Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ người lao động trong các trường phổ thông công lập của tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 41 - 46)

1.2 .Mục tiêu nghiên cứu

2.4. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

2.4.1. Tiền lương, phụ cấp, phúc lợi

Tiền lương là sự trả cơng hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện. Điều 90 của Luật số 10/2012/QH13 quy định: Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận; Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị (Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ). Tiền lương là mối quan tâm hàng đầu và là động lực làm việc của người lao động trong bất cứ tổ chức nào. Do vậy, xây dựng một hệ thống tiền lương khoa học, hợp lý, làm địn bẩy kích thích năng suất và

Tiền lương các khoản phụ cấp

Quan hệ đồng nghiệp

Sự hài lịng trong cơng việc

Sự quan tâm của lãnh đạo

Cơ hội đào tạo và thăng tiến Bản chất công việc

31

hiệu quả lao động luôn là nhiệm vụ lớn đặt ra cho các cơ quan chức năng. Tiền lương có liên quan đến cảm nhận về tính cơng bằng (bên trong và bên ngồi) trong trả lương . Trong các đề tài nghiên cứu tại Việt Nam, Kim Dung đã bổ sung thêm hai yếu tố: Phúc lợi và điều kiện làm việc (giám sát công việc, thông tin giao tiếp). Kết quả nghiên cứu đã chứng minh hai yếu tố phúc lợi và điều kiện làm việc trong điều kiện tại Việt Nam, đảm bảo độ tin cậy và giá trị thang đo (nghiên cứu về nhu cầu,sự hài lòng

của nhân viên và mức độ gắn kết với tổ chức của tác giả Trần Kim Dung vào Tháng 7 năm 2005).

Phụ cấp trong ngành giáo dục theo quy định hiện hành bao gồm phụ cấp ưu đãi theo quyết định số 244/2005/QĐ-TT ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và phụ cấp thâm niên nhà giáo theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục ), đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ -CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Gibson và cộng sự (1997), Robbins (2003), Greenberg và Baron (1993 cho rằng có mối quan hệ giữa tiền lương và sự hài lịng đối với cơng việc.

Tác giả đưa ra giả thuyết H1: Tiền lương các khoản phụ cấp (thu nhập) có tác động dương lên sự hài lịng trong cơng việc của đội ngũ người lao động. Điều này có nghĩa là thu nhập càng cao thì người lao động càng hài lịng với cơng việc.

2.4.2. Quan hệ đồng nghiệp: Acuna, Gomez và Juristo (2009), (Kreitner, Kinicki & Cole, 2003):

Đã nghiên cứu và cho thấy rằng làm việc trong một nhóm liên quan chặt sự hài lịng.Trong thế giới cơng việc, tình đồng nghiệp vơ cùng quan trọng, chất lượng mối quan hệ đóng vai trị rất lớn trong thành công của mỗi người, một nhân viên giỏi

32

chuyên mơn nhất chưa hẳn đã qua mặt được người có khả năng tạo dựng mối quan hệ tốt. Kết giao và được lòng nhiều người đồng nghĩa với cơ hội thành cơng của bạn càng cao. Đồng nghiệp có liên quan đến các hành vi, quan hệ đồng nghiệp tại nơi làm việc.

Tác giả đưa ra giả thuyết H2: Quan hệ đồng nghiệp có tác động dương lên sự hài lịng trong cơng việc của đội ngũ người lao động. Điều này có nghĩa là người lao động cảm nhận được quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp thì càng hài lịng với cơng việc.

2.4.3. Sự quan tâm của lãnh đạo:

Không chỉ là những người làm việc có hiệu quả mà cịn giúp lan tỏa niềm đam mê của họ đến đồng nghiệp xung quanh, đưa tổ chức đi đến những đỉnh cao mới. Để có được những nhân viên như vậy, vai trị của người lãnh đạo có khả năng “thổi lửa” cho nhân viên là không thể thiếu. (Peterson, Puia & Suess, 2003; Smucker, Whisenant & Pedersen, 2003) đã cho thấy rằng một mối quan hệ tích cực tồn tại giữa sự hài lịng và giám sát công việc

Tác giả đưa ra giả thuyết H3: Sự quan tâm của lãnh đạo có tác động dương lên sự hài lịng trong cơng việc của đội ngũ người lao động. người lao động nhận được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo thì càng hài lịng với cơng việc.

2.4.4. Cơ hội đào tạo và thăng tiến:

Cơ hội đào tạo và thăng tiến là những gì liên quan đến nhận thức của nhân viên về cơ hội đào tạo, phát triển các năng lực cá nhân và cơ hội được thăng tiến trong tổ chức. Stanton và Croddy (2000). Nâng ngạch là sự thăng tiến của viên chức về mặt chun mơn nghiệp vụ. Qua đó, tạo cơ hội cho cá nhân có thể khẳng định năng lực và tài năng cá nhân, có thể đảm đương các vị trí việc làm địi hỏi trình độ, năng lực cao hơn trong nền công vụ. Bất cứ cá nhân nào cũng mong muốn có những bước tiến trong sự nghiệp. Thăng tiến là một nhu cầu thiết thực của người làm việc trong bất kỳ tổ chức nào vì sự thăng tiến tạo cơ hội cho phát triển cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như quyền lực của họ. Chính sách về sự thăng tiến có ý nghĩa trong việc hồn thiện cá nhân, tăng động lực làm việc, đồng thời là cơ sở để thu hút, giữ chân người giỏi đến

33

động giúp họ khẳng định và thể hiện mình, nhận ra những cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp và gắn bó hơn với tổ chức, có ý thức phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn trong thực thi công vụ. Minh bạch con đường thăng tiến cho mọi người và thiết lập hướng thăng tiến rõ ràng cho tất cả cá nhân là yêu cầu của bất cứ tổ chức nào. Muốn vậy, tổ chức cần quy định rõ ràng về chính sách thăng tiến, đảm bảo thăng tiến phải dựa trên năng lực, hiệu quả công việc và đảm bảo cơng bằng, bình đẳng trong việc tiếp cận cơ hội thăng tiến.

Tác giả đưa ra giả thuyết H4: Cơ hội đào tạo và thăng tiến có tác động dương lên sự hài lịng trong cơng việc của đội ngũ người lao động. Khi cơ hội đào tạo và thăng tiến được bình đẳng cho mọi thành viên trong trường học thì người lao động càng hài lịng với cơng việc.

2.4.5. Bản chất cơng việc

Cơng việc có ảnh hưởng nhất đến hoạt động dạy và học của nhà trường. Tác giả đưa ra giả thuyết H5: Bản chất cơng việc có tác động dương lên sự hài lịng trong cơng việc của đội ngũ người lao động. Người lao động càng hài lịng với cơng việc khi cảm nhận được đam mê với vơng việc.

34

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã trình bày được tổng quan các nghiên cứu liên quan các vấn đề lý thuyết liên quan đến sự hài lịng trong cơng việc của đội ngũ người lao động trong các trường phổ thông công lập của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Dựa trên nghiên cứu của nhà nghiên cứu, các tác giả trong nước và nước ngoài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịngtrong cơng việc cùng với lý thuyết về sự hài lịng. Mơ hình nghiên cứu của đề tài về sự hài lịng trong cơng việc của đội ngũ người lao độngtrong các trường phổ thông công lập của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được đo lường thông qua 05 yếu tố: Tiền lương và phụ cấp; Quan hệ đồng nghiệp; Sự quan tâm của lãnh đạo; Cơ hội đào tạo, thăng tiến; Bản chất công việc.

35

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ người lao động trong các trường phổ thông công lập của tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 41 - 46)