Tỷ lệ NIR các nhóm NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 59)

Nguồn: Tổng hợp BCTC của 28 NHTM Năm 2009, NHNN giảm tần suất thay đổi các mức lãi suất điều hành, tuy nhiên, tình hình thanh khoản NHTM khá căng thẳng so với năm trước khiến cho lãi suất huy động và cho vay tăng trong năm. Năm 2010, kinh tế thế giới và trong nước có nhiều phục hồi nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn. NHNN đã từng bước bỏ các ràng buộc về các loại lãi suất của các TCTD, cho phép các TCTD được thực hiện cho vay bằng VNĐ theo cơ chế lãi suất thỏa thuận. Cuộc đua lãi suất bắt đầu trở lại từ những tháng cuối năm 2010 cùng với những áp lực đáp ứng yêu cầu vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng và các tỷ lệ an toàn vốn.

Sang năm 2011, trước tình hình kinh tế thế giới nhiều bất ổn, khủng hoảng nợ công của Hy Lạp, giá dầu leo thàng, nền kinh tế trong nước tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn như nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại, NHNN thắt chặt tiền tệ, các

NHTM khó khăn trong huy động vốn và đáp ứng các yêu cầu về vốn và an toàn, cả lãi suất huy động và cho vay đều tăng cao. Giải pháp cho rủi ro thanh khoản, đơn giản là các NHTM áp dụng tăng lãi suất huy động để bù đắp thiếu hụt về nguồn vốn. Các cuộc đua lãi suất lại bắt đầu dưới các hình thức: Khuyến mãi, tặng thưởng, huy động lãi suất linh hoạt,... và mức lãi suất thực huy động lên tới 18,5 - 19,5% / năm dù đã có cam kết giữa các ngân hàng về trần lãi suất huy động là 14% / năm. Trước tình hình đó, NHNN đã có thơng tư chính thức quy định trần lãi suất huy động là 14%/năm dưới mọi hình thức và có chế tài xử lý nghiêm đối với các TCTD vi phạm. Lãi suất cho vay cũng leo thàng một cách nhanh chóng, vào đầu năm mức cho vay trung bình vào khoảng 16,23%/năm, vào giữa năm mức cho vay trung bình khoảng 20%/năm, cá biệt có vài NHTM nhỏ nâng lên đến 27%/năm gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn.

Bằng nhiều giải pháp hợp lý nhằm ổn định thanh khoản cho các ngân hàng thông qua thị trường mở, từ năm 2012 đến 2013, lãi suất huy động và cho vay giảm phù hợp với xu hướng điều hành lãi suất của NHNN trong điều kiện lạm phát giảm, thanh khoản của hệ thống ngân hàng dồi dào, qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cùng với nỗ lực giảm lãi suất huy động, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đặc biệt là đối với các lĩnh vực ưu tiên phát triển. Đến tháng 10/2013, mặt bằng lãi suất đã giảm 2 - 5%/năm so với cuối 2012, trong đó lãi suất huy động giảm 2 - 3%/năm, cho vay giảm 3 - 5%/năm.

Dưới tác động linh hoạt từ những điều chỉnh của NHNN, mặt bằng lãi suất năm 2014 tiếp tục giảm 1,5 - 2%/năm so với cuối năm trước; trong đó, lãi suất huy động giảm khoảng 1,5 - 2%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 2%/năm. Lãi suất năm 2015 cho thấy mặt bằng lãi suất giảm chỉ bằng 40% so với năm 2011, nhưng huy động vốn vẫn tăng. Tính đến ngày 21/12/2015, huy động vốn tăng 13,59% so với cuối năm trước, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế; dư nợ tín dụng tăng 18%, cao nhất kể từ năm 2011.

