Mơ hình nghiên cứu và các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 4 : DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Mơ hình nghiên cứu và các biến

4.1.1 Mơ hình nghiên cứu và lựa chọn biến phụ thuộc

Kế thừa từ các nghiên cứu Mark Swinburne và cộng sự (2007), Jordan (2011), Nguyễn Thanh Dương (2013) cũng như sự phù hợp hơn của mơ hình này tại Việt Nam đã được đề cập trong chương 2, tác giả lựa chọn mơ hình nghiên cứu được sử dụng khá phổ biến là mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc là chỉ số Z-score hiệu chỉnh bắt nguồn từ Roy (1952) nhằm đánh giá khả năng phá sản của ngân hàng, biến độc lập là các biến đại diện cho các loại rủi ro khác nhau, đặc biệt là rủi ro tài chính. Chỉ số Z-score cao hơn cho thấy khả năng phá sản thấp hơn (Lepetit và Strobel, 2014). Cơng thức tính tốn:

Z-Scoreit = [Ei(ROAAit) + Ebqit/Abqit] / i (ROAAit).

Trong đó:

ROAAit: Suất sinh lợi trên TTS bình quân của ngân hàng (i) năm (t). Ei(ROAAit): Trung bình ROAA ngân hàng (i) trong giai đoạn (t).

Ebqit/Abqit: Tỷ lệ VCSH bình quân trên TTS bình quân của ngân hàng (i) năm (t). ơi(ROAAit): Độ lệch chuẩn ROAA của ngân hàng (i) trong giai đoạn (t).

4.1.2 Biến độc lập và các giả thuyết đặt ra trong mối liên hệ Z-score

Dựa trên nền tảng lý thuyết chương 2, tác giả lựa chọn bốn biến độc lập gần như đại diện đầy đủ cho rủi ro tài chính là LLR, LTD, LAD và NIR. Hai biến kiểm soát được đưa vào thể hiện cơ cấu vốn của ngân hàng là đòn bẩy LEV (VCSH /

Tổng huy động) và chi phí hoạt động của ngân hàng là CTI (Chi phí hoạt động / thu nhập lãi thuần). Ta đưa vào mơ hình phân tích vì khơng thể bỏ qua sự tác động của nó khi xem xét các tác động của biến độc lập nhưng sự tác động đó khơng phải là điều mà tác giả đang quan tâm. Để xem xét tác động vĩ mô, tác giả cũng đưa vào 2 biến là GDP và CPI.

 Đại diện cho rủi ro tín dụng chúng ta có biến:

LLRit: Dự phịng rủi ro tín dụng / Dư nợ cho vay của ngân hàng (i) vào năm (t). Tỷ lệ dự phòng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay đồng biến với rủi ro, nợ xấu tăng cao làm dự phòng rủi ro tín dụng tăng (Whalen, 1988). Ngược lại với quan điểm trên cho rằng tỷ lệ dự phòng nợ xấu của năm trước nghịch biến với rủi ro bởi những ngân hàng có tiềm lực tài chính sẽ chủ động tăng dự phịng để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các năm tiếp theo và ngược lại ngân hàng yếu sẽ giảm dự phòng đến mức thấp nhất có thể để tăng lợi nhuận nhưng nguy cơ rủi ro gặp phải sẽ cao hơn (Halling, 2006). Tác giả kỳ vọng khi LLR càng cao cho thấy khả năng phá sản càng lớn tức LLR có mối liên hệ nghịch chiều với Z-score (-).

 Đại diện cho rủi ro thanh khoản chúng ta có hai biến:

LTDit: Dư nợ cho vay / Huy động ngắn hạn của ngân hàng (i) vào năm (t). Theo PWC (2006, 2012) tỷ lệ này giúp đánh giá thanh khoản và xác định xu thế cũng như trạng thái thanh khoản để từ đó ngân hàng điều chỉnh nhằm hạn chế rủi ro trong kỳ hoạt động của mình. Cịn theo Montgomery và cộng sự (2004) khi nghiên cứu tại Nhật và Indonesia thì tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi có mối quan hệ đồng biến với rủi ro phá sản. Cùng quan điểm khi tỷ lệ này tăng, sự mất cân đối cung cầu thanh khoản lớn từ đó gia tăng khả năng phá sản của ngân hàng, chưa xét đến thực tế cho thấy việc nhiều ngân hàng chấp nhận rủi ro cao để tăng dư nợ cho vay với cả những khách hàng không tốt. Tác giả kỳ vọng LTD càng cao cho thấy khả năng phá sản càng lớn, LTD có mối liên hệ nghịch chiều với Z-score (-).

LADit: (Tài sản thanh khoản – huy động ngắn hạn) / Tổng huy động của ngân hàng (i) năm (t).

Nghiên cứu của Montgomery và cộng sự (2004) cho kết quả LAD đồng biến với rủi ro phá sản nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Tác giả cũng kỳ vọng tỷ lệ này càng

cao cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt nên sẽ có nguy cơ phá sản thấp và LAD có mối liên hệ cùng chiều với Z-score (+).

