Kết quả khảo sát về quá trình lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 60)

f. Xây dựng các kế hoạch, thủ tục kiểm toán

2.5. Thực trạng quá trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại các công ty kiểm

2.5.2. Kết quả khảo sát về quá trình lập kế hoạch kiểm toán

Tồn bộ các cơng ty khảo sát đều có kiến thức về lập kế hoạch kiểm tốn ở các cấp độ khác nhau. Theo kết quả khảo sát thì 48% ý kiến cho rằng việc lập kế hoạch kiểm toán là cần thiết, 26% là rất cần thiết, 26% là trung dung. Tuy nhiên, số công ty thực hiện lập kế hoạch kiểm tốn chiếm 82% (23 cơng ty) trong tổng số cơng ty kiểm

tốn được khảo sát, trong đó cơng ty kiểm tốn vừa thực hiện 100%, và cơng ty kiểm

toán nhỏ thực hiện lập kế hoạch là 76%.

STT Quy mô Số lượng Lượng thực hiện

Tỷ lệ % Theo quy

Theo mẫu

1 Vừa 7 7 100.00% 25%

2 Nhỏ 21 16 76% 57%

Tổng cộng 28 23 82%

Bảng 2- 3: Tỷ lệ cơng ty kiểm tốn thực hiện lập kế hoạch

Nguyên nhân chủ yếu mà các cơng ty kiểm tốn trên không thực hiện lập kế hoạch kiểm tốn:

- Cơng ty kiểm tốn nhỏ nhận định khơng lập kế hoạch kiểm toán để giảm bớt chi phí cho cuộc kiểm tốn đối với cơng ty mình (40% trên tổng số công ty kiểm tốn khơng lập kế hoạch – 2 công ty)

- Công ty kiểm toán nhỏ cho rằng việc lập kế hoạch kiểm tốn cũng khơng cần thiết vì khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng nhỏ, đặc điểm kinh doanh đơn giản (60% - 3 công ty)

Nhận định về vai trò của hội nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam trong việc xây dựng, ban hành và hướng dẫn luật kiểm tốn nói chung và q trình lập kế hoạch kiểm tốn nói riêng, phần lớn các cơng ty kiểm tốn tỏ ra không mấy quan tâm (51% trên tổng số ý kiến khảo sát), số khác cho rằng hầu như khơng có vai trị gì (9%), cho thấy việc củng cố, nâng cao vai trò của tổ chức hội là vấn đề cần thiết, cấp bách hiện nay.

Biểu đồ 2- 1: Vai trò của Hội nghề nghiệp

Thực tiễn khảo sát việc thực hiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại một số cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ tại TP HCM cho kết quả cụ thể như sau:

2.5.2.1. Về phía cơng ty kiểm tốn

- Nhân viên tại các cơng ty kiểm tốn chủ yếu là có trình độ đại học (chiếm 100% ý kiến).

Biểu đồ 2- 2: Kinh nghiệm của nhân viên trong các cơng ty kiểm tốn

- Nhưng về mặt kinh nghiệm của nhân viên trong các cơng ty kiểm tốn có thực

hiện lập kế hoạch thì khá ít. Biểu đồ 2-2 cho thấy đa số nhân viên có kinh nghiệm từ 2 – 5 năm (chiếm 74%), mới ra trường chiếm 19%, còn lại số ít là kinh nghiệm có trên 6

- Trong đó số lượng nhân viên có chứng chỉ kiểm tốn viên trong cơng ty kiểm

tốn khơng nhiều, chủ yếu có từ 3-5 người chiếm 40%, 6-8 người chiếm 35%, 9-10

người chiếm 12%, còn lại 13% nhiều hơn 11 người.

Biểu đồ 2- 3: Số nhân viên có chứng chỉ KTV trong các cơng ty kiểm tốn

- Từ việc nhân viên ít người có chứng chỉ kiểm tốn viên nên nhóm trưởng của các công ty này không nhất thiết phải là người đã có chứng chỉ và việc lập kế hoạch cũng sẽ do nhóm trưởng thực hiện. Có 44% ý kiến cho rằng việc lập kế hoạch kiểm

tốn là do nhóm trưởng người chưa có chứng chỉ kiểm tốn viên thực hiện và 56% là do nhóm trưởng người đã có chứng chỉ kiểm tốn viên thực hiện.

- Có 47% câu trả lời cho rằng công ty kiểm toán vừa và nhỏ thỉnh thoảng mới thực hiện việc phân tích sơ bộ đối với khách hàng có quy mơ lớn, 46% là có thực hiện và 7% là không thực hiện công việc này. Việc phân tích sơ bộ chủ yếu là do nhóm

trưởng đã có chứng chỉ kiểm tốn viên thực hiện (chiếm 51%).

