Thực hiện tăng vốn chủ sở hữu là một giải pháp có thể giải quyết được vấn đề thanh khoản của ngân hàng.
- Xem xét lại quy trình thẩm định, các điểm sơ hở của quy trình cần phải được khắc phục; cán bộ tín dụng cũng cần quán triệt đạo đức nghề nghiệp, tránh tình trạng thổi phồng giá trị tài sản định giá cho vay, hoặc bỏ qua những rủi ro đã
lường trước vì lợi ích cá nhân.
- Hiện tại các ngân hàng đang tồn tại nợ xấu rất cao do nhiều nguyên nhân, trong
đó nguyên nhân cơ bản là hiện tại các doanh nghiệp vay vốn đang gặp rất nhiều
khó khăn trong kinh doanh, kinh doanh không hiệu quả, sử dụng tiền vay khơng
đúng mục đích…mặt khác các doanh nghiệp này nguồn vốn của họ chủ yếu là vốn vay ngân hàng, càng khó khăn họ lại tiếp tục vay. Những đối tượng này các
ngân hàng phải xem xét kỹ và cần hạn chế cho vay khi chưa giải quyết xong nợ
xấu.
Tăng cường huy động vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời cải thiện
khả năng thanh khoản tạm thời.
Thay đổi cơ cấu vốn của ngân hàng. Hiện nay huy động của ngân hàng chủ yếu
tập trung vào các kỳ hạn ngắn, nhưng lại thực hiện cấp tín dụng cho nhiều khoản vay
trung và dài hạn. Điều này tạo chênh lệch thanh khoản của các ngân hàng, từ đó suy
yếu khả năng chống lại những rủi ro về thanh khoản có thể xảy ra. Do đó các NHTM
Việt Nam nên tìm các biện pháp cơ cấu lại hoạt động huy động vốn của mình, tạo
đường cong lãi suất, tập trung thu hút đối với các kỳ hạn dài, tránh tình trạng sử dụng vốn chênh lệch kỳ hạn thanh khoản.
NHNN Việt Nam tái cấp vốn đối với các NHTM thiếu hụt thanh khoản tạm thời để đảm bảo khả năng chi trả cho các NHTM và có thể trở lại hoạt động bình thường.
NHNN Việt Nam phải giám sát chặt chẽ tình hình tài chính của các NHTM và
làm ảnh hưởng đến cả hệ thống Ngân hàng Việt Nam, đồng thời NHNN cũng cần có những biện pháp mạnh tay khi các ngân hàng vi phạm về các chỉ tiêu an tồn trong q trình hoạt động, như hạn chế mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động nếu các ngân hàng vi phạm…