Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 41)

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.1 Mơ hình nghiên cứu

Thông qua các nghiên cứu thực nghiệm ở thế giới và Việt Nam về các yếu tố tác động đến thanh khoản ngân hàng, cho thấy thanh khoản ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố vĩ mơ và yếu tố nội tại của ngân hàng.

Bài nghiên cứu sử dụng 4 biến phụ thuộc là tài sản thanh khoản chia tổng tài sản (L1), tài sản thanh khoản chia tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn (L2), dư nợ chia tổng tài sản (L3), dư nợ chia tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn (L4). Biến độc lập trong mơ hình là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP), tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL), quy mô ngân hàng (TOA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), cơng cụ chính sách tiền tệ (MIR), tăng tưởng GDP, lạm phát (INF).

Đề tài kế thừa mơ hình nghiên cứu của Vodová, P., 2011a và Moussa, M. A. B., 2015 vào Việt Nam, mơ hình nghiên cứu cụ thể như sau:

Mơ hình 1:

L1i,t = β0 + β1CAPi,t + β2NPLi,t + β3TOAi,t + β4ROEi,t + β5MIRi,t + β6GDPi,t + β7INFi,t + ԑi,t

Mơ hình 2:

L2i,t = β0 + β1CAPi,t + β2NPLi,t + β3TOAi,t + β4ROEi,t + β5MIRi,t + β6GDPi,t + β7INFi,t + ԑi,t

Mơ hình 3:

L3i,t = β0 + β1CAPi,t + β2NPLi,t + β3TOAi,t + β4ROEi,t + β5MIRi,t + β6GDPi,t + β7INFi,t + ԑi,t

Mơ hình 4:

L4i,t = β0 + β1CAPi,t + β2NPLi,t + β3TOAi,t + β4ROEi,t + β5MIRi,t + β6GDPi,t + β7INFi,t + ԑi,t

Trong đó:

L1: tài sản thanh khoản trên tổng tài sản

L2: tài sản thanh khoản trên tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn

L3: dư nợ trên tổng tài sản

L4: dư nợ trên tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn CAP: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

NPL: tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ

ROE: lợi nhuận rịng trên vốn chủ sở hữu

TOA: quy mơ đo bằng logarit tổng tài sản GDP: tăng trưởng GDP

INF: lạm phát đo bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI

MIR: cơng cụ chính sách tiền tệ, đo bằng lãi suất tái cấp vốn bình quân

β0: tung độ góc

β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7: hệ số góc

ԑi,t: phần dư của ngân hàng i thời điểm t

Bảng 4.1 Cách đo lƣờng biến và dấu kỳ vọng

Tên

biến Cách đo lƣờng

Dấu kỳ vọng

Nghiên cứu kế thừa L1 L2 L3 L4

Biến phụ thuộc

L1 Tài sản thanh hoản Tổng tài sản Aspachs, O. et al, 2005; Lucchetta, M., 2007; Vodová, P., 2011a; Vodová, P., 2011b; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2013; Deléchat, C. et al, 2012; Malik, M. F. et al, 2013; Moussa, M. A. B., 2015; Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2016

L2 Tài sản thanh hoản Tiền gửi + vay ngắn hạn

Aspachs, O. et al, 2005; Lucchetta, M., 2007; Vodová, P., 2011a; Vodová, P., 2011b; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2013; Deléchat, C. et al, 2012; Malik, M. F. et al, 2013; Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2016. L3 Dư nợ Tổ à ả Lucchetta, M., 2007; Vodová, P., 2011a; Vodová, P., 2011b; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2013; Moussa, M. A. B., 2015. L4 Dư nợ

Tiền gửi + vay ngắn hạn

Vodová, P., 2011a; Vodová, P., 2011b; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2013 CAP Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản + + - - Lucchetta, M., 2007; Vodová, P., 2011a; Vodová, P., 2011b; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2013; Malik, M. F. et al, 2013, Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2016; Deléchat, C. et al, 2012; Diana Teixeira, 2013; Cucineli, D., 2013; Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến, 2014; Moussa, M. A. B., 2015 NPL Nợ xấu Tổng dư nợ - - + + Vodová, P., 2012; Deléchat, C. et al, 2012; Vodová, P., 2013; Vodová, P., 2011a; Malik, M. F. et al, 2013; Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến, 2014

TOA Logarit tổng tài sản + + - -

Aspachs, O., et al, 2005, Lucchetta, M., 2007; Vodová, P., 2011a; Vodová, P., 2011b; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2013; Malik, M. F. et al, 2013; Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2016;

Deléchat, C. et al, 2012; Diana Teixeira, 2013, Cucineli, D., 2013; Moussa, M. A. B., 2015; Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến, 2014

ROE Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu + + - -

Aspachs, O., et al, 2005,

Vodová, P., 2011a; Vodová, P., 2011b; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2013; Malik, M. F. et al, 2013; Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2016; Diana Teixeira, 2013; Moussa, M. A. B., 2015

MIR Lãi suất tái cấp vốn

bình quân + + - -

Aspachs, O., et al, 2005; Lucchetta, M., 2007; Vodová, P., 2013; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2011a; Malik, M. F. et al, 2013.

