3.1. Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp Phỏng vấn nhóm chuyên gia (n=10) Điều chỉnh thang đo Thang đo chính thức Nghiên cứu định lượng
(n=213)
Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kiểm định hồi qui và tương quan
Kết quả nghiên cứu Kiểm định mơ hình Kết luận và kiến nghị Xác định
Qui trình có 6 bước: (1) Phỏng vấn với nhóm chuyên gia (10 người): để điều chỉnh thang đo và đưa ra thang đo chính thức chuẩn bị cho khảo sát định lượng; (2) Thu thập dữ liệu: Phát bảng câu hỏi khảo sát, tập hợp lại, chọn lọc, làm sạch dữ liệu và thực hiện thống kê mô tả mẫu nghiên cứu; (3) Đánh giá Cronbach’s Alpha của thang đo: loại bỏ và sắp xếp lại các biến quan sát của thang đo; (4) Phân tích EFA: Kiểm định KMO và Bartlett’s, xác định giá trị Eigenvalue và phương sai trích, hệ số tải nhân tố và ma trận xoay các nhân tố, hiệu chỉnh lại mơ hình (nếu có); (5) Kiểm định tương quan và hồi qui: Nhằm đánh giá mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, đo lường trọng số của các biến quan sát; (6) Kiểm định phân tích phương sai ANOVA: Để so sánh sự khác biệt đối với đánh giá cạnh tranh doanh nghiệp Logistics từ phía khách hàng dựa vào hình thức, thời gian, lĩnh vực kinh doanh, quy mô nhân viên. Từ đó, tác giả phân tích các giả thuyết, đưa ra kiến nghị phù hợp.
3.2. Nghiên cứu định tính
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
Tác giả thực hiện phương pháp phỏng vấn chuyên gia nhằm xác định các nhân tố quyết định thơng qua trường hợp điển hình là Cơng ty TNHH SDB Việt Nam nhằm khẳng định lại sự hợp lý của mơ hình nghiên cứu. Nhóm chuyên gia để phỏng vấn gồm có 10 người, trong đó 5 người có kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong các doanh nghiệp Logistics, hiện đang là các giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng chứng từ và 5 người là các khách hàng lâu năm của SDB Việt Nam.
Dựa trên bảng câu hỏi đã được lập, tác giả lần lượt tiến hành việc phỏng vấn và trao đổi như sau:
-Giới thiệu lần lượt các chuyên gia với nhau và giải thích thêm về đề tài nghiên cứu cũng như mục đích của việc thảo luận này.
-Tiếp đó, tác giả trao đổi với các chuyên gia về các câu hỏi mang tính chất gợi mở để xem họ nhận xét gì với các nhân tố ảnh hưởng.
-Tác giả liệt kê chi tiết các nhân tố ra và nêu lên các quan điểm của mình. Các chuyên gia lần lượt bày tỏ những suy nghĩ của mình, phản biện lại ý kiến của nhau cho đến khi cả nhóm đồng ý tập hợp những ý kiến chung. Tác giả ghi chép lại và tiếp
tục trao đổi về những ý kiến chung này nhằm mục đích đo lường về mức độ ảnh hưởng trong điều kiện thực tế.
Thang đo các nhân tố này dựa trên các nghiên cứu của Voss và cộng sự (2006), nghiên cứu của Yoon và Park (2014), nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Thủy (2013), nghiên cứu của Wong và Karia (2010) và nghiên cứu của Rafid và Jaafar (2007) kết hợp với các nội dung lý thuyết của ngành có liên quan. Tuy nhiên, do sự khác biệt về loại hình dịch vụ cung cấp, về yếu tố văn hóa và về lãnh thổ quốc gia, vì thế thơng qua việc trao đổi và phỏng vấn với nhóm chuyên gia gồm 10 người với thang đo gồm 5 biến độc lập và 22 thang đo, tác giả tiến hành điều chỉnh cho phù hợp.
Thang đo về giá cả
Bao gồm 5 thang đo từ GC1 đến GC5, được xây dựng từ các lý luận của cơ sở lý thuyết và tham khảo với thang đo của Yoon và Park (2014), Phạm Thị Thanh Thủy (2013) và Rafid và Jaafar (2007).
Thang đo về độ tin cậy
Bao gồm 4 thang đo từ TC1 đến TC4, được xây dựng từ các lý luận của cơ sở lý thuyết và tham khảo với thang đo của Voss và cộng sự (2006), Yoon và Park (2014), Phạm Thị Thanh Thủy (2013) và Rafid và Jaafar (2007).
