Sức khỏe tài chính của ngân hàng ln là một vấn đề được nhiều quan tâm và
đã có rất nhiều nghiên cứu đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng được thực hiện.
Năm 1968, Edward Altman cơng bố nghiên cứu trong đó ơng đã dùng Phân tích đa biệt số để dự đốn rủi ro vỡ nợ dựa trên các chỉ tiêu tài chính. Altman đã sử
dụng một nhóm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu kinh tế nhằm dự đoán khả năng phá sản của doanh nghiệp. Mơ hình hình thành dựa trên nghiên cứu này có khả năng dự đốn chính xác 94% trước khi xảy ra sự kiện vỡ nợ của doanh nghiệp. Mơ hình này có
khả năng đưa ra cảnh báo hai năm trước khi công ty vỡ nợ. Một nghiên cứu khác của Altman năm 1972 sử dụng các dữ liệu kế toán cũng có khả năng đưa ra cảnh báo chính xác ba năm trước sự kiện vỡ nợ. Các nghiên cứu của Altman lần đầu tiên xây dựng
ty dựa trên năm chỉ tiêu: vốn lưu động/tổng tài sản, lợi nhuận chưa phân phối/tổng tài
sản, lợi nhuận trước lãi và thuế/tổng tài sản, vốn hóa thị trường/tổng nợ phải trả và
doanh thu thuần/tổng tài sản.
Một nghiên cứu năm 1999 đã sử dụng các dữ liệu kế tốn và tài chính của ngân hàng nhằm xếp hạng hoặc dự đốn chính xác kết quả xếp hạng BFSRs của Moody (Poon, 1999). Nghiên cứu này đã chứng minh được rằng các chỉ số tài chính có khả
năng phân loại được xếp hạng năng lực tài chính BFSRs của Moody đối với các ngân
hàng. Nghiên cứu này là cơ sở ban đầu cho việc tìm ra các chỉ tiêu tài chính có khả
năng phân biệt được sức mạnh tài chính của ngân hàng dựa theo đánh giá BFSRs của
Moody.
Năm 2009, Firas M. Saab cũng công bố đề tài nghiên cứu sử dụng công cụ Phân tích đa biệt số để phân tích các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng nhằm tìm ra được các chỉ tiêu có ý nghĩa trong việc xếp hạng năng lực tài chính ngân hàng của Moody.
Mười một chỉ tiêu tài chính đánh giá các nhân tố như khả năng thanh khoản, cấu trúc
tài sản, khả năng sinh lợi, hiệu quả hoạt động và giá trị thị trường đã được đưa vào phân tích. Ba biến có ý nghĩa lớn nhất, có khả năng phân biệt được xếp hạng cao hoặc thấp dựa trên đánh giá BFSRs của Moody thuộc nhóm chỉ tiêu thanh khoản (hai biến) và khả năng sinh lợi (một biến), với xác xuất dự đốn chính xác lên đến 83%. Nghiên
cứu này đã phân tích một cách có hệ thống về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài
chính của các NHTM của một quốc gia theo đánh giá của Moody.
Nghiên cứu về hệ thống xếp hạng Moody của Karminsky năm 2011 sử dụng mơ hình phân tích hồi quy Logit cũng đưa ra được các chỉ số tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả xếp hạng tình hình tài chính các ngân hàng của Moody. Karminsky đã thực hiện phân tích mười tám chỉ tiêu tài chính thuộc năm nhóm chỉ tiêu là quy mơ, khả năng sinh lợi, hiệu quả hoạt động, chất lượng tài sản, mức độ an toàn
Moody. Các chỉ tiêu lần lượt là Logarit của tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập lãi trên tài sản sinh lãi trung bình, tỷ lệ chi phí lãi trên thu nhập lãi, tỷ lệ chi phí lãi trên nợ phải trả chịu lãi trung bình, tỷ lệ chi phí lương trên thu nhập hoạt động, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên vốn chủ sở hữu.
Kết luận chương 1
Tình hình tài chính của ngân hàng có thể đánh giá dựa trên các mặt như sự ổn định tài chính, mức độ an tồn tài chính và khả năng sinh lợi vượt trội hơn các ngân
hàng khác.
Năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của ngân hàng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nội sinh và ngoại sinh như: trình độ quản lý, quy mô và chất lượng tài
sản, vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lợi, hệ thống quản trị rủi ro hay trình độ phát triển
của nền kinh tế, trình độ phát triển của thị trường tài chính, mơi trường pháp lý và các
biến kinh tế vĩ mơ.
Có nhiều phương pháp đánh giá ngân hàng đang được áp dụng hiện nay, trong
đó nổi bật nhất là đánh giá theo phương pháp Camels, khung tiêu chuẩn Basel, hoặc hệ
thống đánh giá xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới như Standard & Poor, Flitch hay Moody.
Nhằm thực hiện đánh giá năng lực tài chính cũng như mức độ an toàn của các ngân hàng, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong đó chỉ ra các chỉ tiêu tài chính
của ngân hàng có thể đưa ra dự đốn chính xác năng lực tài chính cũng như khả năng vỡ nợ của các ngân hàng trên thế giới.
CHƯƠNG 2