VI. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP:
2. Trả lương sản phẩm:
Trả lương sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào:
- Kết quả lao động hoàn thành (số lượng sản phẩm làm ra, khối lượng công việc hoàn thành)
- Đơn giá tiền lương cho một sản phẩm hoặc công việc. Tiền lương được xác định dựa trên công thức sau:
TLsp = n i Gi Qi 1 * Trong đó: i: loại sản phẩm TLsp: tiền lương theo sản phẩm
Qi: sản lượng sản phẩm i
Gi: đơn giá tiền lương sản phẩm i
Để xác định đơn giá tiền lương sản phẩm ta có thể dựa vào công thức sau: MLTT * HSTL * (1 +Ki) Gi = Đsi Hoặc: Gi = MLTT * HSTL * (1+Ki) * Đti Trong đó:
Gi: đơn giá tiền lương sản phẩm i.
MLTT: mức lương tối thiểu (450.000 đồng).
HSTL: hệ số tiền lương cấp bậc của công việc mà công nhân đã nhận. Đsi: định mức sản phẩm i.
Đti: định mức thời gian hoàn thành sản phẩm i. K: hệ số phụ cấp ( độc hại, vùng sâu, vùng xa…)
Ưu điểm của hình thức tiền lương này:
- Kích thích mạnh mẽ người lao động làm việc, tiền lương của họ nhiều hay ít là do họ quyết định.
- Là cơ sở để xác định trách nhiệm của mỗi người.
- Thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động quản lý để làm ra nhiều sản phẩm hơn.
Nhược điểm của hình thức tiền lương này:
- Khó xác định định mức tiên tiến và hiện thực nó nên khó xác định đơn giá chính xác.
Điều kiện áp dụng tiền lương theo sản phẩm:
- Doanh nghiệp phải xác định được một hệ thống định mức có phương án đúng đắn, chính xác.
- Cải tiến các mặt hoạt động của doanh nghiệp, giảm dần và loại bỏ hẳn số lao động dư thừa, phân rõ chức năng và nhiệm vụ của từng người, từng bộ phận, nghiệm thu chính xác kết quả lao động.
- Bảo đảm đầy đủ các yếu tố vật chất cho người lao động cải thiện điều kện làm việc.
- Hoàn thiện việc ghi chép số liệu ban đầu, thống kê chế độ thưởng phạt đối với các bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau trên dây chuyền sản xuất.
2.1. Tiền lương sản phẩm cá nhân trực tiếp:
TLtt =ĐGtl *SPtt. Trong đó:
ĐGtl: đơn giá tiền lương sản phẩm.
TLtt: tiền lương mà người lao động được lĩnh.
SPtt: số lượng sản phẩm ( bộ phận, chi tiết) thực tế đạt được.
Điều kiện áp dụng:
- Đối với công việc có định mức thời gian ngắn.
- Công việc tương đối độc lập, có thể thống kê kết quả từng người.
Ưu điểm:
Làm cho quyền lợi và trách nhiệm người lao động gắn chặt với nhau từ đó kích thích sản xuất.
2.2. Tiền lương sản phẩm gián tiếp:
Đây là hình thức trả lương không áp dụng cho công nhân sản xuất chính, chỉ áp dụng cho công nhân phụ, phục vụ trực tiếp sản xuất chính (công nhân vận hành MMTB, cung ứng NVL…) mà công việc của họ ảnh hưởng
trực tiếp đến việc đạt hoặc vượt định mức của công nhân sản xuất chính hưởng lương theo sản phẩm.
Căn cứ vào định mức sản lượng và mức độ hoàn thành định mức của công nhân sản xuất chính để tính đơn giá sản phẩm gián tiếp cho công nhâ n phụ.
Ưu điểm: làm cho cán bộ công nhân viên đều quan tâm đến vấn đề nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
2.3. Tiền lương theo sản phẩm tập thể:
Hình thức này áp dụng cho công việc nặng nhọc có định mức thời gian dài cá nhân không thể làm được, hoặc để trả cho những loại công việc khó xác định kết quả cho từng cá nhân.
Khi xác định qua các bước sau:
B1: Xác định đơn giá tiền lương Gi của cả tập thể.
B2: Tính tiền lương sản phẩm của cả tập thể: TLsp tổ = n i Gi Qi 1 * Trong đó:
Qi: slspsx loại i của cả tổ
Gi: đơn giá tiền lương sp loại i của cả tổ.
B3: Chia lương cho từng cá nhân trong tổ.
C1: Phương pháp chia lương theo giờ hệ số: 3 bước: b1: Tính tổng số giờ hệ số của đơn vị:
giờ hệ số = ( số giờ lvtt của người i * hệ số cb của người i ) b2 Tính tiền lương 1 giờ hệ số:
TLSP cả tổ TL 1 giờ hệ số =
Tổng số giờ hệ số b3. Xác định tiền lương của từng người.
C2. Phương pháp chia lương theo hệ số điều chỉnh. b1. Tính tổng số tiền lương cấp bậc của cả tổ.
TL CB cả tổ = (tlcb1giờ người i * số giờ lvtt của người i) b2. Tính hệ số điều chỉnh.
TLSP TỔ
HSĐC = Tổng TL cấp bậc cả tổ. b3. Tính tiền lương cho từng người.
TLTTi = HSĐC * TL cấp bậc của người i.
2.4. Tiền lương sản phẩm luỹ tiến: tiền lương trả cho người lao động với nhiều đơn giá khác nhau.
- Sản lượng nằm trong định mức thì tính theo đơn giá định mức. - Sản lượng nằm ngoài định mức thì tính theo đơn giá tăng dần.
Ví dụ: Đơn giá tiền lương sản phẩm A như sau: < 70 kg đơn giá 1.500 đồng/kg.
Từ 70 đến 90 kg đơn giá là 2.000 đồng/kg. > 90 kg đơn giá là 2.500 đồng/kg.
Nếu trong tháng 11 công nhân B làm được 100 kg sản phẩm thì tiền lương công nhân này được hưởng là:
T = 70*1.500 + (90 -70)* 2.000 + (100 – 90)*2.500 = 170.000 đồng
Ưu điểm:
- Kích thích lao động làm việc với cường độ và năng suất cao.
Nhược điểm:
- Có thể làm cho tốc độ tăng tiền lương bình quân lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động.
- Khi doanh nghiệp khuyến khích công nhân hoàn thành gấp, cần giao hàng sớm, kích hoạt khâu yếu trong dây chuyền sản xuất hoàn thành tốt nhiệm vụ để đảm bảo sản xuất nhịp nhàng.
- Sản phẩm mùa vụ từ nông nghiệp, nông sản.
Tuy nhiên khi khắc phục được các hiện tượng trên phải quay về phương pháp thông thường.
2.5. Hình thức tiền lương khoán:
Đây là hình thức tiền lương đặc biệt.
Hình thức này áp dụng trong trường hợp đặc biệt, không có định mức công việc. Khi sử dụng hình thức lương khoán cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương phải trả. Mặt khác phải có sự giám sát, kiểm tra mọt cách chặt chẽ để hoàn thành đúng tiêu chuẩn.