và “độ tin cậy” lần lượt có hệ số chuẩn hóa cao thứ nhất (0,316) và thứ hai (0,304) và thứ ba (0,298). Như vậy mặc dù có cách diễn đạt từ ngữ khác nhau nhưng nhìn chung các yếu tố này đều thuộc về quá trình cung cấp, hay là “khả năng đáp ứng dịch vụ” và “độ tin cậy” phù hợp với nghiên cứu của tác giả.

Nghiên cứu cũng trình bày sự khác biệt về đánh giá của các khách hàng đối với thời gian sử dụng dịch vụ, quy mơ nhân lực, lĩnh vực hoạt động và hình thức sở hữu khác nhau.

5.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu

* Khả năng đáp ứng dịch vụ

Có mức độ ảnh hưởng là mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh với mức điểm 0,338. Tăng đáp ứng sẽ làm tăng năng lực, kết quả cho thấy các biến quan sát được đánh giá khá cao (thang điểm 5):

+ (DV1) SDB đơn giản hóa quy trình thực hiện dịch vụ nhờ tính chun nghiệp: 3,33 + (DV2) SDB phục vụ khách hàng nhanh chóng cho các yêu cầu về hàng hóa: 3,34 + (DV3) SDB ln có những sự chuẩn bị cần thiết để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng: 3,08

+ (DV4) SDB luôn theo dõi, giúp đỡ và hỗ trợ khách hàng: 3,39

Có thể nói khách hàng đánh giá tích cực với năng lực thực hiện dịch vụ. Tuy nhiên để làm tăng nhiều hơn nữa quy mơ của ngành cần đơn giản quy trình phục vụ chuyên nghiệp hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu và đảm bảo cho mọi cá nhân luôn nhận được sự hỗ trợ mọi lúc mọi nơi.

*Độ tin cậy

Xếp thứ hai với hệ số hồi qui là 0,302. Dựa trên mối quan hệ tuyến tính thì tăng độ tin cậy cũng sẽ làm tăng cạnh tranh, và các thang đo của nhân tố này cũng được đánh giá rất cao, cụ thể là:

+ (TC1) SDB ln đảm bảo an tồn chất lượng trong q trình lưu thơng:3,71 +(TC2) SDB thực hiện chứng từ chính xác: 3,71

+ (TC3) SDB thông báo kịp thời những thay đổi liên quan đến quyền lợi khách hàng; 3,42

+ (TC4) SDB giao nhận hàng đúng hẹn: 3,69

Khách hàng ln có xu hướng lựa chọn các doanh nghiệp có độ tin cậy và uy tín lớn trên thị trường, các doanh nghiệp Logistics có từ lâu và đầu tư quy mơ lớn như Vietfracht, Tân Cảng Sài Gịn, Vinafco, Vinafreight…ln được khách hàng tin tưởng và giao cho đảm trách.

*Chuyên môn nhân viên

Xếp thứ ba (hệ số hồi qui là 0,276) nhưng nó vẫn có tác động tích cực, nên cần phải củng cố và hồn thiện chun mơn người lao động. Kết quả chỉ ra các thang đo của nhân tố này được đánh giá khá cao:

+ (NV1) Nhân viên của SDB thực hiện giao dịch một cách lịch sự:2,98

+ (NV2) Nhân viên của SDB sẵn sàng giải quyết những vấn đề của khách hàng: 3,07 + (NV3) Nhân viên của SDB thao tác nghiệp vụ một cách chính xác:3,23

+ (NV4) Nhân viên của SDB cẩn trọng với hàng hóa vận chuyển:3,06 + (NV5) Nhân viên của SDB linh hoạt trong xử lý công việc:3,07 + (NV6) Nhân viên của SDB có tác phong phục vụ chuyên nghiệp:3,20

Là nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng và nhu cầu. Cần thiết mỗi tổ chức phải tự rèn luyện nhân viên có kiến thức vững chắc, linh động trong xử lý tình huống, thái độ lịch sự và tác phong chuyên nghiệp.

