Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong thời gian

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng tại phân xưởng chế biến hàng đông lạnh thuộc xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 49 - 63)

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ

2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong thời gian

qua:

2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.

Những năm đầu mới thành lập, xí nghiệp làm ăn có hiệu quả cao do lúc đó nguồn lợi thuỷ sản phong phú, các doanh nghiệp đánh bắt chưa nhiều.

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do nguồn lợi khai thác tự nhiên ngày càng bị cạn kiệt, số tàu đánh bặt càng nhiều. Cho nên xí nghiệp đã quyết định tinh giảm biên chế, tổ chức lại bộ máy sản xuất, chuyển hướng kinh doanh sang chế biến thuỷ sản.

Từ năm 1997 trở lại đây, xí nghiệp đã làm ăn có hiệu quả doanh thu và lợi nhuận tăng, thu nhập của cán bộ công nhân viên được nâng lên.

Bảng số 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của XN trong 2 năm

2005-2006.

Chênh lệch

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006

+/- %

Tổng doanh thu Đồng 110.784.136.405 146.924.575.173 36.140.438.768 32,62 Doanh thu xuất khẩu Đồng 100.261.929.170 133.838.576.877 33.576.647.707 33,49 Kim ngạch xuất khẩu USD 6.320.704 8.377.325 2.056.621 32,54

Sản lượng xuất khẩu kg 2.255.858 2.499.861 244.003 10,82

Tổng tài sản Đồng 32.305.289.663 27.179.754.303 -5.125.535.360 -15,87

Lao động bình quân Người 458 450 -8 -1,75

Thu nhập bình quân Đồng 1.353.896 1.587.347 233.451 17,24

Thuế TNDN Đồng 221.056.749 267.011.552 45.954.803 20,79

Lợi nhuận sau thuế Đồng 559.433.636 629.052.134 69.618.498 12,44

Doanh lợi doanh thu 0,005 0,004

Doanh lợi tổng tài sản 0,017 0,023

Nguồn từ phòng kế toán.

Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy rằng:

- Tổng doanh thu năm 2005 là 110.784.136.405 đồng, năm 2006 là 146.924.575.173 đồng. Như vậy doanh thu năm 2006 đã tăng lên 36.140.438.768 đồng, tương đương tăng 32,62 % so với năm 2005. Chứng tỏ năm 2006, xí nghiệp đã tăng sản xuất, sản lượng xuất khẩu đạt 2.499.861 kg. Tăng 244.003 kg so với năm 2005 làm cho thu nhập bình quân đầu người tăng lên 17,24%.

- Lợi nhuận sau thuế mà xí nghiệp thu được cũng tăng lên rõ hơn. Năm 2006 tăng 69.618.498 đồng, tương đương 12,44% so với năm 2005.

- Năm 2005 có doanh lợi doanh thu là 0,005, tức cứ 1 đồng doanh thu tạo ra xí nghiệp chỉ thu được 0,005 đồng lợi nhuận, năm 2006, cứ 1 đồng doanh thu chỉ thu được 0,004 đồng lợi nhuận. Như vậy cho thấy dù năm 2006

lợi nhuận có tăng hơn so với năm 2005 nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lại giảm đi vì tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Còn doanh lợi tổng tài sản năm 2005 là 0,017; năm 2006 là 0,023. Tức cứ 1 đồng tài sản bỏ ra kinh doanh, xí nghiệp tạo ra được 0,017 đồng lợi nhuận trong năm 2005 còn năm 2006 xí nghiệp lại tạo ra được 0,023 đồng lợi nhuận.

2.2. Tình hình sản xuất:

Sản xuất là một khâu quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm và cũng là khâu quyết định chủ yếu đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra.

Đối với xí nghiệp khai thác và dịch vụ thuỷ sản Khánh Hoà thì hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu diễn ra theo mùa vụ, mùa vụ sản xuất chính phụ thuộc vào mùa vụ khai thác ( từ tháng 8 đến tháng 5 năm sau ), phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng.

Tại xí nghiệp những mặt hàng sản xuất chủ yếu là các mặt hàng đông lạnh và hàng khô. Trong đó mặt hàng đông lạnh chiếm tỷ lớn là các sản phẩm như: cá, tôm, mực đông lạnh.

Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất hàng đông lạnh. Bảo quản sản phẩm Chờđông Cấpđông Tách khuôn, mạ băng Tiếp nhận nguyên liệu Xử lý phân loại Chế biến (phơi sấy khô) Phân loại Đóng gói, bảo quản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất hàng khô

Tại xí nghiệp hiện nay, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, tay nghề công nhân chưa cao nên năng suất lao động còn thấp, sản phẩm làm ra chưa có giá trị cao do đó tính cạnh tranh còn thấp. Để khắc phục được điều này thì xí nghiệp cần phải đầu tư đổi mới trang thiết bị, đào tạo tay nghề công nhân để họ nâng cao tay nghề lên.Ví dụ như: cử công nhân đi học, khuyến khích những người công nhân giỏi truyền đạt kinh nghiệm cho những người còn yếu ngay trong xưởng.

