CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1 Kết quả và thảo luận
Tác giả sử dụng kết hợp giữa Mơ hình chấp nhận sử dụng TMĐT (eCAM), Thuyết chấp nhận và sử dụng CNTT hợp nhất (UTAUT) và nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng trong mua sắm trực tuyến (Hasslinger et al, 2007) để đề xuất mơ hình nghiên cứu. Qua q trình nghiên cứu định tính, mơ hình nghiên cứu đề xuất đã được hiệu chỉnh, trong đó mơ hình nghiên cứu đã đề xuất 6 yếu tố có tác động đến quyết định sử dụng TMDĐ của người tiêu dùng, bao gồm: Nhận thức tính hữu dụng, Nhận thức tính dễ sử dụng, Nhận thức rủi ro về sản phẩm và dịch vụ, Nhận thức rủi ro trong giao dịch, Ảnh hưởng xã hội và Mong đợi về giá, với 27 biến quan sát.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện theo phương pháp định lượng, sử dụng bảng câu hỏi và được khảo sát theo phương pháp thuận tiện. Kết quả thu được 234 bảng khảo sát phù hợp, các bảng khảo sát này được phân tích bằng phần mềm SPSS, phiên bản 20. Tác giả tiến hành phân tích thống kê mơ tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá. Theo đó, biến PU8 (Nhìn chung, TMDĐ là có ích đối với tơi) và PU4 (Các thơng tin về sản phẩm và dịch vụ được cung cấp đầy đủ) đã bị loại do khơng đáp ứng được tiêu chuẩn. Ngồi ra, các nhân tố trích được khơng có sự thay đổi so với mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh.
Theo kết quả phân tích hồi quy, có 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TMDĐ của người tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM. Trong đó, 4 yếu tố Mong đợi về giá (Price), Nhận thức tính dễ sử dụng (PEU), Ảnh hưởng xã hội (Social) và Nhận thức tính dễ sử dụng (PU) có tác động dương; 2 yếu tố Nhận thức rủi ro về sản phẩm và dịch vụ (PPRisk) và Nhận thức rủi ro trong giao dịch (PTRisk) có tác động âm đến quyết định sử dụng TMDĐ của người tiêu dùng tại TP.HCM.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra khơng có sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TMDĐ giữa nam và nữ, ở các độ tuổi và mức thu nhập khác nhau.