Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của đào tạo nghề đến lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 27 - 30)

2.2.2 .Mơ hình quyết định đi học

2.4. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.4.2 Nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Linh (2007) với nghiên cứu “Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn Thành phố Thái Nguyên”. Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu về thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ở Thành Phố Thái Nguyên ảnh hưởng đến đời sống và phát triển sản xuất nơng thơn. Từ đó, đưa ra một số giải pháp có ý nghĩa thiết thực đối với tạo việc làm cho lao động nơng thơn cũng như đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Thành phố Thái Nguyên và các địa phương có điều kiện tương tự. Đề tài đã phản ánh khá toàn diện về việc làm, tạo việc làm cho người lao động nơng thơn và tình hình phát triển sản xuất nơng thơn để tạo việc làm ở Thành phố Thái Nguyên.

Lương Mạnh Đông (2008) với nghiên cứu “Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”. Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng của lao động nơng thơn huyện Phú Lương, tìm ra những thuận lợi, khó khăn và đề xuất những giải pháp kinh tế chủ yếu kết hợp với các giải pháp về khoa học kỹ thuật và giải pháp xã hội để phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo và đẩy lùi tệ nạn xã hội trên địa bàn.

Nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuyến và Lê Văn Thăm (2014) về “Đánh giá hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nơng thơn ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”. Với mục tiêu đánh giá thực trạng đào tạo nghề; yếu tố tác động hiệu quả đào tạo nghề; hiệu quả đào tạo nghề và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nghiên cứu được thực hiện ở 4 xã của huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Với phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, cấu trúc và thảo luận nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy bốn nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề là học nghề và phát triển nghề; giáo viên và học viên; trang thiết bị dạy nghề; kỹ năng dạy nghề và học nghề. Hiệu quả đào tạo nghề lao động nông thơn huyện Tam Bình cho thấy học viên có việc làm sau học nghề chiếm 87,1%.

Huỳnh Thị Ái Nhi (2015) với nghiên cứu “Phân tích tác động của đào tạo nghề đối với người nông dân tại thành phố Tây Ninh”. Mục tiêu của nghiên cứu này

nhằm đánh giá sự tác động của chính sách đào tạo nghề đến người nông dân tại 03 xã nơng thơn Bình Minh, Thạnh Tân, Tân Bình, thuộc Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh bằng phương pháp định tính. Đề tài thực hiện điều tra trực tiếp 5 cán bộ phịng LĐTB&XH, Hội nơng dân thành phố, 3 cán bộ công tác tại Hội nông dân của 3 xã nông thôn; 10 người nông dân đã tham gia học nghề. Sử dụng thông tin điều tra đó để phân tích các mục tiêu đề ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thu nhập; chất lượng cuộc sống của người lao động sau khi tham gia học nghề có nhiều thay đổi. Các yếu tố từ phía người nơng dân như trình độ học vấn, thu nhập, sự am hiểu Đề án 1956 và nhận thức lợi ích từ học nghề có ảnh hưởng đến học nghề của người lao động. Các yếu tố như chương trình, nội dung dạy nghề; tuyên truyền, định hướng nghề; đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên; điều tra nhu cầu học nghề; cơ sở vật chất cũng có tác động đến học nghề của người nông dân tại Thành phố Tây Ninh.

Trần Vĩnh Phú (2015) nghiên cứu về “Đánh giá tác động của đào tạo nguồn

nhân lực đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”. Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 180 hộ gia đình, trong đó 90 hộ tham gia

đào tạo nghề và 90 hộ không tham gia đào tạo nghề. Kết quả khảo sát thu thập số liệu thống kê và phân tích mở rộng sử dụng phương pháp hồi quy tối thiểu (OLS), kết hợp với phương pháp đánh giá tác động kết nối điểm xu hướng (Propensity score matching) cho thấy bằng chứng về sự khác biệt trong thu nhập của hộ gia đình có tham gia và khơng có tham gia chương trình đào tạo nghề. Nghiên cứu đi sâu vào phân tích sự tăng thu nhập giữa người được đào nghề và người không được đào tạo nghề, để có sự so sánh, đánh giá sự chênh lệch trong thu nhập do tác động bởi yếu tố đào tạo mang lại, trong đó có những ngành nghề đào tạo mang lại sự tăng thu nhập đáng kể, ngoài ra có những ngành đào tạo khơng mang lại hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài. Tổng quan lý thuyết về đào tạo nghề, lao động nông thôn, việc làm và nghề nghiệp. Trình bày các lý thuyết liên quan bao gồm lý thuyết về vốn con người và mơ hình quyết định đi học. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài gồm các nghiên cứu trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, tác giả đề tài đề xuất mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Đặc điểm LĐNT: - Giới tính - Tuổi - Dân tộc - Trình độ văn hóa Đặc điểm hộ gia đình của LĐNT: - Hộ nghèo

- Tham gia hội đoàn thể

Đào tạo nghề:

- Nghề đã học - Thời gian đào tạo - Cơ sở đào tạo

- Việc làm

- Chuyển đổi nghề CHƯƠNG 3

MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của đào tạo nghề đến lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)