Tiếp nhận nguyên liệu Sơ chế Phân cở Cân Chế biến Xếp khuôn

Bảng số 2: Số lượng sản phẩm sản xuất chính của xí nghiệp.

Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

Mặt hàng Sản lượng ( KG) % Sản lượng ( KG) % +/- % Cá 1.204,69 77,80 1.266,43 78,14 61,74 5,12 Mực 103,75 6,70 192,16 11,86 88,41 85,22 Mũ ni 0 0,00 0 0,00 0 0 Nước đá 47,49 3,07 57,14 3,53 9,65 20,31 Ghẹ 4,31 0,28 2,18 0,13 -2,13 -49,47 Bạch tuộc 1,63 0,11 2,98 0,18 1,35 82,77 Tôm 47,41 3,06 66,96 4,13 19,55 41,21 Ốc 139,07 8,98 32,88 2,03 -106,19 -76,36 Tổng 1.548,35 100 1.620,73 100 72,38 4,67 Nguồn từ phòng kế toán Nhận xét:

Năm 2005: mặt hàng cá được sản xuất nhiều nhất là 1.204,69 tấn, tương đương với 77,8% trong tổng số các mặt hàng sản xuất ra. Sau đó là đến mặt hàng ốc là 139,07 tấn, tương đương với 8,98%. Mặt hàng bạch tuộc và ghẹ chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, trong đó bạch tuộc là 1,63 tấn, tương đương chiếm 0,11%; còn ghẹ là 4,31 tấn, tương đương chiếm 0,28%.

Mặt hàng mũ ni không sản xuất.

Năm 2006 thì mặt hàng cá vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 1.266,43 tấn tương đương chiếm 78,14% trong tổng số sản phẩm sản xuất của xí nghiệp, tiếp đến là mặt hàng mực với 192,16 tấn chiếm 11,86%.

Sở dĩ mặt hàng cá chiếm tỷ trọng lớn như vậy trong hai năm là do nguyên liệu về cá mà xí nghiệp thu mua được có số lượng lớn nhất trong tổng số nguyên liệu.

Còn mặt hàng ghẹ và bạch tuộc vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất. Trong đó mặt hàng ghẹ sản xuất được 2,18 tấn chiếm 0,13%; bạch tuộc là 2,98 tấn chiếm 0,18%.

Mặt hàng mũ ni không sản xuất.

Như vậy so với năm 2005, năm 2006 có số lượng sản phẩm sản xuất ra tăng 72,38 tấn, với tốc độ tăng là 4,67%.

Trong đó mặt hàng mực tăng mạnh nhất, mực tăng 88,41 tấn tương đương tăng 85,22 %. Nguyên nhân làm cho hàng mực tăng mạnh như vậy là do nguyên vật liệu thu mua của xí nghiệp năm 2006 về mực tăng mạnh hơn so với năm 2005.

2.3. Tình hình tiêu thụ:

Qúa trình sản xuất là một quá trình liên tục, tuần hoàn được bắt đầu từ nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm kiếm các yếu tố như: nguyên liệu, nhiên liệu và tiếp đó là sản xuất nhằm chuyển biến các yếu tố đầu vào thành sản phẩm cuối cùng đem đi tiêu thụ.

Tiêu thụ là một khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.Với bất kỳ một doanh nghiệp nào tiêu thụ đóng vai trò rất quan trọng. Bởi nếu sản phẩm sản xuất ra mà không tiêu thụ nhanh, kịp thời sẽ làm cho chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp kéo dài đồng thời tốc độ lưu chuyển vốn giảm xuống.Vì vậy doanh nghiệp bị ứ đọng vốn. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản.

Do nhận thức được điều này nên ngay từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, xí nghiệp đã chú trọng đến công tác tiêu thụ sản phẩm vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ngày càng có hiệu qủa.Với một xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là thuỷ sản thì công tác tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ trên thị trường, được thị trường chấp nhận là thể hiện sự thành công, sự phát triển của xí nghiệp. Sản phẩm tiêu thụ càng nhanh thì càng làm cho vòng quay vốn lưu

động càng nhanh, tăng lợi nhuận cho xí nghiệp đồng thời đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Thị trường tiêu thụ chủ yếu của xí nghiệp là ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm sản xuất ra phần lớn là xuất khẩu ( khoảng 90 %). Một phần nhỏ sản phẩm được tiêu thụở thị trường nội địa ( khoảng 10 %). Do đó doanh thu chính là doanh thu xuất khẩu.

