4.5 .Phân tích tương quan
4.6. Phân tích hồi qui tuyến tính bội
4.6.2. Kiểm định sự khác biệt đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics
Logistics nhìn từ góc độ khách hàng
Dùng phép kiểm định giả thuyết về trị trung bình của 2 tổng thể độc lập (Independent Samples T – Test) khi cần so sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm tổng thể với nhau, tuy nhiên phép kiểm định này có hạn chế là chỉ thực hiện so sánh giữa 2 nhóm, vì vậy khi muốn so sánh trị trung bình từ 3 nhóm trở lên, ta sử dụng phân tích phương sai (Analysis of variance –ANOVA). Có thể nói phân tích phương sai là sự mở rộng của phép kiểm định Independent Samples T – Test. Kỹ thuật phân tích phương sai ANOVA được dùng để kiểm định giả thuyết các tổng thể nhóm có trị trung bình bằng nhau (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Kiểm định sự khác biệt đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về hình thức sở hữu của cơng ty mà khách hàng đang công tác
Trong kiểm định Levene, giá trị Sig thống kê là 0,714 >0,05, nên ở độ tin cậy 95%, chấp nhận giả thuyết H0, từ đó đọc kết quả trên bảng ANOVA.
Kết quả phân tích ANOVA năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về loại hình hoạt động cho thấy, mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,744 > 0,05. Như vậy với độ tin cậy cho phép là 95% (mức ý nghĩa là 0,05%) thì có thể nói khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong sự đánh giá về năng lực cạnh tranh giữa các khách hàng đang công tác tại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Bảng 4.16. Phân tích ANOVA về hình thức sở hữu của cơng ty Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai theo hình thức sở hữu
Thống kê Levene
df1 df2 Sig.
.338 2 210 .714
Kết quả ANOVA về hình thức sở hữu
Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Giữa các nhóm .486 2 .243 .296 .744 Trong nhóm 172.481 210 .821 Tổng 172.967 212 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Kiểm định sự khác biệt đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về thời gian sử dụng dịch vụ của công ty mà khách hàng đang công tác
Trong kiểm định Levene , giá trị Sig thống kê là 0,876>0,05, nên ở độ tin cậy 95%, chấp nhận giả thuyết H0, từ đó đọc kết quả trên bảng ANOVA.
Kết quả phân tích ANOVA năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về thời gian sử dụng dịch vụ cho thấy, mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,970> 0,05. Như vậy với độ tin cậy cho phép là 95% (mức ý nghĩa là 0,05%) thì có thể nói khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong sự đánh giá về năng lực cạnh tranh của khách hàng có thời gian sử dụng dịch vụ khác nhau. (phụ lục 9)
Kiểm định sự khác biệt đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về quy mô nhân lực của công ty mà khách hàng đang công tác
Trong kiểm định Levene , giá trị Sig thống kê là 0,628>0,05, nên ở độ tin cậy 95%, chấp nhận giả thuyết H0, từ đó đọc kết quả trên bảng ANOVA.
Kết quả phân tích ANOVA năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về quy mô nhân lực cho thấy, mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,934> 0,05. Như vậy với độ tin cậy là 95% (mức ý nghĩa là 0,05%) thì có thể nói khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong sự đánh giá về năng lực cạnh tranh của khách hàng giữa các cơng ty có quy mơ về nhân lực khác nhau. (phụ lục 9)
Kiểm định sự khác biệt đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về lĩnh vực hoạt động của công ty mà khách hàng đang công tác
Trong kiểm định Levene , giá trị Sig thống kê là 0,432>0,05, nên ở độ tin cậy 95%, chấp nhận giả thuyết H0, từ đó đọc kết quả trên bảng ANOVA.
Kết quả phân tích ANOVA năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về lĩnh vực hoạt động cho thấy, mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,442> 0,05. Như vậy với độ tin cậy là 95% (mức ý nghĩa là 0,05%) thì có thể nói khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong sự đánh giá về năng lực cạnh tranh của khách hàng có lĩnh vực hoạt động khác nhau. (phụ lục 9)
Tóm tắt chương 4
Chương 4 thực hiện phân tích dữ liệu nghiên cứu để kiểm định mơ hình và các giả thuyết từ các số liệu được thu thập của 213 đáp viên là khách hàng của Công ty TNHH SDB Việt Nam bằng cách chọn mẫu thuận tiện.
Kết quả nghiên cứu: Thống kê mô tả, đánh giá độ tin Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá EFA; Hiệu chỉnh và kiểm định sự phù hợp của mơ hình. Mơ hình tác giả đề nghị ban đầu gồm 22 biến với 5 nhân tố, sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha và rút trích nhân tố đã loại đi 4 biến, chấp nhận 18 biến với 5 nhân tố được trích, vì vậy 5 nhân tố trong mơ hình vẫn được giữ ngun. Thực hiện kiểm định sự phù hợp của mơ hình, nhận thấy cả 5 nhân tố đều được chấp nhận, mang dấu dương và tác động cùng chiều đối với biến phụ thuộc của mơ hình. Như vậy, từ kết quả phân tích hồi qui tuyến tính ta có thể thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics bị
ảnh hưởng bởi 5 nhân tố: Giá cả, độ tin cậy, chuyên môn của nhân viên, khả năng cung cấp thông tin và khả năng đáp ứng dịch vụ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này được xếp theo thứ tự giảm dần là: Khả năng đáp ứng dịch vụ (𝜷 = 𝟎, 𝟑𝟑𝟖 );độ tin cậy (𝜷 = 𝟎, 𝟑𝟎𝟐); chuyên môn của nhân viên (𝜷 = 𝟎, 𝟐𝟕𝟔); giá cả (𝜷 = 𝟎, 𝟏𝟒𝟑 ); khả năng cung cấp thông tin (𝜷 = 𝟎, 𝟏𝟑𝟓 ). Thực hiện kiểm định sự khác biệt đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics về hình thức sở hữu, thời gian sử dụng dịch vụ, quy mô doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động cũng cho thấy khơng có sự khác biệt nào.
Tài liệu này sẽ mang đến cho những nhà lãnh đạo có được nguồn kiến thức làm nền tảng cho việc điều chỉnh các kế hoạch mang tầm chiến lược, nâng cao khả năng cung cấp và làm tăng tiềm lực cạnh tranh cho tổ chức của mình. Các kết quả thống kê trong chương này giúp làm nền để tác giả đưa ra những kiến nghị trong chương 5.