Rủi ro lãi suất phát sinh từ các khoản tiền gửi và cho vay, những biến động giữa tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm khiến thu nhập lãi thuần suy giảm. Một số ngân hàng tăng lãi suất huy động vì các lý do sức ép cạnh tranh và tính

thanh khoản của bản thân ngân hàng đó. Hệ quả là làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí một số ngân hàng có thể thua lỗ vì chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay giảm xuống. Khi lãi suất tăng lên làm cho việc đầu tư vào kinh doanh có lợi nhuận giảm xuống. Nếu tình hình như vậy diễn ra lâu dài, sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng và ngược lại tạo ra những điều kiện không thuận lợi cho các ngân hàng. Thu nhập lãi thuần giảm và mức chênh nhạy cảm với lãi suất âm là hai chỉ tiêu quan trọng cho thấy ngân hàng đang gặp rủi ro thanh khoản. Trong thời gian qua dù NHNN ln kiểm sốt chặt chẽ, tuy nhiên một số NHTM vẫn gặp rủi ro lãi suất ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh và lợi nhuận có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. Cụ thể (Xem bảng 3.14 Phụ lục 03):

+ Tại ngân hàng Oceanbank trước khi bị mua lại 0 đồng đã phải chịu rủi ro lãi suất khi huy động chủ yếu là lãi suất cố định và đầu tư vào các tài sản có lãi suất thả nổi. Từ 2013, mức thu nhập lãi thuần của Oceanbank giảm từ 1620 tỷ đồng xuống 1421 tỷ đồng năm 2012. Bên cạnh đó là mức chênh lệch giữa tài sản và nợ chịu rủi ro lãi suất dưới 1 tháng âm liên tục từ 2010 cho thấy trong ngắn hạn, ngân hàng đang gặp vấn đề rủi ro lãi suất.

+ Ngân hàng MDB và Maritime Bank trước khi sáp nhập vào nhau cũng từng có nhiều dấu hiệu gặp phải rủi ro lãi suất. Nếu 2012 thu nhập lãi thuần Maritime Bank hơn 2000 tỷ đồng thì đến năm 2013 chỉ còn 1742 tỷ đồng và năm 2014 chỉ còn 1342 tỷ đồng. Tại MDB cũng liên tục sụt giảm đến 2014 chỉ còn 578 tỷ đồng và mức chênh nhạy cảm với lãi suất dưới 1 tháng bị âm 656 tỷ đồng.

+ Thu nhập lãi thuần của Nam Việt cũng liên tục sụt giảm nhẹ từ 2011 đến 2012 là 10 tỷ đồng và 2013 đến 135 tỷ đồng. Điều đáng nói là mức chênh nhạy cảm với lãi suất dưới 1 tháng liên tục âm trong 4 năm từ 2011-2014.

+ Với Eximbank cũng sụt giảm liên tục thu nhập lãi thuần giai đoạn 2011-2014 lần lượt từ 5315 tỷ đồng còn 4909, 2896 và 2712 tỷ đồng. Mức chênh nhạy cảm với lãi suất dưới 1 tháng cũng bị âm trong 2 năm 2011 đến 16.093 tỷ đồng và 2013 là 3.609 tỷ đồng.

+ Thu nhập lãi thuần của Đơng Á chỉ bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm từ 2013 kéo dài đến 2014 lần lượt 273 và 750 tỷ đồng. Mức chênh nhạy cảm với lãi suất dưới 1

tháng lại bị âm trong 3 năm từ 2011-2013. An Bình cũng bị sụt giảm thu nhập lãi thuần trong năm 2013 đến 370 tỷ đồng, và âm mức chênh nhạy cảm với lãi suất dưới 1 tháng năm 2013-2014. SGB cũng sụt giảm nhẹ thu nhập lãi thuần nhưng kéo dài từ 2012 đến 2015 từ 967 còn 623 tỷ đồng, hai năm âm mức chênh nhạy cảm với lãi suất dưới 1 tháng là 2013 và 2014.

3.4 Đánh giá khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam dựa trên chỉ số Z-Score Score