Bảng số 3: Doanh thu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu của xí nghiệp.

Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 ( đồng) Tỷ lệ (%) Năm 2006 (đồng) Tỷ lệ (%) +/- % DT xuất khẩu 100.261.929.170 90,5 133.838.576.877 91 33.576.647.707 33,49 DT nội địa 10.522.207.235 9,5 13.085.998.296 9 2.563.791.061 24,37 Tổng doanh thu 110.784.136.405 100 146.924.575.173 100 36.140.438.768 32,62 Nguồn từ phòng kinh doanh

Nhận xét:

Ta thấy rằng, năm 2006 có doanh thu xuất khẩu tăng 33.576.647.707 đồng tương đương tăng 33,49%. Trong khi đó doanh thu nội địa tăng 2.563.791.061 đồng, tương đương tăng 24,37 %. Điều đó làm cho tổng doanh thu tăng 36.140.438.768 đồng, tương đương tăng 32,62 % so với năm 2005.

Qua bảng này, ta thấy rằng doanh thu chủ yếu của xí nghiệp là doanh thu từ hoạt động xuất khẩu, còn doanh thu nội địa chiếm một phần rất nhỏ. Cho thấy hoạt động tiêu thụ nội địa vẫn còn rất hạn chế.

Xí nghiệp cần tiến hành hoạt động marketing như tham gia hội chợ thương mại trong nước, quảng cáo, nghiên cứu hành vi tiêu dùng để mở rộng thị trường nội địa hơn nữa bởi thị trường nội địa có nhu cầu về thủy sản rất lớn.

2.4. Thị trường xuất khẩu:

Xí nghiệp là một doanh nghiệp xuất khẩu do đó phải quan tâm đến sự biến động của thị trường xuất khẩu của mình về các mặt nhu cầu của người

tiêu dùng, điều kiện thuế quan, phi thuế quan, tình hình chính trị xã hội và văn hóa. Để từ đó xí nghiệp có giải pháp cho mình.

Bảng số 4: Bảng tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường của XN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

Thị trường SL (KG) Gía trị (USD) % SL ( KG) Gía trị (USD) % +/- (kg) % Đài Loan 119.397 1.899.003 52,41 822.640 1.613.682 33,51 -371.330 -31,1 Nhật 473.460 1.868.252 20,78 543.460 1.886.672 22,14 70.000 14,78 Hong kong 14.300 73.709 0,63 0 0 0 -14.300 -100 ÚC 178.160 901.106 7,82 371.380 1.900.622 15,13 193.220 108,45 Hàn Quốc 279.600 1.032.975 12,27 518.230 2.261.832 21,11 238.630 85,35 Thị trường khác 1.190.941 545.659 6,09 478.151 354.518 8,11 - 712.790 60 Tổng 2.255.858 6.320.704 100 2.499.861 8.377.325 100 176.890 7,76

Nguồn từ phòng kinh doanh

 Thị trường Đài Loan:

Đây là thị trường chủ yếu của xí nghiệp, nó có thị phần lớn cụ thể là năm 2005 sản lượng chiếm 119.397 kg, tương đương với 52,41% trên tổng số sản phẩm xuất khẩu. Năm 2006 sản lượng chiếm 822.640 kg, tương đương với 33,51% trên tổng số sản phẩm xuất khẩu. Xí nghiệp đã xuất khẩu vào thị trường này các mặt hàng từ cá đông, cá khô, ốc, ghẹ, mực khô,…. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại thấp năm 2005 chỉ có 1.899.003 USD chiếm 30% trên tổng số kim ngạch xuất khẩu. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu là 1.613.682 USD chiếm 19,3% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do giá cả sản phẩm không cao, thị trường này chưa phải là thị trường hấp dẫn.

So với năm 2005 thì năm 2006 thị phần xuất khẩu vào thị trường này giảm xuống. Sản lượng giảm đi 371.330 kg, tương đương giảm đi 31,1%.

 Thị trường Nhật Bản:

Đây là một thị trường khó tính đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Bởi nó đưa ra các tiêu chuẩn khắt khe cho hàng xuất khẩu về các mặt như kỹ thuật, an toàn thực phẩm.

Ví dụ: cá tươi không có co2.

Cá nóc phải có giấy chứng nhận y tế của nước xuất khẩu.

Cá phi lê, sashimi đông lạnh không được phép có trực khuẩn colonbacillus.

Các mặt hàng thuỷ sản khi xuất khẩu vào Nhật phải xin giấy phép của bộ công thương.

Trong những năm gần đây sản lượng xuất khẩu vào thị trường này vẫn giữ ổn định. Năm 2006 tăng nhưng không đáng kể so với năm 2005, sản lượng chỉ tăng 70.000 kg, tương đương với tăng 14,78%. Làm cho kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 0,986% so với năm 2005. Nguyên nhân là do xí nghiệp xuất khẩu vào đây các mặt hàng cá đông, tôm đông, mực đông, cá khô và thu hẹp các mặt hàng ruốc khô, tôm khô.

