Tình hình thu mua nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng tại phân xưởng chế biến hàng đông lạnh thuộc xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 67 - 75)

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG

3. Tình hình thu mua nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu thủy sản cũng như nguyên vật liệu cho công nghiệp nói chung là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của ngành thủy sản, nó ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng một

cách có hiệu quả các yếu tố khác của sản xuất như sức lao động,công cụ, máy móc, thiết bị… Đặc biệt là đối với nước ta hiện nay, chúng ta có một lực lượng các doanh nghiệp chế biến thủy sản rất lớn, cho nên việc đảm bảo đầy đủ nguyên liệu cho sản xuất là một vấn đề có ý nghĩa lớn đối với việc sử dụng có hiệu quả lực lượng cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp chế biến sử dụng có hiệu quả sức lao động. Từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh,đồng thời tạo ra nhiều loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội. Đảm bảo nguyên vật liệu thủy sản còn cho phép xác định cơ cấu ngành thủy sản một cách hợp lý phù hợp với đặc điểm riêng của từng vùng, từng địa phương. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu thủy sản còn phản ánh mức độ hoàn chỉnh và tính độc lập của ngành thủy sản trong nền kinh tế.

Với đặc điểm và tính chất hoạt động của xí nghiệp thì tính chất đặc thù của nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Từ đó ảnh hưởng đến mức sống của người lao động. Do đó cần phải hiểu được đặc thù của nguồn nguyên liệu thủy sản. Nguồn nguyên liệu thủy sản có các đặc thù sau:

 Khả năng phục hồi tự nhiên của đối tượng khai thác:

Các loại động vật thủy sản có khả năng tái sinh tự nhiên, khả năng này phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thủy văn, môi trường sinh thái, cường độ khai thác và biện pháp chủ quan của con người trong việc bảo vệ nguồn lợi. Do đó xí nghiệp cần áp dụng tốt các biện pháp về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tổ chức khai thác chặt chẽ thì khả năng khai thác là vô tận và nguyên liệu cung cấp cho xí nghiệp được mở rộng.

 Tính biến động của đối tượng khai thác:

Do đặc tính của mùa vụ mà các đối tượng khai thác thường xuyên bị biến động về trữ lượng ở từng vùng khai thác khác nhau và theo từng mùa, độ sâu mặt nước khác nhau cũng như theo các quy luật sinh trưởng và các quy

luật sinh sống của các loài thủy sản. Từ đó việc khai thác và tổ chức chế biến phải tùy theo đối tượng để hình thành nên nhiều ngành nghề thích hợp nhằm tỉnh hợp khai thác và tỉnh hợp sử dụng tới mức cao nhất nguồn lợi hiện có.

 Tính mùa vụ:

Tính mùa vụ là sự thay đổi các yếu tố tự nhiên, xã hội có tính chất chu kỳ trong một năm.

Đối với các nguồn lợi thuỷ sản do các đặc điểm về tự nhiên, khí hậu thời tiết cũng như đặc tính sinh học của các loài thuỷ sản mà sự phân bố của nguồn lợi thuỷ sản mang tính chất mùa vụ rõ rệt. Tính mùa vụ này hạn chế khả năng sản xuất liên tục của ngành thuỷ sản. Do đó xí nghiệp cần phải có những biện pháp tích cực để hạn chế tối đa ảnh hưởng của nó để đảm bảo sản xuất được tiến hành quanh năm mà không ảnh hưởng đến trữ lượng.

Công thức tính chỉ số mùa vụ như sau:

IMV =

Yo Yi

* 100 ( %).

Trong đó:

IMV: chỉ số mùa vụ của nguyên liệu thuỷ sản thu mua.

Yi: sản lượng nguyên liệu thu mua bình quân các tháng thứ i qua các năm.

Yo: sản lượng nguyên liệu thu mua bình quân một tháng.

 Sự phân bố không đồng đều trên các vùng của đối tượng khai thác:

Do các đối tượng khai thác có thể di chuyển tự do từ vùng này sang vùng khác theo mùa, thời tiết, theo dòng chảy, nguồn thức ăn. Từ đó phân bố nguồn lợi thuỷ sản trên các vùng không đồng đều, việc nắm bắt đặc tính này cho phép xí nghiệp khi mở rộng quy mô sản xuất cần phải tìm hiểu địa bàn để đặt cơ sở cho hợp lý.

