Kiểm định tính phù hợp của mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ internet banking của các khách hàng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 72 - 74)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.9.1. Kiểm định tính phù hợp của mơ hình

Sau khi đã thực hiện việc phân tích hệ số Cronbach’s Alpha và khám phá nhân tố EFA đối với các biến độc lập và biến phụ thuộc, luận văn tiến hành việc xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking của các chi nhánh BIDV đang hoạt động ở tỉnh Đồng Nai.

Hơn thế nữa, nhằm kết luận được các kết quả thu được từ hồi quy mơ hình nghiên cứu theo phương pháp ước lượng OLS có đáng tin cậy hay không, luận văn tiến hành thực hiện việc kiểm định tự tương quan các biến trong luận văn bằng cách phân tích hệ số Durbin – Watson, kết quả được trình bày trong bảng 4.18. Dựa vào bảng kết quả này, có thể thấy rằng không tồn tại hiện tượng tự tương quan giữa các biến do hệ số Durbin – Watson lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3 (với giá trị của hệ số Durbin-Watson là 1.756). Đồng thời, từ giá trị R2 = 51.80% và R2 điều chỉnh = 50.80% cho thấy rằng, 6 yếu tố mà luận văn đưa vào để phân tích quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet banking bao gồm: nhận thức hữu ích, nhận thức dễ dàng sử dụng, nhận thức rủi ro, sự tự tin, sự tin tưởng, và ảnh hưởng xã hội giải

của các khách hàng đang có giao dịch với BIDV ở tỉnh Đồng Nai trong mẫu khảo sát. Điều này hàm ý rằng việc đưa các yếu tố này vào phân tích quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet banking của các khách hàng là tương đối phù hợp và có thể giải thích tương đối cao sự thay đổi trong quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet banking của các khách hàng.

Bảng 4.18. Kết quả kiểm định tự tương quan

Model R R Square

Adjusted R Square

Std. Error of

the Estimate Durbin-Watson

1 0.720a 0.518 0.508 0.70114145 1.756

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm SPSS 16.

Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng kiểm định F có giả thuyết H0: kết quả hồi quy không phù hợp (các hệ số hồi quy đồng thời bằng khơng). Bảng 4.19 trình bày kết quả kiểm định F và có thể thấy rằng kiểm định F có mức p-value=0.000 (nhỏ hơn mức ý nghĩa thống kê 10%). Điều này có nghĩa là kết quả hồi quy thu được tương đối phù hợp ở mức ý nghĩa 10%. Nói cách khác, biến phụ thuộc và các biến giải thích trong mơ hình nghiên cứu thể hiện mối tương quan tuyến tính với độ tin cậy đạt 90%.

Bảng 4.19. Kết quả kiểm định tính phù hợp của mơ hình

Model

Sum of

Squares Df Mean Square F Sig.

1 Regression 154.961 6 25.827 52.536 .000a

Residual 144.039 293 .492

Total 299.000 299

Hình 4.2. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư của mơ hình nghiên cứu

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm SPSS 16.

Cuối cùng, luận văn thực hiện kiểm định phân phối chuẩn của phần dư mơ hình nghiên cứu. Kết quả được thể hiện trong hình 4.2. Dựa vào hình 4.2 có thể thấy rằng giá trị trung bình của phần dư xấp xỉ 0 và độ lệch chuẩn xấp xỉ giá trị 1. Cho nên có thể thấy rằng phần dư của mơ hình nghiên cứu tuân theo phân phối chuẩn. Từ đây cho thấy rằng kết quả hồi quy thu được từ việc ước lượng bởi phương pháp OLS là đáng tin cậy và có thể dùng để thảo luận cũng như gợi ý chính sách từ các phát hiện này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ internet banking của các khách hàng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)