2.2.2 .Mơ hình quyết định đi học
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương
Thứ nhất, đẩy mạnh nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, các ngành, các đồn thể; cán bộ, cơng chức, viên chức người lao động tại các địa phương về vai trò đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong thời kỳ hội nhập, thông qua với các biện pháp tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm.
Thứ hai, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết và mở các hội nghị chuyên đề, nhằm quán triệt và đánh giá việc tổ chức, triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ- TTg, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan đến Đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của tỉnh.
Thứ ba, đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề; tư vấn học nghề, việc làm và vận động người dân tham gia học nghề, lập nghiệp, gắn với giải quyết việc làm tại địa phương. Các cơ quan thông tin đại chúng (báo, đài) của tỉnh và các huyện, thị dành thời lượng thích hợp, xây dựng chuyên mục tuyên truyền sâu rộng về cơ chế chính sách, về vai trị, vị trí của đào tạo nghề, những doanh nghiệp thu hút lao động, những mơ hình đào tạo đạt hiệu quả giúp lao động nông thôn định hướng trong học nghề - lập nghiệp.
Thứ tư, lựa chọn các cơ sở dạy nghề phải có đủ điều kiện về giáo viên, chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề để dạy nghề cho lao động nông thôn trước khi đề nghị thẩm định mở lớp. Kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện, tổ chức dạy nghề kém hiệu quả tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Đặc biệt hướng dẫn các Doanh nghiệp tham gia dạy nghề, nhận bao tiêu sản phẩm và tuyển dụng lao động sau khi học nghề xong; phải công khai giá công thành phẩm các mặt hàng sản xuất, mức lương, việc làm ổn định, có cam kết nhận sử dụng lao động sau khi học xong để người lao động nông thôn biết đăng ký và yên tâm học nghề trước khi tổ chức mở lớp.
Thứ năm, tăng cường công tác tư vấn cho người lao động nơng thơn, phân luồng đối tượng, tuổi đời, trình độ học vấn trong việc lựa chọn nghề học và có điều kiện làm nghề sau khi học. Chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học nghề.
Thứ sáu, đối với đào tạo nghề nông nghiệp cần đổi mới phương pháp đào tạo nghề nông theo hướng đào tạo nghề gắn với thực nghiệm đồng ruộng theo phương pháp cầm tay chỉ việc. Đào tạo nghề gắn với hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Đào tạo nghề gắn với hỗ trợ vay vốn và thành lập mơ hình liên kết sản xuất để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo kỹ thuật nghề nơng cho nơng dân.
Thứ bảy, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, đảm bảo đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ về chỉ tiêu giải quyết việc làm mới; ưu tiên cho lao động nơng thơn sau đào tạo nghề có phương án sản xuất kinh doanh được vay vốn thành lập doanh nghiệp, tổ hợp tác thu hút lao động qua đào tạo.
Thứ tám, một yếu tố rất quan trọng nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế là cơ sở hạ tầng của tỉnh. Đó là hệ thống giao thơng, cầu cống, thủy lợi, điện nước, trường học, bệnh viện. Nhận thức được điều này, tỉnh đã quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
Thứ chín, hồn thiện hệ thống thủy lợi, chủ động ngăn lũ các huyện phía Tây và ngăn mặn các huyện phía Đơng phục vụ sản xuất nơng nghiệp.
Thứ mười, đầu tư hoàn thiện các dự án như: dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công viên kết hợp với du lịch xanh ở thị xã Hà Tiên, thành phố Rạch Giá, huyện Kiên Lương, huyện Phú Quốc; dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải và chất thải đô thị với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD; dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu và cụm công nghiệp Thuận Yên thuộc thị xã Hà Tiên, khu công nghiệp Thạnh Lộc thuộc huyện Châu Thành.