Biểu đồ tỷ trọng nguồn vốn KHCN/tổng nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng dịch vụ đối với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 2 (Trang 45)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu HĐKD VietinBank 2 từ năm 2012-2016)

Từ hình 4.2 ta thấy nguồn vốn khách hàng cá nhân đóng vai trị chủ lực trong cơ cấu nguồn vốn của VietinBank 2 (chiếm tỷ trọng trên 70%/tổng nguồn vốn), kết quả trên thể hiện VietinBank 2 đã thực hiện theo đúng định hướng chiến lược của VietinBank. Với định hướng đúng, hiệu quả từ kinh doanh nguồn vốn có đóng góp chính trong cơ cấu thu nhập của VietinBank 2 trong nhiều năm qua.

69.0% 72.0% 62.5% 53.6% 53.6% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ trọng NV KHCN/tổng NV của VietinBank 2 (gồm NV KBNN) 74.0% 83.3% 77.2% 64.3% 72.4% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ trọng NV KHCN/tổng NV của VietinBank 2 (loại NV KBNN)

34.4 68.3 37.8 101.3 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0

NII cho vay NII nguồn vốn

Năm 2015 Năm 2016

36

Từ biểu đồ trên hình 4.3 ta thấy thu nhập từ lãi thuần nguồn vốn (NII) năm 2016 chiếm đến 73%/tổng thu nhập, trong đó đóng góp từ thu nhập lãi thuần của nguồn vốn KBNN chiếm 23,1%/tổng thu nhập (37,18 tỷ đồng).

Về dịch vụ thu NSNN: Với lợi thế là địa bàn thuận lợi có nguồn thu NSNN khá lớn, cùng với việc triển khai thực hiện dịch vụ thu hộ NSNN tiên phong, VietinBank 2 đã không ngừng mở rộng phát triển và đến nay là ngân hàng chính thực hiện dịch vụ thu hộ NSNN tại địa bàn quận Phú Nhuận, với doanh số thu NSNN hàng năm trên 7.000 tỷ đồng, số dư tiền gửi khơng kỳ hạn duy trì bình quân trên 1.000 tỷ đồng/năm, thu nhập thuần từ lãi tiền gửi KBNN có đóng góp lớn trong kết quả kinh doanh của chi nhánh.

4.2.2. Thực trạng tiền gửi tiết kiệm KHCN tại VietinBank 2 từ 2012-2016 Bảng 4.4: Cơ cấu NV huy động tại VietinBank 2, 2012-2016 ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Tổng nguồn vốn VietinBank 2 2.699 2.902 3.361 4.555 5.956

- Tiền gửi TCKT 654 509 628 1.358 1.218

- Tiền gửi khác (TG KBNN) 182 395 643 755 1.542

- Tiền gửi KHCN 1.863 2.089 2.099 2.442 3.195

Trong đó: + Tiền gửi khơng kỳ hạn 48 202 82 122 143 + Tiền gửi có kỳ hạn 1.815 1.887 2.017 2.320 3.052

2. Tỷ trọng nguồn vốn KHCN/tổng NV 69.0% 72.0% 62.5% 53.6% 53.6%

3. Tỷ lệ tăng nguồn vốn VietinBank 2 15.4% 7.5% 15.8% 35.5% 30.8%

4. Tỷ lệ tăng nguồn vốn KHCN VietinBank 2 11.7% 12.1% 0.5% 16.3% 30.8%

37

Hình 4.5: Biểu đồ diễn biến tăng trƣởng nguồn vốn 2012-2016

Nguồn: Tổng hợp số liệu HĐKD VietinBank 2 từ năm 2012-2016

Từ biểu đồ so sánh tỷ lệ tăng tổng nguồn vốn và nguồn vốn khách hàng cá nhân của VietinBank 2 giai đoạn 2012-2016 ta thấy tỷ lệ tăng trưởng tổng nguồn vốn thường cao hơn tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn khách hàng cá nhân, vậy nguyên nhân gì khiến nguồn vốn khách hàng cá nhân tăng trưởng thấp hơn mức tăng tổng nguồn vốn, để xem xét vấn đề này ta cần loại bỏ các yếu tố tác động từ tăng trưởng không bền vững đến từ tiền gửi KBNN với số dư thường xuyên biến động với biên độ lớn, đã làm ảnh hưởng đến số liệu phân tích nguồn vốn tại VietinBank 2 (31/12/2016 nguồn vốn KBNN chiếm đến 25,9%/tổng nguồn vốn). Lý do là nguồn vốn KBNN là nguồn khơng ổn định, nó phụ thuộc vào kế hoạch chi tiêu ngân sách hàng năm của Chính Phủ do đó khi phân tích số liệu về tình hình nguồn vốn của VietinBank 2, cần loại bỏ sự tác động của nguồn vốn KBNN ra khỏi tổng nguồn vốn và thực tế trong định hướng kinh doanh hàng năm của VietinBank 2 đều xác định trọng tâm công tác nguồn vốn là đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, giảm dần sự phụ thuộc của nguồn vốn KBNN (trong thời gian tới số dư nguồn vốn KBNN tại các NHTM sẽ được chuyển về KBNN trung ương để quan lý).