Trong quá trình hoạt động, các NHTM luôn phải đối mặt với nhiều dạng rủi ro khác nhau dù hệ thống hay phi hệ thống. Một số rủi ro trong kinh doanh như rủi ro thanh khoản, tín dụng hay lãi suất khi tác động đồng thời ở mức độ kéo dài qua các năm đều có khả năng khiến ngân hàng đi vào con đường phá sản. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng chỉ số Z-Score để đo lường rủi ro chung của ngân hàng bao gồm các rủi ro kể trên. Đây cũng là biến phụ thuộc tác giả đo lường trong mơ hình định lượng nhằm tìm mối liên hệ tác động giữa các biến để có bước đánh giá tìm biện pháp hạn chế rủi ro cho NHTM. Thông thường chỉ số này được dùng để đo lường khả năng phá sản của các doanh nghiệp nói chung và các rủi ro tài chính cho ngân hàng nói riêng. Nhiều tác giả đã nghiên cứu như Laetitia và Frank (2013), Srairi (2013), cho thấy sự bền vững và ổn định của ngân hàng khi chỉ số Z-Score càng cao, tức rủi ro gặp phải của ngân hàng càng thấp. Đến nay chưa có một nghiêm cứu nào đưa ra mức như thế nào là Z-Score cao và như thế nào là thấp nên không thể đánh giá một cách chính xác khả năng phá sản của các ngân hàng. Tuy nhiên khi xem xét theo bình quân 28 NHTM cũng như từng nhóm riêng biệt chúng ta có thể đánh giá khách quan nguy cơ gặp rủi ro của các ngân hàng. Mặc dù chỉ số đã được sử dụng để đo lường khả năng xảy ra nguy cơ phá sản trong các ngân hàng tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Mỹ, tuy nhiên tại Việt Nam nếu chỉ dựa trên chỉ số Z-score mà cho rằng ngân hàng có nguy cơ phá sản sẽ rất thiếu cơ sở, tác giả chỉ dựa trên chỉ số này bên cạnh sự tác động của các yếu tố tài chính để đánh giá sự bất ổn có nguy cơ dẫn đến khơng hồn thành các nghĩa vụ tài chính của mình trong hoạt động kinh doanh.

score bình quân 28 NHTM từ năm 2010 đến nay. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa các ngân hàng trong nhóm là khá lớn, nếu như Vietinbank, Vietcombank khá hiệu quả trong việc tìm kiếm lợi nhuận, đảm bảo tỷ lệ ROAA ổn định nên có chỉ số này rất an toàn đến 2015 đạt lần lượt tại 2 ngân hàng là 29,9 và 24,9 thì Argibank khá bất ngờ khi chỉ số Z-score chỉ xoay quanh 10. Điều này cho thấy tuy nắm một lượng tài sản khổng lồ trên VCSH tuy nhiên hoạt động của ngân hàng này không mang lại hiệu quả cao, ngoại trừ năm 2012 thì các năm cịn lại tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này luôn âm từ năm 2008 đến nay, nếu như đây không phải là ngân hàng hoạt động vì mục tiêu của nhà nước hơn là tìm kiếm lợi nhuận thì theo chỉ số Z-score, đây là 1 trong những ngân hàng có khả năng gặp bất ổn cao hàng đầu. Ngân hàng thứ 2 có nguy cơ cao là Sacombank, tốc độ tăng của TTS luôn cao hơn VCSH, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận lại rất thấp từ năm 2010 đến nay thậm chí âm trong 2 năm gần đây đã làm cho chỉ số Z-score của ngân hàng sụt giảm mạnh bình quân chỉ hơn 14 và đến năm 2015 chỉ còn 12,64, đây là ngân hàng thứ 2 thuộc nhóm 1 có nguy cơ gặp bất ổn trong hoạt động kinh doanh.

Bảng 3.2: Bảng chỉ số Z-Score theo nhóm Đơn vị tính: tỷ đồng

Z-score Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tổng bình qn 2006 17,85 21,46 25,14 21,87 2007 19,96 21,43 20,78 20,91 2008 20,52 22,55 21,84 21,89 2009 19,84 21,20 19,87 20,48 2010 19,45 16,85 19,37 18,22 2011 19,54 15,43 20,25 17,86 2012 20,34 16,02 20,77 18,47 2013 21,91 16,44 18,73 18,35 2014 21,78 15,38 15,67 16,84 2015 20,40 14,98 14,07 15,85 Bình qn nhóm 20,16 18,17 19,65 19,07 Nguồn: Tổng hợp tính tốn từ BCTC của 28 NHTM Nhóm 2 là nhóm có nhiều NHTM gặp nguy cơ rủi ro cao nhất với chỉ số Z-

