Hạn chế rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 83)

CHƯƠNG 4 : DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2 Một số khuyến nghị

5.2.1.2 Hạn chế rủi ro thanh khoản

Theo như kết quả hồi quy cho thấy, việc mất cân đối giữa các kỳ hạn cho vay và huy động là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rủi ro thanh khoản. Điều trước tiên các NHTM cần làm là cân đối lại các khoản cho vay ngắn và trung dài hạn của từng chi nhánh sao cho phù hợp với tình hình huy động, đảm bảo tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn không quá 60% (Theo quy định Thông tư 36/2014/TT-NHNN). Hạn chế tối đa tình trạng chạy đua lãi suất khi thiếu hụt thanh

khoản tạm thời, vừa tốn chi phí vừa gây mất ổn định lãi suất cho hệ thống. Đây là vấn đề hoàn toàn nằm trong khả năng, tuy nhiên chỉ quan tâm lợi nhuận mà dửng dưng thờ ơ trước rủi ro là nguyên nhân chính khiến các NHTM vẫn ln vi phạm.

Trụ sở chính cần phải thường xuyên đánh giá tình hình lạm phát, GDP cũng như thơng tin các ngành nào đang phát triển tốt nên mở rộng, ngành nào nên hạn chế cho vay cần thu hồi vốn nhanh về, sau đó chuyển thơng tin dạng công văn chỉ đạo các chi nhánh thực hiện. Như ngành vận chuyển hàng hóa đường thủy xà lan hiện tại gần như bão hòa tại các tỉnh miền Tây nên hạn chế cho vay thời điểm này, có những biện pháp khéo léo để thu hồi nợ nhanh chóng đảm bảo thanh khoản trong tình huống xấu. Như việc khi khách hàng gặp khó khăn tạm thời có thể khơi phục thì nên hỗ trợ tái cấp vốn hay cơ cấu nợ thay vì vội vàng kiện tụng vừa mất cơng sức mà khả năng thu hồi cũng rất lâu. Hạn chế tối đa những danh mục cho vay tiềm ẩn rủi ro, tăng trưởng tín dụng một cách an tồn hiệu quả để tránh khơng thu hồi được nợ gây thiếu hụt vốn của ngân hàng.

Bộ phận tổng hợp cùng ban quản lý tài sản Nợ - Có cần thường xun rà sốt đánh giá, báo cáo nhanh tình trạng thanh khoản cuối ngày của ngân hàng để có hướng xử lý kịp thời, cụ thể thứ tự ưu tiên xử lý tài sản đã vạch ra sẵn. Nên quản lý vốn tập trung, như các PGD tập trung về chi nhánh giữa buổi và cuối ngày, vốn giao dịch thanh toán của các đơn vị cuối ngày sẽ tập trung về hội sở quản lý qua trung tâm vốn, việc này sẽ bù đắp sự dư thừa hay thiếu hụt của các đơn vị. Tuy nhiên cũng cần cẩn trọng khơng nên vì thế mà chủ quan, kể cả trơng đợi vào hệ thống cho vay liên ngân hàng bởi rủi ro thanh khoản hệ thống lúc nào cũng có thể xảy ra.

Xây dựng sẵn kế hoạch đối phó với những tình huống xấu xảy ra, đào tạo thường xuyên và chỉ đạo kịp thời cách thức đối phó với khách hàng khó tính, báo chí,…tránh tình trạng lan truyền thông tin thất thiệt rất dễ xảy ra trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh như hiện nay. Cách tốt nhất vẫn là từng đơn vị chủ động quản lý tốt những khách hàng lớn, biết trước nhu cầu vốn của họ để chuẩn bị, bộ phận tín dụng khi giải ngân phải báo trước cho bộ phận kế toán để thu xếp khoản tiền ứng này. Việc duy trì một mức độ tài sản thanh khoản phù hợp với hoạt động kinh doanh của đơn vị cần được chú tâm nghiêm túc bởi một tỷ lệ cao sẽ ảnh hưởng

đến khả năng sinh lời của tài sản nhưng một tỷ lệ thấp có thể đặt ngân hàng vào nguy cơ phá sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)