Nguồn: Tổng hợp BCTC của 28 NHTM Nhóm 3 từ năm 2006-2012 với hệ số LAD khá biến động, tăng ở các năm 2007, 2010 nhưng vẫn khá thấp so với trung bình ngành do liên tục đẩy tăng trưởng tín dụng, giảm thiểu lượng tài sản thanh khoản tối đa để sinh lời, dư nợ phần nhiều lại nằm trong lĩnh vực cho vay bất động sản đã gây áp lực thanh khoản lớn khi những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này rơi vào trình trạng suy yếu dẫn đến mất khả năng chi trả. Bên cạnh đó do khó khăn trong việc cạnh tranh huy động với các ngân hàng lớn, cuộc đua ưu đãi lãi suất nhằm tìm kiếm nguồn cung thanh khoản đã gây khơng ít áp lực rủi ro thanh khoản sụt giảm lợi nhuận của các NHTM nhóm này. Giai đoạn 2013-2015 LAD nhóm này có phần cải thiện cao hơn trung bình ngành, lượng tài sản thanh khoản dần tăng lên nhưng vẫn thấp hơn mức độ tăng trưởng tín dụng.
Mặc dù NHNN đã kiểm soát chặt chẽ, bản thân các NHTM cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản nhưng diễn biến thanh khoản vẫn còn nhiều điểm đáng quan tâm khi diễn biến nợ xấu tăng cao, nguồn vốn chủ yếu ngắn hạn nhưng lại cho vay trung dài hạn khá lớn. Tài sản thanh khoản sụt giảm, mức chênh lệch thanh khoản ròng âm là hai chỉ tiêu thước đo quan trọng cho thấy NHTM đang gặp rủi ro thanh khoản. Cụ thể Á Châu là ngân hàng có sự sụt giảm rất mạnh TTS thanh khoản, năm 2011 con số đạt đến 95 nghìn tỷ thì đến 2014 chỉ cịn hơn 10 nghìn tỷ. Ngân hàng Sài Gịn có dấu hiệu gặp rủi ro thanh khoản một số thời điểm khi TTS của ngân hàng thấp nhất trong nhóm 3 chỉ đạt 734 tỷ đồng năm 2009 và 918 tỷ đồng năm 2014. Oceanbank cũng có nhiều dấu hiệu về rủi ro thanh khoản khi mức chênh lệch thanh khoản ròng âm liên tục từ năm 2010 đến 2014 và tài sản thanh khoản từ 5 nghìn tỷ cịn 4 nghìn tỷ. (Xem bảng 3.12 Phụ lục 03)
3.3.3 Thực trạng nguy cơ phá sản một số NHTM Việt Nam dưới tác động của rủi ro lãi suất
Xét chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIR) với khả năng cho thấy NHTM gặp rủi ro hơn khi tỷ lệ này giảm. Nguyên nhân có thể đến từ thu nhập lãi thuần giảm do rủi ro lãi suất hoặc tổng tài sản tăng do giảm đầu tư trên cho vay và giảm huy động.
Các NHTM nhóm 2 có NIR thấp hơn bình qn 28 NHTM, ít biến động. Vấn đề đặt ra là nhóm này có thể ít gặp rủi ro lãi suất hơn nhưng việc hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận có thật sự hiệu quả. Tiếp đến là nhóm 2 với những lợi thế thương hiệu đạt được niềm tin công chúng trong huy động, quy định khắc khe hơn khi phê duyệt tín dụng bởi sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN và có nhiều sự lựa chọn khách hàng đủ điều kiện hơn nên hệ số NIR giữ ở mức chênh lệch thấp ổn định xoay quanh giá trị bình qn 28 NHTM. Nhóm 3 là nhóm có xu hướng NIR cao nhất, mức trung bình 2006-2015 nhóm đạt 3,36% cao hơn bình quân ngành 3,09%. Các NHTM nhỏ thường hướng đến khách hàng cá nhân nhỏ lẻ và có thể chấp nhận rủi ro cao hơn.
Nền kinh tế Việt Nam vào năm 2008 phải đối mặt với nhiều bất lợi như lạm phát tăng mạnh lên tới 20%, kinh tế tăng trưởng chậm, sản xuất khó khăn trước ảnh hưởng của suy thối kinh tế thế giới. NHNN điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt
như tăng lãi suất điều hành, phát hành tín phiếu bắt buộc khiến các NHTM rơi vào tình trạng căng thẳng thanh khoản và phải nâng lãi suất để tăng huy động làm cho lãi suất tăng suốt những tháng đầu năm. Ngược lại thì hoạt động cho vay cầm chừng ở nhiều NHTM, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ. Những tháng cuối năm cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của NHNN thì lãi suất trên thị trường bắt đầu hạ nhiệt. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, lãi suất huy động giảm liên tục từ 19%/năm rút về quanh mốc 8%/năm và lãi suất cho vay từ 21%/năm về còn 12,75%/năm.