GDP Tăng trưởng GDP - - + +

Aspachs, O., et al, 2005,

Vodová, P., 2011a; Vodová, P., 2011b; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2013; Deléchat, C. et al, 2012; Diana Teixeira, 2013, Cucineli, D., 2013; Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến, 2014; Moussa, M. A. B., 2015.

INF Chỉ số giá tiêu dùng

CPI + + - -

Vodová, P., 2013, Vodová, P., 2011a; Malik, M. F. et al, 2013; Cucineli, D., 2013; Moussa, M. A. B., 2015; Vodová, P., 2012; Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến, 2014.

4.2 Mô tả biến và giả thuyết nghiên cứu đƣợc sử dụng trong mơ hình 4.2.1 Biến phụ thuộc

Bài nghiên cứu sử dụng 3 biến phụ thuộc là tài sản thanh khoản chia tổng tài sản (L1), tài sản thanh khoản chia tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn (L2), dư nợ chia tổng tài sản (L3). L1 và L2 đại diện cho thanh khoản ngân hàng, L3 đại diện cho kém thanh khoản ngân hàng.

4.2.1.1 Biến Tài sản thanh khoản chia tổng tài sản (L1)

L1 = Tài sản thanh hoản Tổng tài sản

Tỷ số này cung cấp thông tin về khả năng thanh hoản của ngân hàng. Tỷ số này cho biết tỷ trọng tài sản thanh khoản là bao nhiêu trong tổng tài sản của ngân hàng. Tỷ số này càng cao cho thấy khả năng thanh hoản của ngân hàng càng tốt. Một tỷ lệ tiền mặt càng cao càng đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời, nhờ đó mà rủi ro thanh khoản càng thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ này quá cao sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống Vodova, 2011).

Tài sản thanh khoản chia tổng tài sản (L1), tài sản thanh khoản là tổng của các mục I (tiền mặt, vàng bạc, đá quý), II (tiền gửi tại ngân hàng nhà nước Việt Nam), III (tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác), IV (chứng khốn kinh doanh) bên phần tài sản của bảng cân đối kế toán (Aspachs, O. et al, 2005; Lucchetta, M., 2007; Vodová, P., 2011a; Vodová, P., 2011b; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2013; Deléchat, C. et al, 2012; Malik, M. F. et al, 2013; Moussa, M. A. B., 2015; Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2016; Trần Hoàng Ngân và Phạm Quốc Việt, 2016).

4.2.1.2 Biến tài sản thanh khoản chia tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn (L2)

L2 = Tài sản thanh hoản Tiền gửi + vay ngắn hạn

Tỷ lệ này tập trung vào mức độ nhạy cảm của ngân hàng khi lựa chọn các loại chi phí (bao gồm tiền gửi khách hàng và các khoản vốn ngắn hạn). Tỷ số này càng cao cho thấy thanh khoản của ngân hàng này càng tốt.

Tài sản thanh khoản chia tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn (L2). Phần tử số, tỷ lệ thanh khoản gồm các mục I (tiền mặt, vàng bạc, đá quý), II (tiền gửi tại ngân hàng nhà nướcViệt Nam), III (tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác), IV (chứng khoán kinh doanh) bên phần tài sản của bảng cân đối kế toán; phần mẫu số, tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn gồm các mục I (các khoản nợ chính phủ và ngân hàng nhà nước), II (tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác), III (tiền gửi của khách hàng) bên phần nợ của bảng cân đối kế toán (Aspachs, O. et al, 2005; Lucchetta, M., 2007; Vodová, P., 2011a; Vodová, P., 2011b; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2013; Deléchat, C. et al, 2012; Malik, M. F. et al, 2013; Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2016; Trần Hoàng Ngân và Phạm Quốc Việt, 2016).