score luôn thấp hơn bình quân 28 NHTM từ 1 đến 2 %. Dẫn đầu danh sách gặp nguy cơ bất ổn cao nhất là ngân hàng Liên Việt, tốc độ tăng VCSH hầu như chỉ từ 2-5% trong những năm gần đây và luôn rất thấp so với TTS, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế âm liên tục từ 2012 đến nay, năm 2013 âm đến 35%. Điều này dẫn đến chỉ số Z-sore của ngân hàng giảm liên tục và thấp thứ 2 trong 28 NHTM, năm 2010 đạt 11,83 thì đến 2015 chỉ cịn 6,25. Khá bất ngờ khi ngân hàng tiếp theo trong danh sách là Á Châu với Z-score chỉ xoay quanh 10 và 2015 là 9,56 , VCSH của ngân hàng này hầu như không tăng trong 3 năm gần đây và bị âm 2014 là 1%, điều này tương tự với TTS bị âm 2013 đến 25 %, lợi nhuận 2012 âm đến 76% và rất thấp trong các năm sau đó. 3 NHTM tiếp theo nằm trong danh sách gặp nguy cơ rủi ro cao theo chỉ số Z-score lần lượt là Sài Gịn, An Bình và SeAbank. Các ngân hàng này tương tự có chỉ số Z-score chỉ hơn 10, đều có dấu hiệu âm trong lợi nhuận rịng từ năm 2010 đến 2015, tốc độ tăng TTS khá thấp nhưng lại cao hơn VCSH.

Nhóm 3 với 9 NHTM có chỉ số Z-score dao động quanh trung bình ngành trước 2013, tuy nhiên 2 năm trở lại đây chỉ số này sụt giảm nghiêm trọng, trong nhóm lại có ngân hàng đang trong tình trạng báo động với chỉ số Z-score thấp nhất 28 NHTM. Thành lập từ năm 2008 tuy nhiên hoạt động của ngân hàng Tiên Phong ln gặp phải nhiều khó khăn, VCSH khơng tăng trong 2 năm trở lại đây, trong năm 2011, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng âm đếm 1371,6 tỷ đồng. Chỉ số Z-score của Tiên Phong cao nhất chỉ đạt 7 năm 2013, năm 2014 đạt 3,98 và 2015 chỉ là 2,63. Nam Việt là ngân hàng thứ 2 trong nhóm nằm trong tình trạng báo động, Z-score liên tục giảm từ năm 2012 là 15,39 thì đến nay chỉ cịn 8,39, VCSH của ngân hàng không tăng từ năm 2013 trong khi VCSH tăng từ 15 đến 30%, lợi nhuận rịng liên tục giảm gấp đơi 2012, âm 56% năm 2014 và 20% năm 2015 so với cùng kỳ. Cuối cùng trong nhóm là Bản Việt, ngân hàng có chỉ số Z-score sụt giảm liên tục, nếu 2009 đạt 25,55 thì 2015 chỉ cịn 10,29, cũng tương tự Nam Việt, tốc độ tăng VCSH hầu như rất thấp so với TTS và lợi nhuận âm là nguyên nhân chính khiến ngân hàng gặp nguy cơ rủi ro cao.

Nhìn chung chỉ số Z-Score của 28 NHTM đang có dấu hiệu sụt giảm từ năm 2013 đến nay, nếu như năm 2012 con số này là 18,35 thì đến 2015 chỉ cịn 15,85.

Chỉ số Z-score phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ VCSH bình quân trên TTS bình qn của từng NHTM, bên canh đó là trung bình suất sinh lợi trên TTS bình quân và sự ổn định suất sinh lợi trên TTS bình quân. Các NHTM đang có dấu hiệu gặp phải nguy cơ rủi ro nhiều hơn thì tốc độ gia tăng VCSH thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của TTS (chỉ số này trong 2 năm gần đây trên 10%), tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng của NHTM cũng thấp hơn so với tốc độ tăng của TTS và đi kèm sự mất ổn định trong suất sinh lợi trên TTS bình quân là nguyên nhân chính (xem bảng 3.18 phụ lục 03).

Xét mối quan hệ Z-score và các chỉ tiêu tài chính ta thấy ngoại trừ năm 2010 và 2011, cịn lại thì LLR có mối quan hệ cùng chiều Z-score, nếu LLR tăng thì Z- score tăng và ngược lại. Mối quan hệ LTD và Z-score khá phức tạp, nếu giai đoạn từ năm 2006 đến 2010 thì hai chỉ số này có mối quan hệ ngược chiều nhau thì các năm sau đó cả hai chỉ số này đều giảm; trong khi LAD và Z-score tác giả khơng tìm thấy được mối liên hệ nào ngoại trừ giai đoạn từ 2012 đến nay cả hai chỉ tiêu đều giảm. NIR khá rõ ràng có mối quan hệ ngược chiều với Z-score, nếu NIR đi lên thì Z-score đi xuống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)