 Đại diện cho rủi ro lãi suất chúng ta có biến:

NIRit: Thu nhập lãi thuần / Tổng tài sản bình quân của ngân hàng (i) vào năm (t). Thu nhập lãi là nguồn thu nhập chính phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố lãi suất. Khi ngân hàng kiểm soát tốt tài sản nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất cũng như giảm cấp tín dụng vào những khách hàng rủi ro sẽ làm cho thu nhập lãi thuần tăng, tổng tài sản giảm hoặc cả hai kéo theo chỉ số này tăng lên. Tuy nhiên hai nghiên cứu cho kết quả khá tương tự là của Halling (2006) cho rằng tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản đồng biến với rủi ro ngân hàng và Nguyễn Thanh Dương (2013) NIR có mối quan hệ nghịch chiều Z-Score. Cùng quan điểm với hàm ý khi ngân hàng phụ thuộc vào thu nhập lãi thuần thì rủi ro tăng khi thu nhập lãi thuần tăng tác giả mong đợi NIR có mối liên hệ nghịch chiều với Z-score (-).

 Hai biến kiểm soát:

LEVit: VCSH / Tổng huy động của ngân hàng (i) vào năm (t).

Nghiên cứu của Montgomery và cộng sự (2004) cho kết quả tỷ lệ này đồng biến với rủi ro ngân hàng nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Dương (2013) cho kết quả LEV nghịch biến với rủi ro ngân hàng. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Jordan (2011). Một ngân hàng trong quá trình hoạt động ln phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau như thanh khoản hay lãi suất, khi đó VCSH của NHTM càng nhỏ trên quy mô huy động sẽ đẩy ngân hàng vào tình huống nguy kịch. Theo quy định hiện hành từ năm 2010 của NHNN, mức vốn thành lập để được hoạt động của ngân hàng TMCP phải đạt tối thiểu 3.000 tỷ đồng để làm tròn chức năng đầy đủ vốn như dự phòng thanh khoản. Tác giả kỳ vọng LEV có mối liên hệ nghịch chiều với Z-score (-).

CTIit: Tỷ lệ chi phí hoạt động / Thu nhập lãi thuần của ngân hàng (i) vào năm (t). Tỷ lệ này đồng biến với rủi ro của ngân hàng (Whalen, 1988). Khi chi phí hoạt động tăng, thu nhập lãi thuần của ngân hàng giảm hoặc cả hai chắc chắn sẽ làm giảm sút nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngân hàng, trực tiếp ảnh hưởng đến mọi mặt của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nghiên cứu của Halling (2006) cũng cho

kết quả tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập kỳ vọng đồng biến với rủi ro của ngân hàng nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Đồng quan điểm tác giả mong đợi CTI có mối liên hệ nghịch chiều với Z-score (-).

 Hai biến vĩ mô:

GDPt: Tăng trưởng kinh tế được tác giả đưa vào nhằm kiểm soát cho các thời kỳ diễn biến của kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt GDP tăng cao, hoạt động kinh doanh của khách hàng mở rộng từ đó ngân hàng cũng dễ dàng hoạt động thuận lợi hơn nên ít gặp rủi ro dẫn đến khả năng phá sản thấp. Ngược lại các rủi ro tài chính sẽ dễ dàng ập đến ngân hàng gây mất khả năng thanh tốn và có thể phá sản nhanh chóng trong giai đoạn suy thối GDP thấp khi mà khách hàng kinh doanh khó khăn có thể thua lỗ khơng trả được nợ, các ngân hàng phải ra sức cạnh tranh nhau với cùng một lượng khách hàng ít ỏi hơn. Tác giả kỳ vọng biến GDP có mối liên hệ cùng chiều với Z-score (+).

INFt: Tỷ lệ lạm phát cũng là yếu tố vĩ mơ có những tác động mạnh đến khả năng phá sản của NHTM. Lạm phát tăng cao sẽ làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng. Biểu giá thường xuyên thay đổi làm cho lượng thông tin được bao hàm trong giá cả bị phá hủy, các tính tốn kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian dẫn đến khó khăn cho các hoạt động đầu tư. Tăng tính bị động và rủi ro thanh khoản đối với hoạt động ngân hàng khi thu nhập thực tế của khách hàng giảm đi khiến họ khơng có khả năng trả nợ. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp khi lạm phát xảy ra làm giảm giá trị thực của khoản vay, nhiều khách hàng hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn khi tỷ lệ thất nghiệp giảm dẫn đến trả nợ dễ dàng hơn. Tác giả kỳ vọng biến INF có mối liên hệ ngược chiều với Z-score (+).

 Vậy mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng:

Z-scoreit = 0 + 1LLRit + 2LTDit + 3LADit + 4NIRit + 5LEVit + 6CTIit + 7GDPt + 8INFt + it (với it = sai số của mơ hình).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)