- Việc thiết lập mức trọng yếu được tất cả các công ty kiểm tốn thực hiện trong q trình lập kế hoạch cho cuộc kiểm tốn. Cơng việc này phần lớn là do nhóm trưởng

đã có chứng chỉ kiểm tốn viên thực hiện (chiếm 52%).

- Bên cạnh đó, đa phần các cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ khơng có tổ chức phân chia phịng ban theo từng chun mơn cụ thể là 18 cơng ty, tương đương 78%. Cịn lại

5 cơng ty chiếm 22% có thiết lập phịng ban theo chun mơn từng ngành nghề. Thêm

vào đó là việc thành lập nhóm kiểm tốn khơng phụ thuộc vào chun mơn của kiểm

tốn viên chiếm 83% (19 cơng ty), cịn lại 17% (4 công ty) thực hiện việc lập nhóm kiểm tốn cho khách hàng có dựa theo chun mơn của kiểm tốn viên.

- Các cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ cũng ít khi tổ chức các lớp học cũng như tạo

điều kiện cho nhân viên cập nhật kiến thức chuyên môn. Cụ thể 34 câu trả lời là ít khi

(chiếm 60%), 2 ý kiến là không (3%) và thường xuyên là 21 ý kiến tương đương 37%.

Biểu đồ 2- 4: Mức độ mở lớp đào tạo cập nhật kiến thức

- Khi quyết định chấp nhận khách hàng các công ty kiểm toán vừa và nhỏ phần lớn chủ yếu quan tâm đầu tiên đến việc đánh giá rủi ro cho cơng ty mình là 31 ý kiến (54%), giá phí kiểm tốn là 21 ý kiến (37%), tính độc lập của kiểm tốn viên có 4 ý kiến (7%), khơng ai đề cập đến sự phù hợp về trình độ của nhân sự của cơng ty kiểm tốn mình với doanh nghiệp được kiểm tốn, và có 1 ý kiến (2%) cho rằng công ty họ

Biểu đồ 2- 5: Vấn đề quan tâm khi chấp nhận khách hàng

- Ngoài ra khi chấp nhận khách hàng các công ty kiểm tốn thường là cơng ty có quy mơ nhỏ không quan tâm đến mục đích kiểm tốn của khách hàng chiếm 37%, ý kiến cho rằng ít cần thiết chiếm 14%, không cần thiết là 9%. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho là cần thiết chiếm 26% và rất cần thiết là 14%.

- Trong quá trình lập kế hoạch kiểm tốn chỉ có 44% ý kiến có tìm hiểu về mục tiêu kinh doanh của khách hàng và 56% ý kiến bỏ qua công việc này. Trong 44% câu trả lời có tìm hiểu về mục tiêu kinh doanh của khách hàng thì có 8% cho rằng việc

đánh giá năng lực của khách hàng với mục tiêu kinh doanh của họ là rất cần thiết, 68%

là cần thiết và 24% là không quan tâm.

2.5.2.2. Về phía khách hàng

- Khách hàng của các công ty kiểm toán thường là khách hàng có quy mơ vừa chiếm 76%, nhỏ chiếm 19% và quy mô lớn chiếm 5%.

- Đặc điểm kinh doanh của khách hàng thường là kinh doanh nhỏ, không phức tạp

chiếm 82%. Việc lưu giữ hồ sơ chứng từ tại các doanh nghiệp phần lớn là khơng rõ ràng (có 30 ý kiến khảo sát tương đương 53%) và không đầy đủ là 10 ý kiến khảo sát

tương đương 17%

Biểu đồ 2- 7: Việc lưu trữ chứng từ của khách hàng

- Bên cạnh đó có 55% ý kiến cho thấy khách hàng của các cơng ty kiểm tốn xem việc kiểm tốn chỉ để đối phó với những bên liên quan, 17% cho rằng ít cần thiết; 19% là cần thiết và 9% là rất cần thiết.

2.5.2.3. Về giá phí

- Khách hàng chủ yếu của cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ chủ yếu là khách hàng có quy mơ vừa và nhỏ do đó giá phí được thiết lập cũng gặp nhiều khó khăn. Việc xác

định giá phí trong thực tế chủ yếu dựa vào các thủ tục kiểm toán phải thực hiện trong

cuộc kiểm toán chiếm 67%, 33% là do khách hàng đưa ra cho cơng ty kiểm tốn xem xét và chấp nhận.