 Đặc tính mau hư hỏng và ươn thối của nguyên liệu thuỷ sản:

Các nguyên liệu thuỷ sản dễ bị biến chất, thối rữa sau khi khai thác, thu hoạch, điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và hạn chế khả năng mở rộng phạm vi hoạt động của các ngành khai thác thuỷ sản ( chẳng hạn như ở các ngư trường đánh bắt xa bờ). Từ đó đòi hỏi trong tổ chức sản xuất của xí nghiệp phải đảm bảo tính liên hoàn, gắn kết giữa các khâu khai thác, thu mua, vận chuyển, bảo quản, chế biến. Đồng thời phải có phương pháp bảo quản và chế biến nhanh chóng, kịp thời ngay sau khi thu hoạch để giảm những tổn thất do đặc tính mau hư hỏng của nguyên liệu gây ra.

Do các đặc thù trên của nguồn nguyên liệu thuỷ sản nên tình trạng cạnh tranh trên thị trường về nó càng gay gắt làm cho giá cả nguyên liệu thường xuyên biến đổi. Do đó để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì xí nghiệp cần có chính sách thu mua hợp lý.

Xí nghiệp khai thác và dịch vụ thuỷ sản Khánh Hoà có hình thức thu mua chủ yếu là qua đầu nậu, ngoài ra xí nghiệp còn thu mua trực tiếp từ ngư dân, thu mua từ các tỉnh xa như: Vũng Tàu, Cà Mau, Cần Thơ…

 Hình thức thu mua qua đại lý nậu vựa: - Ưu điểm

+ Mua được nhiều loại nguyên liệu khác nhau với số lượng lớn lại tương đối ổn định.

+ Là nơi cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên cho xí nghiệp. + Chất lượng nguyên vật liệu đảm bảo.

+ Đỡ tốn công nhân viên đi thu mua. - Nhược điểm:

+ Gía cả cao do phải thu mua qua trung gian, nên giá thành sản phẩm cao. Từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của xí nghiệp.

+ Những chủ nậu vựa ở xa khó có thể xác định được số lượng, chủng loại, chất lượng cụ thể.

 Thu mua trực tiếp từ ngư dân: - Ưu điểm:

+ Gía mua thấp hơn qua nậu vựa.

+ Mua được nhiều nguyên liệu tốt hơn qua nậu vựa. - Nhược điểm:

+ Khó khăn trong việc tìm kiếm.

+ Số lượng nguyên liệu mua được không nhiều và không ổn định.

Sơ đồ 3: Hệ thống cung cấp nguyên vật liệu của xí nghiệp:

Yếu tố tác động mạnh nhất đến thu mua là giá cả. Bởi vì giá cả thu mua hợp lý sẽ đảm bảo cho giá thành sản phẩm bán trên thị trường thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh từ đó tạo ra lợi nhuận cho xí nghiệp.

Xí nghiệp có phương tiện vận chuyển là sử dụng các loại xe tải, xe thô sơ, hoặc thuê ngoài.

Hình thức bảo quản nguyên liệu: do xí nghiệp thu mua trực tiếp tại xưởng là chính do đó thường bảo quản tại chỗ sau khi tiếp nhận nguyên liệu vào xưởng ( bảo quản lạnh).

Ngư dân vùng xa Ngư dân tại bến cá Đầu nậu Các tỉnh xa Xí nghiệp

Dụng cụ bảo quản là các thùng nhựa, thùng xốp, thùng gỗ cách nhiệt. Trong các xe vận chuyển có thùng bảo ôn, xe lạnh.

Ta thấy rằng phương tiện vận chuyển và hình thức bảo quản nguyên liệu của xí nghiệp còn rất thô sơ, lạc hậu. Do đó nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguyên liệu, làm cho lượng phế liệu, phế phẩm tăng lên. Xí nghiệp cần phải đầu tư đổi mới trang thiết bị cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu.

Bảng số 10: Cơ cấu thu mua nguyên liệu của xí nghiệp trong 3 năm.

Chênh lệch 2005/2004 2006/2005 Loại Năm 2004 ( KG) Năm 2005 ( KG) Năm 2006 ( KG) +/- % +/- % Mực 210.278 411.154,5 612.131,8 200.877 95,53 200.977 48,9 Cá 3.774.499 4.552.986 4.853.167 778.487 20,62 300.181 6,59 Tôm 410.218 83.647 3.014.112 -326.571 -79,6 -53.506 -64 NL khác 1.067.482 991.072,6 448.473,9 -76.409 -7,16 -542.599 -55 Tổng 5.462.476 6.038.860 5.943.913 576.384 10,55 -94.647 -1,6 Nguồn từ phòng kế toán Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên về tình hình thu mua nguyên liệu trong ba năm ta thấy:

- Mực nguyên liệu mà xí nghiệp thu mua trong năm 2004 là 210.278 kg, năm 2005 là 411.154,5 kg, năm 2006 là 612.131,8 kg. Như vậy năm 2005 tăng 200.877 kg, tương đương tăng 95,53% so với năm 2004, sang năm 2006 thì sản lượng tiếp tục tăng 200.977 kg, tương đương tăng 48,9% so với năm 2005.

