1.3.3.1. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor (S&P)
Một điểm chung của việc đánh giá xếp hạng các tổ chức tài chính của các tổ
chức xếp hạng tín nhiệm như Standard & Poor, Flitch hay Moody là đều đưa ra đánh giá các tổ chức tài chính trên hai cấp độ: đánh giá sức mạnh tài chính riêng (stand- alone assessment) và đánh giá xếp hạng tài chính chung (all-in ratings). Đánh giá sức
mạnh tài chính riêng hay đánh giá sức mạnh tài chính nội tại là đánh giá khả năng của
ngân hàng trong trường hợp hoàn toàn độc lập và không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ bên ngồi. Đánh giá sức mạnh tài chính chung là đánh giá khả năng hoạt động
của ngân hàng dựa trên giả thuyết về các nguồn hỗ trợ từ bên ngồi mà ngân hàng có
Đánh giá xếp hạng sức mạnh tài chính riêng của S&P được thực hiện dựa trên hồ sơ cơ sở (anchor profile) của ngân hàng. Đầu tiên, S&P sẽ đánh giá nền kinh tế và
các rủi ro của quốc gia sở tại, tạo nên đánh giá rủi ro ngành ngân hàng quốc gia (Banking Industry Country Risk Assessments – BICRA). Sau đó dựa trên đánh giá rủi ro BICRA của quốc gia đặt trụ sở của ngân hàng, kết hợp với đánh giá rủi ro BICRA bình quân gia quyền của tất cả các quốc gia mà ngân hàng đang hoạt động, S&P tạo ra
hồ sơ cơ sở của ngân hàng. Cuối cùng, S&P sử dụng các điểm mạnh và điểm yếu của
ngân hàng kết hợp với hồ sơ cơ sở để đưa ra đánh giá sức mạnh tài chính riêng của ngân hàng.
S&P đã có những thay đổi đáng kể trong việc phân tích ngân hàng kể từ thời
điểm khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Sức mạnh tài chính riêng của ngân hàng
chiếm tỷ trọng cao so với quá khứ khi S&P cho rằng các nhân tố không ổn định ảnh
hưởng nhiều đến hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra trong việc đánh giá vai trò của các hỗ trợ từ bên ngoài của ngân hàng, S&P tập trung nhiều hơn đến mức độ ảnh hưởng của ngân hàng trong hệ thống tài chính quốc gia và xu hướng hỗ trợ của chính phủ nước sở tại đối với các ngân hàng. Và kết quả là mức độ ảnh hưởng trong hệ thống tài
chính quốc gia càng lớn, ngân hàng càng có một đánh giá xếp hạng tài chính chung tốt
hơn.
1.3.3.2. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Flitch
Đánh giá xếp hạng sức mạnh tài chính riêng của Flitch tập trung nhiều vào các
cam kết ngoại bảng, các nguồn tài trợ và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. Để tiện trong việc so sánh Flitch đã đưa ra một bảng kết hợp để chuyển đổi kết quả đánh giá
sức mạnh tài chính riêng sang thang điểm đánh giá sức mạnh tài chính chung của ngân
hàng. Nhằm thúc đẩy tính minh bạch trong xếp hạng của mình, Flitch đã đưa ra các xếp
hạng riêng lẻ trên thang điểm năm cấp độ được thiết kế nhằm đánh giá khả năng xảy ra
Mặc dù có thực hiện đánh giá rủi ro hệ thống và xếp hạng hệ thống ngân hàng
quốc gia, nhưng các đánh giá này của Flitch chỉ được sử dụng cho đánh giá xếp hạng chung chứ không đưa vào trong đánh giá xếp hạng tài chính riêng của ngân hàng. Rủi ro hệ thống của Flitch được đo lường thông qua hai phương thức tiếp cận, tập trung vào các đặc tính và sự ổn định tài chính của quốc gia. Phương thức đầu tiên sử dụng cách tiếp cận từ dưới lên trên, khi đánh giá trung bình hệ thống dựa trên các xếp hạng sức
mạnh tài chính riêng của ngân hàng. Phương thức thứ hai sử dụng những chỉ tiêu vĩ mô được thiết kế nhằm ghi nhận những bất thường trong tăng trưởng tín dụng cho khu vực tư nhân hoặc sự tăng lên bất thường của giá tài sản.