Biểu đồ 2- 8: Cơ sở thành lập giá phí kiểm tốn

2.5.2.4. Về hệ thống pháp lý

- Phần lớn các công ty kiểm tốn có áp dụng chương trình kiểm tốn mẫu của VACPA trong việc lập kế hoạch kiểm toán, cụ thể là 95% cơng ty kiểm tốn khảo sát áp dụng. Tuy nhiên, cũng cịn có nhiều ý kiến cho rằng việc áp dụng chương trình kiểm tốn mẫu tại cơng ty họ vẫn chưa thật sự phù hợp là 28 ý kiến (50%), phản đối là 1 ý kiến (2%). Còn lại nhận định là phù hợp chiếm gần 50% như mô tả chi tiết trong biểu

đồ 2-9 bên dưới.

Biểu đồ 2- 9: Sự phù hợp của chương trình kiểm tốn mẫu

- Có hơn 70% kết quả khảo sát cho việc không thực hiện đầy đủ các bước công

việc lập kế hoạch trong chương trình kiểm toán mẫu. Nguyên nhân chủ yếu là nhằm giảm bớt thời gian và chi phí cho cuộc kiểm tốn chiếm 64%, 33% là ý kiến cho rằng có nhiều cơng việc khơng cần thiết lập kế hoạch kiểm tốn.

- Bên cạnh đó, đa số ý kiến cho rằng các thông tư, chuẩn mực về lập kế hoạch kiểm toán hiện nay đã hướng dẫn chưa được chi tiết, đầy đủ và chưa thực sự phù hợp

với cơng ty của họ (chiếm hơn 70% trong đó trung dung là 68%, phản đối 7%), số liệu

được thể hiện cụ thể như biểu đồ 2-10 bên dưới.

Biểu đồ 2- 10: Sự phù hợp các thông tư, chuẩn mực về lập kế hoạch kiểm tốn

Do đó, nhu cầu về việc sửa đổi và hiệu đính các chuẩn mực kiểm tốn nói chung

và chuẩn mực kiểm toán liên quan đến quá trình lập kế hoạch kiểm tốn nói riêng là thực sự cần thiết với 40 ý kiến (70%), rất cần thiết là 7 ý kiến (12%).

2.5.3. Đánh giá kết quả khảo sát về quá trình lập kế hoạch kiểm tốn BCTC tại một số cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ tại TP.HCM một số công ty kiểm tốn vừa và nhỏ tại TP.HCM

Nhìn chung, các cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ tại TP.HCM có nhận thức được vai trị quan trọng của q trình lập kế hoạch kiểm toán (48% ý kiến cho rằng việc lập kế hoạch kiểm toán là cần thiết, 26% là rất cần thiết). Nhưng do chịu tác động từ nhiều yếu tố mà việc lập kế hoạch kiểm tốn tại các cơng ty kiểm toán vừa và nhỏ tại Tp HCM vẫn còn nhiều hạn chế bên cạnh những ưu điểm đạt được cụ thể như sau:

2.5.3.1. Ưu điểm

- Có nhận định được sự cần thiết của việc lập kế hoạch kiểm toán.

- Hầu như tất cả các cơng ty đều có tiến hành thiết lập mức trọng yếu trong quá trình lập kế hoạch.

- Có quan tâm đến các yếu tố dẫn đến rủi ro gian lận và rủi ro kiểm toán (quan

- Đánh giá cao vai trò quan trọng của việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng, trong đó ý kiến cho là quan trọng là 46%, rất quan trọng 16%.

- Đa số các cơng ty kiểm tốn có áp dụng chương trình kiểm tốn mẫu của

VACPA trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán.

- Việc lập kế hoạch kiểm toán được ghi chép và lưu hồ sơ đầy đủ.

2.5.3.2. Hạn chế

- Việc lập kế hoạch kiểm tốn cũng cịn mang tính chủ quan, hình thức (24%) và dựa chủ yếu vào kinh nghiệm phán xét của KTV.

- Nhân viên của các cơng ty kiểm tốn chủ yếu đều có trình độ đại học nhưng bị hạn chế về kinh nghiệm chuyên môn, chủ yếu là sinh viên mới ra trường chiếm 19% và kinh nghiệm 2-5 năm chiếm đến 73% nên việc nhận thức về vai trò của việc lập kế hoạch kiểm tốn chưa rõ ràng, cơng việc lập kế hoạch chưa đầy đủ. Do đó, nhu cầu sửa

đổi và thiết lập chương trình đào tạo chun mơn phù hợp hơn cho kiểm toán viên là

rất cần thiết và cần thiết gần như 100% ý kiến khảo sát.

