THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của đào tạo nghề đến lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 42 - 47)

2.2.2 .Mơ hình quyết định đi học

4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT

4.2.1. Đặc điểm lao động nông thôn

Xét về giới tính của lao động nơng thôn, qua khảo sát 200 lao động nông thơn cho thấy có 114 người được hỏi có giới tính nam, chiếm 57% và 86 người được hỏi có giới tính nữ, chiếm 43%. Từ đó cho thấy, người học nghề nam giới cao hơn số người học nghề nữ giới, điều này cũng phản ánh tương đồng với tỷ lệ dân số hiện nay của Việt Nam nói chung và của tỉnh Kiên Giang nói riêng.

Bảng 4.1: Giới tính của lao động nơng thơn Giới tính lao động Tần số (người) Phần trăm (%)

Nam 114 57%

Nữ 86 43%

Tổng 200 100%

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế năm 2016

Khảo sát về dân tộc của lao động nông thôn, qua phỏng vấn trực tiếp 200 lao động nơng thơn, có 154 lao động là người dân tộc Kinh hoặc dân tộc Hoa, chiếm 77% và có 46 người thuộc dân tộc thiểu số, chiếm 23%. Theo Niên giám thông kê tỉnh Kiên Giang năm 2015, tỷ lệ người dân tộc thiểu số của tỉnh là 12,1%. Điều này cho thấy tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia học nghề cao hơn gần gấp 2 lần tỷ lệ dân tộc thiểu số trong tổng dân số. Người dân tộc thiểu số bắt đầu quan tâm đến việc học nghề nhằm có việc làm và chuyển đổi ngành nghề, cải thiện thu nhập.

Bảng 4.2: Dân tộc của lao động nông thôn

Dân tộc lao động Tần số (người) Phần trăm (%)

Kinh hoặc Hoa 154 77%

Dân tộc thiểu số 46 23%

Tổng 200 100%

Xét về tuổi lao động nông thôn trong mẫu khảo sát 200 lao động, độ tuổi trung bình của lao động nơng thơn là 31,03 tuổi, độ lệch chuẩn 8,435, tuổi nhỏ nhất của lao động là 15 tuổi, tuổi lao động lớn nhất là 56 tuổi. Thực tế cho thấy, phần lớn lao động nơng thơn tham gia học nghề có tuổi đời cao hơn so với những người học tập theo giáo dục chuyên nghiệp.

Bảng 4.3:Tuổi của lao động nông thơn

N Trung

bình Độ lệch chuẩn nhỏ nhất Giá trị Giá trị lớn nhất

Tuổi lao động 200 31,03 8,435 15 56

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế năm 2016

Về trình độ văn hóa của người học nghề, qua khảo sát 200 lao động nơng thơn, trung bình trình độ văn hóa là 7,02, với độ lệch chuẩn là 2,467. Người lao động có trình độ văn hóa nhỏ nhất là lớp 1 và trình độ văn hóa cao nhất là lớp 12. Theo quy định, người tham gia học nghề dưới từ 12 tháng trở xuống khơng cần trình độ văn hóa cao, miễn là họ biết đọc, biết viết. Kết quả cho thấy, trình độ văn hóa của lao động nơng thơn tương đối thấp, điều này làm hạn chế sự tiếp thu của họ trong quá trình tham gia đào tạo nghề.

Bảng 4.4: Trình độ văn hóa của lao động nơng thơn

N Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trình độ văn hóa 200 7,02 2,467 1 12

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế năm 2016

4.2.2. Đặc điểm hộ gia đình của lao động nơng thôn

Đặc điểm của hộ gia đình có ảnh hưởng đến cá nhân của lao động nông thôn khi tham gia đào tạo nghề và việc làm của họ. Những gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau sẽ tìm kiếm các ngành nghề khác nhau để học tập và dễ tìm kiếm việc làm hơn so với những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn. Có nguồn vốn, người lao

động sau khi học nghề dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp hơn so với những gia đình có nguồn vốn hạn chế.

Kết quả khảo sát 200 lao động nơng thơn cho thấy, có 38 người, chiếm 19% thuộc gia đình hộ nghèo và 162 người, chiếm 81% thuộc gia đình hộ khác nghèo. Người nghèo cần có việc làm để cải thiện thu nhập, đảm bảo chi phí cho cuộc sống gia đình. Họ bắt đầu quan tâm đến việc học nghề vì cho rằng có nghề nghiệp sẽ giúp họ có thu nhập ổn định hơn. Bảng 4.5: Đặc điểm hộ nghèo Hộ gia đình Tần số (hộ) Phần trăm (%) Hộ nghèo 38 19% Hộ khác nghèo 162 81% Tổng 200 100%

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế năm 2016

Về tham gia các hội đồn thể, kết quả khảo sát 200 lao động nơng thơn cho thấy, có 121 người tham gia các hội đoàn thể (gồm Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh), chiếm 65,5% và 79 người, chiếm 39,5% không tham gia các hội đồn thể nói trên. Người tham gia các hội đoàn thể sẽ nắm bắt kịp thời hơn các thông tin về đào tạo, nghề nghiệp và việc làm. Các tổ chức này thường ưu tiên giới thiệu có đồn viên, hội viên của họ tham gia đào tạo nghề, có chính sách hỗ trợ và giới thiệu việc làm sau khi học nghề.