4.2.1.3 Biến dƣ nợ chia tổng tài sản (L3)

L3 = Dư nợ Tổ à ả

Tỷ số dư nợ chia tổng tài sản L3 đo lường tỷ trọng của khoản vay trên tổng tài sản của ngân hàng. Tỷ số này cho biết tỷ lệ phần trăm tài sản của ngân hàng bị ràng buộc bởi các khoản vay. Dư nợ càng cao, lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng càng nhiều, đồng thời rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng lớn. Do đó, ngân hàng nên cân đối khả năng cho vay của mình sao cho vừa đảm bảo khả năng thanh hoản vừa đảm bảo khả năng sinh lời. Cũng vì vậy, tỷ lệ này càng cao cho thấy thanh khoản của ngân hàng càng kém.

Dư nợ trên tổng tài sản (L3), dự nợ được lấy mục cho vay khách hàng trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng (Lucchetta, M., 2007; Vodová, P., 2011a; Vodová, P., 2011b; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2013; Moussa, M. A. B., 2015; Trần Hoàng Ngân và Phạm Quốc Việt, 2016).

4.2.1.4 Biến dƣ nợ chia tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn (L4)

L4 = Dư nợ

Tiền gửi + vay ngắn hạn

Thể hiện khả năng tự huy động để sử dụng cho vay của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh hoản của ngân hàng sẽ càng thấp, tuy nhiên lại đem

lại được lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng, và đương nhiên rủi ro thanh khoản ngân hàng phải đối mặt cũng càng cao.

Biến Dư nợ chia tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn được sử dụng để đo lường tính thanh khoản trong các nghiên cứu của Vodová, P (2011b); Vodová, P. (2012); Vodová, P. (2013)…

4.2.2 Biến độc lập

4.2.2.1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP)

Biến độc lập vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản được xây dựng bằng cách chia vốn chủ sở hữu cho tổng tài sản, tỷ số này thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an tồn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ ngân hàng được tài trợ càng nhiều bởi vốn chủ sở hữu và tỷ lệ địn bẩy tài chính thấp, vì thanh khoản sẽ cao hơn. Thông thường, các ngân hàng không dùng khoản vốn chủ sở hữu để cho vay mà chỉ dùng vào đầu tư ban đầu, mua sắm tài sản cố định, đầu tư hác, và những tài sản có tính thanh khoản cao. Đây cũng chính là nguồn để ngân hàng xoay sở hoạt động khi xảy ra trường hợp cần thanh khoản. Đa số các nghiên cứu trước tìm thấy vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều đến thanh khoản như nghiên cứu của Vodová, P., 2013; Vodová, P., 2011a; Vodová, P., 2012. Ngược lại với nghiên cứu trên cũng có nghiên cứu lại cho rằng vốn chủ sở hữu tác động ngược chiều đến thanh khoản ngân hàng như Vodová, P., 2011b; Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến, 2014; Cucineli, D., 2013; Moussa, M. A. B., 2015; Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2016; Deléchat, C. et al, 2012; Lucchetta, M., 2007. Trong khi Diana Teixeira, 2013; Trần Hoàng Ngân và Phạm Quốc Việt, 2016, thì tìm thấy vốn chủ sở hữu tác động khơng rõ ràng lên thanh khoản ngân hàng. Bằng những lập luận trên tác giả kỳ vọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) tác động cùng chiều đến thanh khoản.

Giả thuyết H1: Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) tác động cùng chiều đến thanh khoản ngân hàng.

4.2.2.2 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ (NPL)

Nợ xấu (NPL) được đo bằng tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ, số liệu lấy từ thuyết minh báo cáo tài chính (Vodová, P., 2012; Deléchat, C. et al,

2012; Vodová, P., 2013; Vodová, P., 2011a; Mali , M. F. et al, 2013; Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến, 2014; Trần Hoàng Ngân và Phạm Quốc Việt, 2016).

Nợ xấu là các khoản vay không thực hiện nghĩa vụ trả cả gốc và lãi trong một thời gian dài trái với các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng cho vay. Nó cho thấy các khoản cho vay là khơng hiệu quả. Vì vậy, số lượng nợ xấu đo lường chất lượng tài sản của các ngân hàng. Nợ xấu có thể dẫn đến vấn đề hiệu quả cho ngành ngân hàng. Nợ xấu như “cục máu đông” gây tắc nghẽn hệ tuần hoàn. Các ngân hàng hoạt động khơng hiệu quả thường có xu hướng khơng tối ưu hóa các quyết định danh mục đầu tư của họ thơng qua việc cho vay ít hơn so với u cầu. Mặc dù các vấn đề liên quan đến nợ xấu có thể ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, tác động nghiêm trọng nhất là các tổ chức tài chính như ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính thế chấp mà có xu hướng có danh mục cho vay lớn. Bên cạnh đó, các hoản nợ xấu danh mục đầu tư lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp tín dụng của các ngân hàng. Nợ xấu lớn có thể dẫn đến mất lòng tin của người gửi tiền và các nhà đầu tư nước ngồi, những người có thể tác động mạnh đến các ngân hàng, dẫn đến vấn đề thanh khoản.