*Giá cả

Tuy chỉ xếp thứ tư với số điểm là 0,143, tuy nhiên mức ảnh hưởng này cũng khá cao nên cũng cần phải có chính sách về giá cả tốt để làm tăng năng lực cạnh tranh. Với kết quả trong chương 4 thì các biến của nhân tố được đánh giá khá đồng đều: + (GC1) SDB thực hiện gói dịch vụ với cước phí, phụ phí hợp lý: 2,78

+ (GC2) SDB thực hiện gói dịch vụ với giá linh hoạt:2,92 + (GC3) SDB thực hiện gói dịch vụ với giá cạnh tranh:3,02

+ (GC4) SDB thực hiện gói dịch vụ với giá cả phù hợp với chất lượng: 2,82

Bước đầu tiên để có thể gia tăng cạnh tranh dịch vụ chính là tối ưu hóa chi phí cho khách hàng của họ. Thực hiện gói dịch vụ với đa dạng mọi loại hình, được hỗ trợ đầy đủ nhưng có giá cả phải chăng sẽ phù hợp hơn với nhiều đối tượng và loại hình doanh nghiệp, do đó sẽ dành được sự chú ý nhiều từ các cá nhân quan tâm.

*Khả năng cung cấp thông tin

Số điểm của nhân tố này là 0,135 cho thấy nó có mức ảnh hưởng thấp nhất đối với năng lực cạnh tranh, nhưng vẫn có tác động cùng chiều, hay nói cách khác để gia tăng cạnh tranh thì cũng cần phải tăng khả năng thông tin cho dịch vụ. Kết quả mô tả các khách hàng chấm số điểm rất cao cho các biến quan sát:

+ (TT1) SDB thông báo kịp thời cho khách hàng những thay đổi so với kế hoạch: 3,15 + (TT2) SDB ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vận hành và dịch vụ khách hàng:3,14

+ (TT3) SDB luôn chú trọng xây dựng chiến lược công nghệ thông tin như là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của công ty: 3,08

+ (TT4) SDB có nguồn lực cơng nghệ thông tin được trang bị đầy đủ kiến thức về Logistics và giao nhận vận tải: 3,45

Trình độ thơng tin cần được đặc biệt quan tâm và là một chiến lược mang tính lâu dài, địi hỏi sự đầu tư nhiều thời gian và các nguồn lực tài chính. Những sự thông tin kịp thời về về tàu, lịch trình tàu, các tuyến đường hàng hải, các cảng chuyển tải, các phần mềm quản lý, kiểm kê và theo dõi hàng hóa…giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng niềm tin và tạo sự an tâm nơi khách hàng.

5.3. Hàm ý quản trị

Sự phát triển của ngành Logistics ngày nay trở thành chìa khóa hết sức quan trọng đảm bảo cho khả năng cạnh tranh, đặc biệt là trong giai đoạn các thị trường trong nước đang nặng gánh áp lực gây gắt bởi cơng ty đa quốc gia có quy mơ lớn. Để có thể gia tăng sức mạnh thì doanh nghiệp Việt phải khơng ngừng phấn đấu để phát huy những nguồn lực nội tại, từng doanh nghiệp cần phải nên thiết lập các chiến lược

riêng phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp mình và nắm bắt theo xu thế chung. Trong bài luận văn này tác giả đưa ra các giải pháp thiết yếu dành cho doanh nghiệp Logistics để tăng cường năng lực cho tổ chức mình đồng thời vươn đến những khát vọng mới và khẳng định vị thế vững chắc.

5.3.1. Đối với nhân tố khả năng đáp ứng dịch vụ

Nhân tố này có điểm trung bình đánh giá từ khách hàng là khá cao: 3,3552 với Beta chuẩn hóa là 0,338.

+Quy trình thực hiện dịch vụ

Các doanh nghiệp cần đơn giản hóa quy trình thực hiện dịch vụ để tối ưu hóa chi phí và thời giờ của khách hàng. Quy trình nghiệp vụ bao gồm nhiều khâu và liên quan nhau, để cho quá trình dịch vụ mang lại hiệu quả cao nhất, cần phải xâu chuỗi tất cả các cơng đoạn để quy trình có thể diễn ra trơn tru và khép kín. Tránh làm gián đoạn một khâu sẽ ảnh hưởng đến tồn bộ q trình. Bên cạnh đó cần thực hiện tiêu chuẩn hóa các quy định, chứng nhận về các chứng từ điện tử, các tiêu chuẩn về ký hiệu mã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics, trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH SDB việt nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)