- Số lượng nhân viên kiểm toán và kiểm toán viên cịn hạn chế nên các cơng ty kiểm tốn chưa thể phân chia phịng ban cũng như thành lập nhóm kiểm tốn theo trình độ chun mơn phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

Bên cạnh đó, các cơng ty kiểm tốn cũng khơng có nhiều chính sách hỗ trợ và thực hiện đào tạo chuyên môn cho nhân viên.

- Phần lớn nhân viên kiểm toán chưa nhận thức được vai trò của hội nghề nghiệp.

- Khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên giá phí kiểm tốn khơng cao. Từ đó, các cơng ty kiểm tốn giảm bớt những thủ tục kiểm toán để giảm thời gian và chi phí.

- Khơng xem xét đến trình độ chun mơn của kiểm tốn viên khi chấp nhận

khách hàng mà còn quan tâm nhiều đến vấn đề giá phí.

- Cũng cịn nhiều ý kiến chưa coi trọng việc tìm hiểu hệ thống kiểm sốt nội bộ của khách hàng, ít quan trọng chiếm 5% và không quan tâm là 33%.

- Cơng việc lập kế hoạch chủ yếu do nhóm trưởng thực hiện và làm cơ sở để phân công cơng việc, các thành viên trong nhóm chưa được tiếp xúc trực tiếp đến việc lập kế hoạch.

- Việc thực hiện phân tích sơ bộ chưa được thực hiện đầy đủ.

- Chưa xem xét triệt để các yếu tố dẫn đến rủi ro gian lận, rủi ro kiểm toán,

chủ yếu tập trung vào mơi trường kiểm sốt (49%), ngành nghề kinh doanh (21%), chỉ có 25% xem xét tồn bộ các yếu tố.

Biểu đồ 2- 11: Các yếu tố ảnh hưởng rủi ro gian lận, rủi ro kiểm toán

- Tại các cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ việc tiếp cận tình hình kinh doanh của khách hàng cịn khá sơ sài, chưa quan tâm đến rủi ro kinh doanh của khách hàng, chưa

đề cập đến chiến lược kinh doanh, tình hình cạnh tranh trong ngành,… cụ thể như:

 Phần lớn công ty kiểm tốn khơng xem xét mục tiêu kinh doanh của khách hàng (56%), từ đó bỏ qua khâu đánh giá năng lực của doanh nghiệp với mục tiêu kinh

 Việc tổ chức gặp gỡ khách hàng nhằm tìm hiểu về tình hình kinh doanh và ngành nghề kinh doanh của khách hàng chưa được đánh giá cao như số liệu khảo sát tại biểu đồ 2-12 thì 39% khơng thực hiện, 43% là thỉnh thoảng.

Biểu đồ 2- 12: Tổ chức gặp gỡ khách hàng

2.5.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên

- Nguồn nhân lực của các cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ cịn hạn chế về số lượng và chất lượng nên không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nghề kiểm tốn và

mơi trường kinh doanh ngày càng phức tạp.

- Tình hình nhân sự ở các cơng ty kiểm tốn có quy mơ vừa và nhỏ thường khơng

ổn định, nhân viên khơng gắn bó lâu dài với cơng ty khi đã có nhiều kinh nghiệm về

chuyên môn.

- Các công ty kiểm tốn chưa có chính sách khuyến khích nhân viên rõ ràng. - Kiểm tốn viên chưa có kinh nghiệm và thói quen tiếp cận rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp

- Tính độc lập và trình độ của KTV chưa thật sự được quan tâm đúng mức.

- Để có được khách hàng mới, giữ được khách hàng cũ và để tăng doanh thu nên

- Hồ sơ lưu trữ tại khách hàng còn gây nhiều khó khăn cho cơng ty kiểm toán thực hiện thu thập và kiểm tra.

- Ý thức của khách hàng về việc kiểm toán chưa cao mà chỉ mang tính đối phó, hình thức.

- Hội kiểm tốn viên hành nghề Việt Nam chưa thật sự có tác dụng nhiều trong hoạt động của các cơng ty kiểm tốn.

- Các văn bản pháp luật hướng dẫn và chuẩn mực kiểm toán liên quan đến quá

trình lập kế hoạch kiểm toán chưa thật sự phù hợp và dễ áp dụng cho các cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ.

Kết luận chương 2

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán, nó có vai trị rất quan trọng, có thể chi phối đến hiệu quả và chất lượng của toàn bộ cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán một cách chi tiết giúp các kiểm tốn viên có thể thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán đúng dự kiến theo một trật tự và phạm vi đã xác định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)