Đa số các nghiên cứu trước cho thấy rằng nợ xấu tác động ngược chiều đến thanh khoản ngân hàng (Vodová, P., 2011a; Deléchat, C. et al, 2012; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2011b; Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến, 2014).

Giả thuyết H2: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ tác động ngược chiều đến thanh khoản ngân hàng.

4.2.2.3 Quy mô ngân hàng (TOA)

Được đo lường bằng cách lấy logarit tổng tài sản. Nếu TOA có mối tương quan dương với khả năng thanh hoản của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mơ thì hả năng thanh hoản càng tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục huy động nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm nâng cao khả năng thanh hoản của mình. Có rất nhiều kết quả nghiên cứu trái chiều về quy mô ngân hàng và thanh khoản ngân hàng, như nghiên cứu của Lucchetta, M., 2007; Vodová, P., 2013; Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2016; Diana Teixeira 2013; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2011b cho rằng quy mô tác động ngược chiều đến thanh khoản, còn nghiên cứu của Malik, M. F. et al, 2013; Deléchat, C. et al, 2012; Cucineli, D., 2013; Trương Quang Thông và Phạm

Minh Tiến, 2014 thì quy mơ tác động cùng chiều đến thanh khoản. Theo Vodová, P., 2013 thì cho rằng quá lớn để sụp đổ “too big to fail”, các ngân hàng lớn dựa vào lợi thế thương hiệu, huy động vốn thấp hơn và đầu tư vào tài sản rủi ro nhiều hơn nên thanh khoản thấp. Tác giả kỳ vọng quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến thanh khoản ngân hàng.

Giả thuyết H3: quy mô ngân hàng (TOA) tác động cùng chiều đến thanh khoản ngân hàng.

4.2.2.4 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) được đo bằng lợi nhuận sau thuế chia vốn chủ sở hữu (Aspachs, O., et al, 2005, Vodová, P., 2011a; Vodová, P., 2011b; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2013; Malik, M. F. et al, 2013; Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2016; Diana Teixeira, 2013; Moussa, M. A. B., 2015; Trần Hoàng Ngân và Phạm Quốc Việt, 2016).

Những nghiên cứu gần đây tìm ra tác động cùng chiều của tỷ lệ lợi nhuận với khả năng thanh hoản của các ngân hàng (Vodová, P., 2013; Diana Teixeira, 2013; Moussa, M. A. B., 2015). Nghiên cứu này sử dụng tỷ số ROE vì một mặt muốn đánh giá khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu, mặt khác muốn xem xét tác động của yếu tố này lên khả năng thanh khoản ngân hàng, nghiên cứu này ỳ vọng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ có tác động cùng chiều với khả năng thanh hoản của ngân hàng.

Giả thuyết H4: lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ ở hữu (ROE) tác động c ng chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

4.2.2.5 Cơng cụ chính sách tiền tệ (MIR)

Cơng cụ chính sách tiền tệ (MIR) là biến vĩ mô được đo bằng lãi suất tái cấp vốn bình quân lấy từ báo cáo thường biên của Ngân hàng Nhà nước (Aspachs, O., et al, 2005; Lucchetta, M., 2007; Vodová, P., 2013; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2011a; Malik, M. F. et al, 2013).

Nghiên cứu của Lucchetta, M., 2007; Malik, M. F. et al, 2013 cho rằng công cụ chính sách tiền tệ tác động cùng chiều đến thanh khoản ngân hàng. Tác giả kỳ vọng cơng cụ chính sách tiền tệ tác động cùng chiều đến thanh khoản ngân hàng.

Giả thuyết H5: cơng cụ chính sách tiền tệ (MIR) có tác động cùng chiều đến thanh khoản ngân hàng.

4.2.2.6 Tốc độ t ng trƣởng kinh tế (GDP)

Tăng tưởng kinh tế (GDP) là biến vĩ mô được đo bằng tăng trưởng GDP, lấy từ Tổng cục thống kê (Aspachs, O., et al, 2005, Vodová, P., 2011a; Vodová, P., 2011b; Vodová, P., 2012; Vodová, P., 2013; Deléchat, C. et al, 2012; Diana Teixeira, 2013, Cucineli, D., 2013; Trương Quang Thông và Phạm Minh Tiến, 2014; Moussa, M. A. B., 2015).

Trong giai đoạn kinh tế phát triển các doanh nghiệp mở rộng quy mô, gia tăng sản xuất nên giai đoạn này ngân hàng thường có mức độ đầu tư cao và lợi nhuận cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 41)