Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, các đối tượng được mời đều hiểu nội dung của các phát biểu dùng để đo lường từng khái niệm trong mơ hình nghiên cứu.
Đồng thời, họ cũng điều chỉnh một số nội dung các phát biểu cho phù hợp, dễ hiểu
hơn. Sau khi thang đo được hiệu chỉnh, những đối tượng thảo luận cho rằng các
phát biểu này đã thể hiện đúng và đầy đủ những suy nghĩ của họ.
Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, tác giả hiệu chỉnh, bổ sung và xây dựng thang đo hoàn chỉnh cho các thành phần trong mơ hình nghiên cứu này như sau:
3.3.1 Thang đo “Thái độ đối với hành vi”
Thái độ đối với hành vi, ký hiệu là: A. Tám quan sát được dùng để đo lường khái niệm này, ký hiệu từ A1 đến A8. Các biến quan sát này dựa vào thang đo của Yet Mee Lim và các cộng sự (2010). Kết quả thang đo “Thái độ đối hành vi ” gồm các biến quan sát như sau:
− A1: Việc mua TPCN là rất tốt cho gia đình tơi.
− A2: Tôi nghĩ việc mua TPCN là rất có giá trị.
− A3: Tơi nghĩ tơi nên mua TPCN.
− A4: Việc mua TPCN là rất quan trọng.
− A5: Tôi xem việc mua TPCN là một điều tốt.
− A6: Tơi có ý kiến tích cực đối với việc mua TPCN. _ A7: Tôi nghĩ việc mua TPCN là thiết yếu ngày nay. _ A8: Việc mua TPCN là một ý tưởng tốt.
Chuẩn mực chủ quan, ký hiệu là: SN. Tám quan sát được dùng để đo lường
khái niệm này, ký hiệu từ SN1 đến SN8. Các biến quan sát này dựa vào thang đo
của Ajzen (2006). Kết quả thang đo “Các chuẩn mực chủ quan” gồm các biến quan sát như sau:
− SN1: Những người quan trọng đối với tôi khuyến khích tơi mua TPCN.
− SN2: Những người ảnh hưởng đến hành vi của tôi nghĩ rằng tôi nên mua TPCN.
− SN3: Các phương tiện truyền thông đại chúng ảnh hưởng đến tôi trong việc mua TPCN.
− SN4: Những người có nhiều kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm thường khuyến nghị tôi mua TPCN.
− SN5: Việc mua TPCN là phổ biến đối với bạn bè xung quanh tôi.
− SN6: Việc mua TPCN được chấp nhận rộng rãi bởi người dân trong cộng đồng tôi.
− SN7: Những người xung quanh tôi nghĩ rằng tôi nên mua TPCN.
− SN8: Các tờ báo phổ biến có những bài viết tích cực đối với TPCN.
3.3.3 Thang đo “Kiểm soát hành vi nhận thức”
Kiểm soát hành vi nhận thức, ký hiệu là: PBC. Năm quan sát được dùng để đo lường khái niệm này, ký hiệu từ PBC1 đến PBC5. Các biến quan sát này dựa vào
thang đo của Ajzen (2006). Kết quả thang đo “Kiểm soát hành vi nhận thức” gồm các biến quan sát như sau:
− PBC1: Việc mua TPCN là rất dễ dàng cho tôi nếu chúng được bán phổ biến tại
TP. HCM.
− PBC2: Việc mua TPCN hàng ngày là hồn tồn có thể cho tơi nếu chúng được
bán phổ biến tại TP HCM.
− PBC3: Mua hay khơng mua TPCN hồn toàn phụ thuộc vào tôi.
− PBC4: Nếu TPCN được bán phổ biến tại TP HCM, khơng có giới hạn để tơi mua chúng.
3.3.4 Thang đo “Ý định hành vi”
Ý định hành vi, ký hiệu là: BI. Năm quan sát được dùng để đo lường khái niệm này, ký hiệu từ BI1 đến BI5. Các biến quan sát này dựa vào thang đo của Yet Mee Lim và các cộng sự (2010). Kết quả thang đo “Ý định hành vi” gồm các biến quan sát như sau:
− BI1: Tôi có ý định mua TPCN nếu chúng được bán phổ biến tại TP. HCM.
− BI2:Tôi lên kế hoạch mua TPCN hàng ngày nếu chúng được bán phổ biến tại TP. HCM.
− BI3: Tôi chắc chắn tôi sẽ mua TPCN nếu chúng được bán phổ biến tại TP. HCM.
− BI4: Nếu TPCN được bán phổ biến tại TP HCM, đây là ưu tiên hàng đầu của tôi.
− BI5: Tôi sẽ cố gắng để mua TPCN.