0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tỷ lệ tăng tổng NV VietinBank 2 Tỷ lệ tăng NV KHCN VietinBank 2

38

Hình 4.6: Biểu đồ so sánh tỷ lệ tăng trƣởng NV KHCN & tổng NV (loại TG KBNN)

Nguồn: Tổng hợp số liệu HĐKD VietinBank 2 từ năm 2012-2016

Từ biểu đồ so sánh tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn KHCN so với tổng nguồn vốn ta thấy trong giai đoạn 2012-2016 tỷ lệ tăng nguồn vốn KHCN thấp hơn tăng tổng nguồn vốn, trong 5 năm thì có đến 3 năm tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn KHCN thấp hơn và mức chênh lệch (tỷ lệ tăng tổng nguồn vốn - tỷ lệ tăng nguồn vốn KHCN) có khoảng cách khá xa và giao động từ 5% đến 24%, điều này cho thấy tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn KHCN tăng thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng chung tổng nguồn vốn (đã loại trừ TG KBNN). Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân lại tăng trưởng thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng tổng nguồn vốn, để tìm câu trả lời cho vấn đề này ta tiến hành so sánh tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn của VietinBank 2 so với mức tăng trưởng bình quân của các chi nhánh VietinBank tại khu vực TP.HCM và tỷ lệ tăng trưởng bình quân của các ngân hàng thương mại tại khu vực TP.HCM để có có bức tranh tổng thể hơn. 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0% 45.0%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tỷ lệ tăng tổng nguồn vốn VietinBank 2 Tỷ lệ tăng nguồn vốn KHCN Vietinbank 2

39

Hình 4.7: Diễn biến nguồn vốn VietinBank 2 với tổng NV các NH tại TP.HCM

Nguồn: Tổng hợp số liệu HĐKD VietinBank 2 từ năm 2012-2016

Từ hình 4.7 ta có thể rút ra ba kết luận:

Thứ nhất tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn các ngân hàng TMCP thấp hơn tỷ lệ

tăng trưởng chung của các ngân hàng tại khu vực TP.HCM.

Thứ hai tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn của các chi nhánh VietinBank khu vực

TP.HCM thường tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tăng trưởng chung của các ngân hàng tại khu vực TP.HCM, có khả năng thị phần nguồn vốn của các chi nhánh VietinBank khu vực TP.HCM có ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần nguồn vốn các ngân hàng còn lại tại khu vực TP.HCM, và các chính sách liên quan đến cơng tác nguồn vốn của VietinBank có khả năng có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng còn lại (tổng nguồn vốn của các chi nhánh VietinBank khu vực TP.HCM chiếm tỷ trọng từ 8% đến 10%/tổng nguồn vốn tại khu vực TP.HCM).

Thứ ba nguồn vốn huy động của VietinBank 2 có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn tỷ

lệ tăng trưởng chung của các chi nhánh VietinBank khu vực TP.HCM và biến động -10.0% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

VietinBanK KV HCM VietinBank 2 Các Ngân hàng tại TP.HCM Khối NH TMCP

40 huy động vốn với các chi nhánh VietinBank.

