2.2.2 .Mơ hình quyết định đi học
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2.3. Tăng cường chất lượng đào tạo
Thứ nhất, tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo. Thường xuyên giám sát và thanh, kiểm tra theo các tiêu chí đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích xã hội giám sát chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đào tạo theo hướng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; chuẩn năng lực sư phạm; chuẩn kỹ năng nghề; chuẩn ngoại ngữ và tin học, để đáp ứng về số lượng, chất lượng nhà giáo trong giai đoạn tới. Tỷ lệ nhà giáo/học sinh quy đổi thực hiện theo hướng dẫn do Trung ương quy định. Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề tại các doanh nghiệp, nơng dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình và đào tạo nghề cho lao động nơng thơn.
Thứ ba, tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 40/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và các bộ quản lý giáo dục. Rà sốt, điều chỉnh, bổ sung hồn thiện các cơ chế, chính sách của tỉnh liên quan đến thu hút những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tuyển dụng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giỏi về làm việc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
Thứ tư, tổ chức điều tra, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nguồn lao động nông thôn; xác định số lượng lao động nơng thơn có nhu cầu học nghề; trên cơ sở đó, xây dựng danh mục ngành nghề và xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế.
Thứ năm, tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, của thị trường lao động trên địa bàn để có kế hoạch đào tạo gắn với thực tập và giải quyết việc làm cho lao động tại doanh nghiệp.
Thứ sáu, lồng ghép, huy động các nguồn lực, các hoạt động của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn với các Chương trình, Đề án khác có liên quan như Đề án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; dự án cho vay vốn giải quyết
việc làm; vay vốn khởi sự doanh nghiệp; dự án giảm nghèo nhằm tránh sự chồng chéo trong tổ chức triển khai thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương.
Thứ bảy, tập trung đào tạo cho lao động nông thôn theo hướng đạt chuẩn đầu ra đối với trình độ sơ cấp, trong đó đào tạo dưới 3 tháng cần chú trọng hướng dẫn cho người học về kỹ năng thực hành và được thực hiện tại nơi sản xuất; nội dung và thời gian đào tạo phải phù hợp với đặc điểm của quy trình sản xuất, quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi ở từng vùng.
Thứ tám, lồng ghép các nội dung hỗ trợ về an toàn lao động, pháp luật lao động, tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất, bao tiêu sản phẩm, kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp vào nội dung đào tạo phù hợp với từng loại đối tượng cụ thể. Thời gian học đối với đào tạo dưới 3 tháng tối thiểu khơng dưới 100 giờ để người học có năng lực thực hiện được cơng việc, vị trí việc làm.
Thứ chín, tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án tại địa phương, việc tổ chức đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để có hướng chấn chỉnh kịp thời những sai phạm xảy ra.