Phương pháp CAMELS (2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 29)

CAMELS là hệ thống đánh giá xếp hạng các ngân hàng với mục đích xác định tình trạng hoạt động và điểm mạnh, điểm yếu xét trên ba khía cạnh: tình trạng tài chính, tình hình hoạt động và tình trạng quản trị.

Hệ thống đánh giá Camels đánh giá sáu yếu tố: mức độ an toàn vốn (Capital

Adequate), chất lượng tài sản (Assets quality), hệ thống quản trị (Management), lợi nhuận (Earnings), khả năng thanh khoản (Liquidity) và mức độ nhạy cảm thị trường (Sensitive to market risk). Camels là một hệ thống tiêu chuẩn giúp đánh giá chất lượng

của ngân hàng dựa trên các chỉ tiêu tiêu chuẩn được cung cấp với ý nghĩa đánh giá cụ

thể.

Các nhân tố tài chính và quản trị của ngân hàng được đánh giá dựa trên các mặt sau:

v Mức độ an toàn vốn

Các tổ chức tài chính phải giữ được nguồn vốn tương ứng với quy mơ và các

rủi ro của nó cũng như khả năng quản trị nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi, kiểm sốt

các rủi ro này. Ảnh hưởng của tín dụng, thị trường và các rủi ro khác tác động lên tình trạng tài chính của ngân hàng cũng cần được xem xét khi đánh giá mức độ an tồn vốn. Tính chất và số lượng rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tài chính là cơ sở xác định nhu cầu vốn cần thiết ở mức tối thiểu để có được khả năng chịu đựng được các thiệt hại có thể xảy ra từ các rủi ro này.

v Chất lượng tài sản

Đánh giá chất lượng tài sản phản ánh chất lượng của tất cả tài sản hiện hữu và

tiềm tàng rủi ro như tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, danh mục tín dụng, bất động sản và các giao dịch ngoại bảng. Khả năng quản trị nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi, kiểm soát các rủi ro này cũng được phản ánh trong việc đánh giá nhân tố chất lượng tài

sản

v Hệ thống quản trị

Đánh giá hệ thống quản trị phản ánh khả năng của bộ phận quản lý ngân hàng

trong việc phát hiện, đo lường, theo dõi, kiểm sốt các rủi ro và đảm bảo được tình trạng tài chính an tồn, lành mạnh, hoạt động hiệu quả và tuân thủ các quy định quản lý hiện hành.

Tùy vào bản chất và quy mơ hoạt động của tổ chức tín dụng, việc quản trị cần theo dõi được các rủi ro sau: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, danh tiếng, chiến lược, rủi ro pháp lý, rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác.

v Lợi nhuận

Nhân tố lợi nhuận được đánh giá không chỉ dựa trên giá trị hiện tại và xu

hướng lợi nhuận của ngân hàng mà còn quan đến đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự ổn định và chất lượng lợi nhuận của ngân hàng. Mức lợi nhuận hiện tại của

ngân hàng có thể đến từ việc thả lỏng quản lý rủi ro tín dụng hoặc quản lý khơng phù

hợp dẫn đến rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường cao. Chất lượng của lợi nhuận cũng

không được đánh giá cao khi dựa vào các khoản thu nhập hay các nghiệp vụ bất thường của ngân hàng hoặc các ưu đãi về thuế. Các khoản lợi nhuận tương lai có thể

sụt giảm nghiêm trọng trong trường hợp không phân bổ hợp lý nguồn lực và khơng

kiểm sốt chi phí hiệu quả, sai lầm trong chiến lược kinh doanh, khả năng quản trị kém hoặc khơng kiểm sốt được rủi ro.

v Khả năng thanh khoản

Việc đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng phải dựa trên những xem xét về nguồn vốn hiện có để đáp ứng các như cầu thanh khoản cũng như thực tế của việc quản trị trong tương quan với quy mơ, tính phức tạp và các rủi ro hiện hành của ngân hàng. Việc quản lý thanh khoản phải đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp

ứng các nghĩa vụ tài chính của mình kịp thời và các nhu cầu của khách hàng. Hệ thống

quản lý thanh khoản phải đủ khả năng xử lý các thay đổi bất ngờ trong nguồn vốn, phản ứng kịp thời với các biến động thị trường có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của tài sản với thiệt hại nhỏ nhất có thể. Khơng những vậy, việc quản trị thanh khoản ngân hàng cũng phải đảm bảo một chi phí duy trì thanh khoản thấp và không phụ thuộc vào nguồn vốn không ổn định.

v Mức độ nhạy cảm thị trường

Việc đánh giá nhân tố mức độ nhạy cảm thị trường dựa trên những ảnh hưởng

đến lợi nhuận và nguồn vốn của ngân hàng trước các biến động của lãi suất, tỷ giá, giá

hàng hoặc giá trị cổ phiếu. Khả năng của bộ phận quản trị trong việc phát hiện, đo

lường, theo dõi, kiểm soát các rủi ro thị trường, cũng như quy mơ, bản chất và tính

phức tạp của hoạt động ngân hàng, mức độ an toàn vốn và lợi nhuận tương ứng với rủi ro của ngân hàng đều cần phải được xem xét đến.

Xếp loại, điểm, đánh giá và các ý nghĩa của loại xếp hạng được liệt kê trong

(Phụ lục 2).

Dù ra đời đã lâu nhưng đến nay phương thức đánh giá sức khỏe ngân hàng CAMELS vẫn đang được áp dụng một cách rộng rãi tại nhiều quốc gia. Đây cũng là phương thức đánh giá được Mỹ áp dụng để đánh giá sức khỏe các ngân hàng nhằm xác

định ngân hàng nào cần thực hiện những biện pháp hỗ trợ trong cuộc khủng hoảng tài

chính diễn ra năm 2008. Phương pháp CAMELS cũng là cơ sở cho nhiều hệ thống và phương thức đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng đang được nhiều chính phủ và các tổ chức đánh giá tài chính sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)