Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên ngành thống kê 3 tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 44 - 47)

3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

3.3.4.6. Phân tích hồi quy

“Phân tích hồi quy là bước quan trọng trong việc xác định các nhân tố có ảnh

hưởng đến sự hài lịng cơng việc sau khi đã tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố, phân tích tương quan. Với kết quả thu được từ phân tích hồi quy, tác giả phân tích đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình, kết luận mức độ tác động của các nhân tố đến sự hài lịng với cơng việc, kiểm tra các hiện tượng tự tương quan, đa cộng tuyến.”

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, tác giả đã cho thấy được quy trình nghiên cứu của đề tài, mơ hình nghiên cứu, cũng như các vấn đề cần thiết trong việc thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát và các bước phân tích như: thiết kế bảng hỏi, các bước điều tra, thống kê mơ tả dữ liệu và thực hiện các phân tích cần thiết khi tiến hành chạy mơ hình hồi quy cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 này trình bày kết quả nghiên cứu định lượng, thơng tin về mẫu khảo sát, kiểm định thang đo lường, thực hiện phân tích hồi quy để xem xét các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên với công việc. Đồng thời, tiến hành kiểm định các giả thiết nghiên cứu đã đặt ra thực hiện thông qua phần mềm SPSS.

4.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC CƠ QUAN THỐNG KÊ

Hiện nay, Tổng cục Thống kê là cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhà nước về thống kê; tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật. Tổng cục Thống kê được tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính: Cơ quan Tổng cục Thống kê ở Trung ương với 16 đơn vị hành chính và 9 đơn vị sự nghiệp; các cơ quan thống kê ở địa phương với 63 Cục Thống kê tỉnh, thành phố và 713 Chi cục Thống kê huyện, quận; với tổng số trên 5,3 nghìn cơng chức, viên chức, trong đó nữ chiếm tỷ lệ xấp xỉ 43%, 66% cơng chức, viên chức có trình độ đại học và trên đại học.

“Trải qua 2/3 thế kỷ xây dựng và trưởng thành, ngành Thống kê Việt Nam đã

và đang khẳng định được vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin thống kê phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp nhằm đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân. Những thông tin thống kê do Tổng cục Thống kê công bố, cung cấp là nguồn thơng tin chính thống, có tính pháp lý, được các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tin cậy, sử dụng.”

“Ngày 6 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 61/SL

Thống kê và Tổng cục Thống kê ngày nay và ngày 6/5 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Ngành Thống kê Việt Nam.”

“Trong những năm đổi mới vừa qua, công tác thống kê của nước ta đã có

bước phát triển mới và đạt nhiều kết quả, tiến bộ trên mọi mặt: Môi trường pháp lý cho công tác thống kê được tăng cường, Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã được ban hành và phát huy tác dụng tích cực; Hệ thống tổ chức thống kê Nhà nước tiếp tục được củng cố, hoàn thiện; Phương pháp luận thống kê theo chuẩn mực quốc tế từng bước được đổi mới và áp dụng thành công; Công nghệ hiện đại trong xử lý và truyền đưa thông tin ngày càng được áp dụng rộng rãi; Hoạt động phổ biến thông tin thống kê từng bước được đổi mới với nhiều hình thức đa dạng; Lĩnh vực hợp tác quốc tế cũng đạt nhiều kết quả qua việc Tổng cục Thống kê tích cực, chủ động hội nhập và tham gia vào các hoạt động thống kê quốc tế…Qua đó, vị thế của Thống kê Việt Nam trong khu vực và trên thế giới đã dần được nâng lên.”

“Tuy nhiên để đáp ứng tốt hơn yêu cầu hội nhập và phát triển, ngành Thống

kê Việt Nam cần có những bước đổi mới quan trọng. Ngày 2 tháng 3 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 312/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê; Tiếp sau đó, ngày 18 tháng 10 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1803/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn năm 2030. Đây là những căn cứ quan trọng để ngành Thống kê Việt Nam tiếp tục nâng cao năng lực, phát triển mạnh hơn, sâu hơn quá trình hội nhập với thống kê thế giới, đặc biệt đáp ứng và thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị đã được Đảng và Nhà nước giao phó với mục tiêu: “Thống kê Việt Nam phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở

hoàn thiện hệ thống tổ chức, bảo đảm đủ số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng đồng bộ phương pháp thống kê tiên tiến và tăng cường sử dụng cơng nghệ hiện đại; Hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia tập trung, thống nhất, thông suốt và hiệu quả với số lượng thông tin ngày càng đầy đủ và chất lượng thông tin ngày càng cao; phấn đấu đến năm 2020 Thống kê Việt Nam đạt trình độ khá và năm 2030 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên ngành thống kê 3 tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 44 - 47)