- Cá nguyên liệu thu mua trong năm 2004 là 3.774.499 kg, năm 2005 là 4.552.986 kg, năm 2006 là 4.853.167 kg. Như vậy năm 2005 tăng 778.487kg

tương đương tăng 20,62% so với năm 2004. Tuy nhiên sang năm 2006 thì mức tăng đã giảm xuống, năm 2006 tăng 300.181kg tương đương tăng 6,59% so với năm 2005.

- Trái lại với nguyên liệu mực và cá, nguyên liệu tôm lại giảm dần qua từng năm. Cụ thể là năm 2004 xí nghiệp thu mua 410.218kg, năm 2005 là 83.647 kg, năm 2006 là 3.014.112kg. Như vậy năm 2005 giảm 326.571kg tương đương giảm 79,6% so với năm 2004, sang năm 2006 thì vẫn tiếp tục giảm, tuy mức giảm không bằng năm những năm trước đó là giảm 53.506 kg tương đương giảm 64% so với năm 2005.

- Các nguyên liệu còn lại xí nghiệp thu mua trong năm 2004 là 1.067.482kg, năm 2005 là 991.072,6 kg, năm 2006 là 448.473,9 kg. Như vậy năm 2005 mức thu mua giảm 76.409kg, tương đương giảm 7,16% so với năm 2004, năm 2006 tiếp tục giảm mạnh hơn nữa cụ thể là giảm 542.599 kg, tương đương giảm 55% so với năm 2005.

Nhìn chung tình hình thu mua nguyên vật liệu của xí nghiệp như trên là không ổn định, mực và cá là hai loại nguyên liệu có sức mua tăng lên hàng năm. Còn tôm và các nguyên liệu khác lại giảm đi rõ rệt. Nguyên nhân chính ở đây là do tính mùa vụ của nguyên liệu, mặt khác do xí nghiệp có thị trường thu mua chưa rộng. Do đó xí nghiệp cần phải tìm cách mở rộng thị trường thu mua hơn nữa để nguyên vật liệu cung cấp kịp thời không gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.

Bảng số 11: Chỉ số mùa vụ của nguyên liệu qua các năm.

Đvt kg

Tháng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Yi

IMV ( %) 1 155.071,9 226.271,6 133.389,65 171.577,72 35,41 2 420.303,2 523.247,6 287.597,41 410.382,74 84,69 3 539.912 591.605,5 607.571,57 579.696,36 119,63 4 681.848,2 751.469 735.621,7 722.979,93 149,19 5 509.735,9 527.156 625.540,35 554.144,08 114,35 6 404.839,3 528.179,8 521.995,95 485.005,02 100,09 7 500.368,4 577.900,5 475.235,95 517.834,95 106,86 8 627.041,1 499.814,1 385.988,3 504.281,17 104,06 9 601.126 603.801,3 823.798,25 676.241,85 139,55 10 583.503,7 690.359,2 808.593,1 694.152,1 143,25 11 296.319,3 358.185 241.323,45 298.609,25 61,62 12 142.407 160.869,5 297.257,65 200.178,08 41,31 Tổng 5.462.476 6.038.860 5.943.913 Yo= 484.590,27 Nguồn từ phòng kế toán

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy rằng sản lượng thu mua của xí nghiệp tập

trung vào các tháng 3, 4,5,6,7,8,9,10. Đặc biệt là các tháng 4,9,10, với chỉ số mùa vụ lần lượt là 149,19 %; 139,55 %;143,25 %.

Các tháng 1,2,11,12 sản lượng thu mua không cao, với chỉ số mùa vụ từ 35% đến 80%.

Khi biết được tính mùa vụ của nguyên liệu thuỷ sản như trên thì xí nghiệp sẽ chủ động kế hoạch công tác sản xuất tổ chức lao động, chuẩn bị tốt tiền lương, tiền thưởng nhằm khuyến khích trong những tháng mùa vụ.

Ngược lại phải tìm cách bố trí người lao động vào những công việc khác để đảm bảo mức lương tương đối cho họ trong những tháng trái vụ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng tại phân xưởng chế biến hàng đông lạnh thuộc xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)