Bảng 4.6: Tham gia hội đoàn thể của hộ nghèo

Hội đoàn thể Tần số (người) Phần trăm (%)

Có tham gia hội đồn thể 121 60,50%

Khơng tham gia hội đồn thể 79 39,50%

Tổng 200 100%

4.2.3. Đặc điểm đào tạo nghề cho lao động nơng thơn

Nghề được học có ảnh hưởng đến việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nơng thơn. Theo phân nhóm nghề hiện nay, có 2 nhóm nghề là nghề nơng nghiệp và phi nông nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy, lao động nông thôn chọn nghề nơng nghiệp có 112 người, chiếm 56% và có 88 người chọn nghề phi nông nghiệp, chiếm 44%. Số người tham gia học nghề nông nghiệp cao hơn số người học nghề phi nông nghiệp. Điều này cho thấy, lao động nông thôn lựa chọn những nghề học gắn liền với điều kiện sản xuất của địa phương, những công việc họ đã làm trước đây hoặc gia đình họ có điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động ngành nghề mà họ đang theo học.

Bảng 4.7: Nghề đã học

Nghề đã học Tần số (người) Phần trăm (%)

Nghề nông nghiệp 112 56%

Nghề phi nông nghiệp 88 44%

Tổng 200 100%

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế năm 2016

Về thời gian học nghề, trong 200 lao động nơng thơn được khảo sát, có 123 người, chiếm 61,5% chọn lựa học nghề không quá 12 tháng. Điều này đồng nghĩa với việc người lao động lựa chọn học nghề thường xuyên hoặc sơ cấp nghề. Họ mong muốn có thời gian học nghề ngắn, có việc làm nhanh để nâng cao thu nhập.

Về cơ sở đào tạo, kết quả khảo sát cho thấy, trong 200 lao động nơng thơn có 137 người, chiếm 68,5% học nghề ở các cơ sở dạy nghề (gồm các trường Trung cấp và Cao đẳng nghề) và 63 người, chiếm 31,5% chọn các cơ sở dạy nghề khác để học tập (gồm Trung tâm giáo dục thường xuyên, Doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề).

Bảng 4.8: Cơ sở đào tạo

Cơ sở đào tạo Tần số (người) Phần trăm (%)

Cơ sở dạy nghề 137 68,50%

Cơ sở khác 63 31,50%

Tổng 200 100%

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế năm 2016

4.2.4. Đặc điểm việc làm và chuyển đổi nghề

Có được việc làm, ngành nghề phù hợp để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống là mong muốn của nhiều lao động nông thôn.

Kết quả khảo sát việc làm của 200 lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề năm 2015 cho thấy, có 120 người có việc làm và 80 người khơng có việc làm. Trong số 120 người có việc làm, có 40 người đã học nghề nơng nghiệp và 80 người học nghề phi nơng nghiệp. Điều đó chứng tỏ, những người học nghề phi nơng nghiệp dễ tìm kiếm việc làm hơn những người học nghề nông nghiệp.

Bảng 4.9: Việc làm theo nghề đã học Việc làm Việc làm Nghề đã học Tổng Nông nghiệp Phi nông nghiệp SL % SL % SL % Có việc làm 40 33 80 67 120 100 Khơng có việc làm 72 90 8 10 80 100 Tổng 112 56 88 44 200 100

Khảo sát việc chuyển đổi nghề nghiệp theo nghề đã học cho thấy, trong 200 lao động nơng thơn được khảo sát, có 87 người chuyển đổi nghề nghiệp so với trước khi học nghề, trong đó có 23 người thuộc nghề học là nông nghiệp và 64 người thuộc nghề phi nông nghiệp. Như vậy, những người học nghề phi nông nghiệp chuyển đổi nghề nghiệp trước đây nhiều hơn những người học nghề nông nghiệp.

Bảng 4.10: Chuyển đổi nghề theo nghề đã học

Chuyển đổi nghề so với nghề trước khi học Nghề đã học Tổng Nông nghiệp Phi nông nghiệp SL % SL % SL % Có chuyển đổi 23 26 64 74 87 100

Không chuyển đổi 89 79 24 21 113 100

Tổng 112 56 88 44 200 100

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của đào tạo nghề đến lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)