NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên ngành thống kê 3 tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 37 - 40)

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính

Tác giả tiến hành thảo luận nhóm chuyên gia bao gồm 10 người là các cán bộ quản lý lâu năm của các cơ quan thống kê thuộc 03 tỉnh ĐBSCL (Chi tiết xem tại

Phụ lục 1).

“Tác giả nêu mục đích của cuộc thảo luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài

lịng của nhân viên với cơng việc, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố như thế nào? Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu của tác giả”có cần bổ sung thêm yếu tố mới hay không?

Tác giả nêu sơ lược về mơ hình nghiên cứu đi trước như mơ hình của Trần Kim Dung (2005), mơ hình của Đỗ Phú Trần Tình và cộng sự (2012)…

Tác giả nêu một số câu hỏi để nhóm thảo luận. Tiến hành thảo luận nhóm với 10 chuyên gia là những nhân viên đã có thâm niêm cơng tác ít nhất 05 năm ở cơ quan để chỉnh sửa nội dung thang đo cho phù hợp với thực tế cơ quan.

Tác giả trình bày mơ hình của mình áp dụng cho các cơ quan thống kê và sử dụng thang đo sự thỏa mãn với công việc của Trần Kim Dung (2005) về “thực hiện điều chỉnh và kiểm định thang đo ý thức hài lịng đối với cơng việc (Organizational commitment – OCQ) của Mowday & ctg (1979) vào điều kiện Việt Nam”.

Để thực hiện việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng của nhân viên với công việc tại các cơ quan thống kê, tác giả đã thực hiện nghiên cứu các nhân tố bao gồm: (1) Hiệu quả công việc; (2) Cơ hội đào tạo và thăng tiến; (3) Thu nhập; (4) Quan hệ nơi làm việc; (5) Trao đổi thơng tin; (6) Chính sách và quy trình làm việc; (7) Bản chất cơng việc; (8) Văn hóa tổ chức.

3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi thảo luận nhóm, các thành viên thống nhất đưa ra 8 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc và tác giả sử dụng nó làm mơ hình nghiên cứu của mình. Cụ thể: (1) Lãnh đạo gồm 4 biến quan sát; (2) Đào tạo và thăng tiến gồm 4 biến quan sát; (3) Thu nhập gồm 5 biến quan sát; (4) Đồng nghiệp gồm 4 biến quan sát; (5) Môi trường làm việc gồm 4 biến quan sát; (6) Sự đảm bảo công việc gồm 4 biến quan sát; (7) Bản chất công việc gồm 4 biến quan sát; (8) Văn hóa tổ chức gồm 3 biến quan sát và một biến phụ thuộc là Sự hài lòng gồm 3 biến quan sát.

Tương ứng với mỗi nhóm nhân tố là các thang đo cụ thể nhằm khảo sát, đánh giá từ mức độ hoàn toàn khơng đồng ý đến hồn toàn đồng ý và được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 3.1: Các thang đo thuộc các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu

STT Nội dung

Hiệu quả cơng việc (LD)

1 “Lãnh đạo sẵn sàng hỗ trợ trong công việc”

2 “Lãnh đạo quan tâm đến cuộc sống nhân viên”

3 “Lãnh đạo biết động viên tinh thần làm việc của nhân viên”

4 “Lãnh đạo biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân viên”

Cơ hội đào tạo và thăng tiến (TT)

5 “Nhân viên có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp”

6 “Nhân viên có cơ hội được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ”

7 “Nhân viên được cử đi đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ”

Thu nhập (PL)

9 “Các chương trình phúc lợi của Cơ quan rất tốt”

10 “Mức trả lương phù hợp với năng lực của nhân viên”

11 “Mức lương đảm bảo mức sống của nhân viên”

12 “Cơ quan luôn tuân thủ đầy đủ các chính sách về bảo hiểm xã hội và bảo

hiểm y tế”

13 “Cơ quan luôn tạo điều kiện cho Anh, Chị được nghỉ phép, nghỉ bệnh khi có

nhu cầu.”

Đồng nghiệp (DN)

14 “Đồng nghiệp vui vẻ, thoải mái, hòa đồng và dễ chịu”

15 “Đồng nghiệp cạnh tranh công bằng và lành mạnh”

16 “Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ nhau trong công việc”

Mơi trường làm việc (MT)

17 “Máy móc trang thiết bị hiện đại”

18 “Văn phòng làm việc khang trang, sạch sẽ”

19 “Bảo đảm các điều kiện an toàn, bảo hộ lao động”

20 “Thời gian làm việc được sắp xếp hợp lý”

Sự đảm bảo công việc (DB)

21 “Cơ quan hoạt động hiệu quả”

22 “Vị trí cơng việc tương đối ổn định”

24 “Anh/ Chị được ký hợp đồng lao động đúng quy định”

Bản chất công việc (CV)

25 “Công việc rất thú vị và phù hợp với chun mơn”

26 “Cơng việc có nhiều cơ hội thách thức”

27 “Công việc phát huy được năng lực của nhân viên”

28 “Cơng việc tích lũy nhiều kinh nghiệm kỹ năng thực tiễn”

Văn hóa tổ chức (VH)

29 “Văn hóa Cơ quan tốt đẹp”

30 “Hành vi ứng xử trong Cơ quan nề nếp, lịch sự”

31 “Yêu thương và giúp đỡ nhau là truyền thống của Cơ quan”

Sự hài lòng của nhân viên (HL)

32 “Nhân viên cảm thấy tự hào là một phần của Cơ quan”

33 “Nhân viên gắn bó trọn đời với Cơ quan”

34 “Nhân viên sẵn sàng nỗ lực hết mình để giúp tổ chức thành cơng”

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên ngành thống kê 3 tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)