Thang đo về chuyên môn nhân viên
Thang đo cho nhân tố bao gồm 7 thang đo từ NV1 đến NV7, được xây dựng từ các lý luận của cơ sở lý thuyết và tham khảo với thang đo của Phạm Thị Thanh Thủy (2013) và Wong và Karia (2010).
Thang đo về khả năng cung cấp thông tin
Thang đo cho nhân tố khả năng cung cấp thông tin bao gồm 4 thang đo từ TT1 đến TT4, được xây dựng từ các lý luận của cơ sở lý thuyết và tham khảo với thang đo của Wong và Karia (2010), Rafid và Jaafar (2007) và Phạm Thị Thanh Thủy (2013).
Thang đo về khả năng đáp ứng dịch vụ
Thang đo cho nhân tố này bao gồm 5 thang đo từ DV1 đến DV5, được xây dựng từ các lý luận của cơ sở lý thuyết và tham khảo với thang đo của Voss và cộng sự (2006), Yoon và Park (2014), Phạm Thị Thanh Thủy (2013) và Rafid và Jaafar (2007).
Thang đo về năng lực cạnh tranh
Thang đo cho nhân tố này bao gồm 4 thang đo từ CT1 đến CT4, được xây dựng từ các lý luận của cơ sở lý thuyết và tham khảo với thang đo của Rafid và Jaafar (2007), Wong và Karia (2010) và Yoon và Park (2014).
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia (kết quả phỏng vấn chuyên
gia xem phụ lục 2), phỏng vấn và trao đổi, tác giả đã lưu lại nhiều đóng góp như sau:
Nhóm chuyên gia đã thu gọn và chỉnh sửa các câu từ nhằm giúp thang đo tránh bị trùng lặp, súc tích và dễ hiểu.
-Giá cả: Đa số các chuyên gia cho biết “cước phí” (GC1) và “phụ phí” (GC2) đều ảnh hưởng đến giá cả của gói dịch vụ mang đến cho khách hàng, cho nên các chuyên gia đã gộp 2 thang đo này thành “SDB thực hiện gói dịch vụ với cước phí, phụ phí hợp lý”. Vì vậy nhóm thang đo về giá cả có 4 thang đo.
-Độ tin cậy: Nhóm chuyên gia đồng ý với 4 thang đo của nhóm này.
-Chun mơn nhân viên: Nhóm chun gia cùng thảo luận và đưa ra ý kiến cho rằng thang đo “Nhân viên của SDB được trang bị kỹ năng về nghiệp vụ” (NV3) và “Nhân viên của SDB thực hiện các thao tác chính xác” (NV4) đều liên quan đến nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên, do đó quyết định gộp chung lại thành “ Nhân viên của SDB thao tác nghiệp vụ một cách chính xác”. Nhân tố này sẽ bao gồm 6 thang đo.
-Khả năng cung cấp thơng tin: Nhóm chun gia đồng ý với 4 thang đo của nhóm này.
-Khả năng đáp ứng dịch vụ: Nhóm chuyên gia nhận xét rằng quá trình thực hiện dịch vụ có chun nghiệp hay khơng cũng phụ thuộc vào trình tự các bước tiến hành dịch vụ hay được gọi là quy trình, do vậy nhóm chun gia đề nghị nên gộp 2 thang đo (DV1) và (DV2) và điều chỉnh thành thang đo “ SDB đơn giản hóa quy trình thực hiện dịch vụ nhờ tính chuyên nghiệp”. Do vậy, nhân tố này gồm 4 thang đo.
-Năng lực cạnh tranh: Nhóm chuyên gia đồng thuận với nội dung của 4 thang đo.
Qua cuộc phỏng vấn và lấy kiến kiến từ các chuyên gia, tác giả tổng hợp lại và nhận thấy xung quanh các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tập trung vào 5 nhân tố và được xếp theo thứ tự của mức độ ảnh hưởng tăng dần:
(1) Khả năng đáp ứng dịch vụ (2) Độ tin cậy
(3) Chuyên môn nhân viên (4) Giá cả
(5) Khả năng cung cấp thông tin
Kết thúc giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, kết quả định tính thu được 5 biến quan sát với 22 thang đo. Như vậy, mơ hình nghiên cứu vẫn được giữ nguyên và phù hợp với mơ hình nghiên cứu do tác giả đề xuất ban đầu, mơ hình nghiên cứu chính thức như sau:
H1+
H2+
H3 +
H4+
H5+
Hình 3.2. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh sau bước nghiên cứu định tính
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
3.3. Nghiên cứu định lượng.