Trong tương lai đây là một thị trường hấp dẫn, có nhu cầu rất lớn về hàng thuỷ sản, đặc biệt là các mặt hàng có giá trị cao. Do đó muốn tồn tại ở thị trường này thì xí nghiệp cần phải đẩy mạnh công tác Marketing, tăng cường cải tiến công nghệ để sản xuất các mặt hàng có giá trị cao, đồng thời không ngừng kiểm tra chất lượng sản phẩm chặt chẽ hơn.

 Thị trường Hàn Quốc:

Là một thị trường tương đối lớn của xí nghiệp. Năm 2005 sản lượng xuất khẩu vào đây là 279.600 kg chiếm 12,27%, năm 2006 sản lượng xuất khẩu là 518.230 kg chiếm đến 21,11%. Như vậy sản lượng xuất khẩu đã tăng 238.630 kg, tương đương tăng 85,35%. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu

tăng 119 %. Ta thấy rằng thị trường này có mức giá tương đối cao so với các thị trường khác.

Xí nghiệp xuất khẩu vào đây chủ yếu là hai mặt hàng cá khô và mực khô.

Xí nghiệp cần mở rộng thị trường này bởi đây là một thị trường hấp dẫn có nhu cầu về thuỷ sản càng tăng mà mức giá lại tốt.

Ngoài ra xí nghiệp còn một số thị trường mới khai phá, đó là thị trường Hi Lạp, Canađa, Singapore. Nó là các thị trường mới có tiềm năng rất lớn. Xí nghiệp cần có các chiến lược để phát triển các thị trường này cho những năm tới. Hiện tại xí nghiệp có 3 khách hàng ở thị trường Cananđa.

2.5.2. Thị trường nội địa:

Việt Nam có dân số trên 85 triệu người, là một thị trường hấp dẫn đối với mọi mặt hàng. Người dân nước ta lại có truyền thống ưu chuộng và đánh giá cao các mặt hàng thủy sản. Nhất là hiện nay dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, bò điên nên xu hướng chuyển sang tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nhiều hơn.Tuy nhiên việc đẩy mạnh và phát triển tiêu thụ đối với mặt hàng thủy sản trong nước vẫn còn hạn chế, do các doanh nghiệp chỉ chú trọng đến sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Chỉ đến sau năm 2002, các nhà quản lý mới nhìn nhận một cách nghiêm túc về thị trường trong nước. Đặc biệt là sau các vụ kiện chống bán phá giá đối với cá tra, basa của Mỹ, nhiều doanh nghiệp đã phát triển các sản phẩm tiêu thụ nội địa, mặc dù cũng chỉ mới tập trung ở các siêu thị và thành phố lớn, nhưng đã cho thấy phần nào tiềm năng to lớn của thị trường nội địa.

Đối với xí nghiệp cũng vậy, trong những năm gần đây mới chú ý tới thị trường nội địa. Thị trường này không những tiêu thụ sản phẩm cho xí nghiệp mà còn giúp xí nghiệp giải quyết được các phế liệu, phế phẩm từ các sản phẩm chế biến.

Thấy được vai trò to lớn của thị trường nội địa thì xí nghiệp cần phải có các giải pháp để mở rộng thị trường này như: thông qua việc đa dạng hóa các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý, phù hợp khẩu vị, đồng thời chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản đối với vùng núi trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.

2.5. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của xí nghiệp:

2.5.1. Thuận lợi:

- Là một doanh nghiệp có truyền thống vượt khó vươn lên, có một tập thể Đảng Bộ trong sạch, vững mạnh nhiều năm liền, có sự đoàn kết thống nhất của tập thể cán bộ, công nhân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và sự điều hành năng động của ban giám đốcvà đội ngũ cán bộ chủ chốt.

- Từ năm 1997 đến nay, 10 năm liền sản xuất kinh doanh của xí nghiệp luôn có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, thu nhập và việc làm của người lao động ổn định và ngày càng cao đã tạo tâm lý phấn khởi, yên tâm làm việc đối với xí nghiệp.

- Là một doanh nghiệp nhà nước, xí nghiệp luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của tỉnh ủy, các ban ngành.

2.5.2. Khó khăn và thách thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các hoạt động của xí nghiệp đều bị điều tiết song song bởi tiến trình cổ phần hóa do đó sản xuất kinh doanh có phần còn hơi bị dè dặt.

- Trình độ học vấn của công nhân trong xí nghiệp còn thấp, chủ yếu là

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng tại phân xưởng chế biến hàng đông lạnh thuộc xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 49 - 63)