Để đánh giá công tác huy động vốn khách hàng cá nhân tại VietinBank 2 ta nên so sánh diễn biến nguồn vốn khách hàng cá nhân giữa VietinBank 2 và các chi nhánh VietinBank tại khu vực TP.HCM, vì có sự tương đồng về chính sách huy động, chính sách lãi suất, tương đồng về địa bàn, môi trường kinh tế, đặc điểm khách hàng…

Hình 4.8: Biểu đồ diễn biến NV KHCN VietinBank 2 và các CN VietinBank KV TP.HCM

Nguồn: Tổng hợp số liệu HĐKD VietinBank 2 và số liệu của các CN VietinBank KV TP.HCM từ năm 2012-2016

Từ biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn khách hàng cá nhân của VietinBank 2 tăng trưởng thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng chung của các chi nhánh VietinBank tại khu vực TP.HCM. Trong giai đoạn từ 2012 đến 2016 thì có đến 3 năm nguồn vốn khách hàng cá nhân của VietinBank 2 (2012, 2014 và 2015) có tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn mức tăng chung, một năm (2016) có cùng tỷ lệ tăng trưởng là 30,8% và 1 năm có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn, tuy nhiên mức chênh lệch không lớn, vậy nguyên nhân gì đã ảnh hưởng đến công tác huy động vốn khách hàng cá nhân của VietinBank 2 trong thời gian qua và giải pháp để cải thiện là gì, chúng ta tiếp tục

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tỷ lệ tăng NV KHCN VietinBank KV HCM Tỷ lệ tăng NV KHCN Vietinbank 2

41

nghiên cứu phân tích số liệu về khảo sát đánh giá chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại VietinBank 2 để làm sáng tỏ thêm vấn đề này.

4.3. Kết quả nghiên cứu

4.3.1. Chi tiết mẫu nghiên cứu

Tổng số bảng câu hỏi được khảo sát là 300, trong đó sử dụng được là 250 bảng, cịn 50 bảng khảo sát khơng sử dụng được, do người trả lời không thực sự quan tâm (đánh tốt hết, đánh xấu hết), một số phiếu khảo sát khách hàng đánh còn thiếu, một số khách hàng tham gia khảo sát có thời gian sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm dưới 1 năm không thuộc đối tượng khảo sát cũng bị loại ra trước khi tiến hành nhập liệu. Trong nghiên cứu một số biến về thơng tin cá nhân: Giới tính, tuổi, lịch sử giao dịch với VietinBank, nghề nghiệp, trình độ học vấn, sản phẩm sử dụng, thu nhập bình quân, yếu tố đánh giá lựa chọn ngân hàng để kiểm tra mức độ phù hợp với nghiên cứu.

Phần thơng tin cá nhân Giới tính

Giới tính của khách hàng có hai nhóm: Nam và nữ. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 4.9: Giới tính

Giới tính Tần suất Phần trăm (%)

Valid Nam 92 36.8

Nữ 158 63.2

Tổng cộng 250 100.0

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả

Kết quả khảo sát, tỷ lệ khách hàng nữ là 63,2% và tỷ lệ khách hàng nam giới là 36,8%, điều này cũng phù hợp với văn hóa của người Việt Nam là phụ nữ thường là người giữ tiền trong gia đình, và thường thực hiện các giao dịch với ngân hàng, số liệu phù hợp với nghiên cứu.

42

Nhóm tuổi

Mẫu điều tra có năm nhóm tuổi khác nhau từ 18 đến trên 55 tuổi, kết quả được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.10: Độ tuổi khách hàng

Độ tuổi Tần suất Phần trăm (%)

Valid Từ 18 đến dưới 25 23 9.2 Từ 25 đến dưới 35 82 32.8 Từ 35 đến dưới 45 54 21.6 Từ 45 đến dưới 55 60 24.0 Từ 55 tuổi trở lên 31 12.4 Tổng cộng 250 100.0

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy khách hàng tham gia phỏng vấn nhiều nhất thuộc 3 nhóm tuổi: Nhóm từ 25 tuổi đến dưới 35 tuổi nhiều nhất chiếm 32,8%, nhóm từ 35 đến dưới 45 tuổi chiếm 21,6% và nhóm tuổi từ 45 đến dưới 55 tuổi chiếm 24,0%, và hai nhóm tuổi cịn lại chiếm tỷ lệ thấp là nhóm từ 55 tuổi trở lên và dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ lần lượt là 12,4% và 9,2%. Kết quả trên cũng phù hợp với thực tế là nhóm tuổi từ 25 đến dưới 35 là nhóm tuổi bắt đầu đi làm và chuẩn bị kết hôn hoặc đã kết hơn, nhóm người ở độ tuổi này thường đã có việc làm và có nguồn thu nhập ổn định, bên cạnh đó nguồn thu nhập cũng có xu hướng tăng lên theo độ tuổi, nên việc tích lũy tiền để đầu tư hoặc một số người chọn kênh gửi tiết kiệm vừa sinh lời và ít rủi ro là một lựa chọn trong việc tích lũy tài chính cho tương lai, kết quả khảo sát cho thấy là phù hợp với thực tế. Tiếp theo là nhóm tuổi từ 35 trở lên, đây là nhóm tuổi thường có mức thu nhập tốt nhất và có sự tích lũy tài chính để chuẩn bị các kế hoạch lớn hơn trong cuộc đời như: Mua nhà, mua xe, đầu tư và các dự định tài chính cho tuổi nghĩ hưu. Nắm bắt được đặc tính của khách hàng liên quan đến nhóm tuổi để ngân hàng thiết kế các sản phẩm phù hợp với từng nhóm tuổi, có chiến lược tiếp cận phù hợp, có chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý, để thu hút và tăng cơ số khách hàng.

43

Tham gia (thời gian đã giao dịch với VietinBank) Bảng 4.11: Tham gia

Tham gia Tần suất Phần trăm (%)

Valid Dưới 1 năm 10 4.0

Từ 1 năm đến dưới 3 năm 126 50.4

Từ 3 năm trở lên 114 45.6

Tổng cộng 250 100.0

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy đối tượng khách hàng đã tham gia giao dịch với VietinBank từ 1 đến dưới 3 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất 50,4% và tiếp theo là nhóm khách hàng có thời gian giao dịch từ 3 năm trở lên chiếm tỷ lệ 45,6%, điều này phù hợp với nghiên cứu vì đối tượng khách hàng được khảo sát có sự am hiểu về sản phẩm dịch vụ, có sự trải nghiệm dịch vụ và việc đánh giá chất lượng dịch vụ của khách hàng sẽ có chất lượng hơn (khi thực hiện phỏng vấn, thời gian sử dụng sản phẩm là điều kiện đầu tiên để tiếp tục cuộc phỏng vấn, do đó đối tượng đã được chọn lọc theo yêu cầu của nghiên cứu). Kết quả khảo sát trên cũng cho thấy tín hiệu đáng mừng là số lượng khách hàng có thời gian giao dịch với VietinBank trên 3 năm chiếm tỷ trọng khá cao (chiếm 45,6%), tuy nhiên do kích thước mẫu nhỏ và đối tượng khách hàng có thời gian sử dụng sản phẩm dưới 1 năm đã bị loại bỏ nên số liệu trên chưa phản ảnh được tính trung thành của khách hàng gửi tiết kiệm của VietinBank 2.

Nghề nghiệp

Bảng 4.12: Nghề nghiệp

Nghề nghiệp Tần suất Phần trăm (%)

Valid Công nhân 16 6.4

Nhân viên văn phòng 86 34.4

Kinh doanh tự do 43 17.2

Công chức nhà nước 37 14.8

44

Kết quả khảo sát cho thấy đối tượng gửi tiết kiệm chủ yếu tập trung vào 3 nhóm nghề nghiệp là nhân viên văn phòng chiếm 34,4%, kinh doanh tự do chiếm 17,2%, cơng chức nhà nước chiếm 14,8% và cịn lại đối tượng khác là 27,2% và công nhân chiếm 6,4%. Kết quả khảo sát trên chưa thể hiện rõ được nghề nghiệp có ảnh hưởng đến đối tượng gửi tiết kiệm hiện nay hay khơng.

Trình độ Bảng 4.13: Trình độ Trình độ Tần suất Phần trăm (%) Valid THCN – CĐ 104 41.6 Đại học 134 53.6 Sau đại học 12 4.8 Tổng cộng 250 100.0

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy đối tượng khách hàng có trình độ đại học chiếm tỷ trọng lớn nhất 53,6%, tiếp theo là Trung học chuyên nghiệp và Cao Đẳng chiếm 41,6% và sau đại học chiếm 4,8%. Kết quả khảo sát về trình độ cũng chưa thể hiện rõ nét trình độ của khách hàng có ảnh hưởng đến yếu tố lựa chọn sử dụng sản phẩm tiết kiệm hay không.

Sản phẩm đang sử dụng

Bảng 4.14: Sản phẩm đang sử dụng

Sản phẩm đang sử dụng Tần suất Phần trăm (%)

Valid Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 223 89.2

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 26 10.4

Tiết kiệm tích lũy 1 0.4

Tổng cộng 250 100.0

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy đa số khách hàng cá nhân gửi tiết sử dụng sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn chiếm 89,2%, còn lại 10,4% sử dụng sản phẩm tiền gửi thanh toán và sản phẩm khác rất ít chỉ chiếm 0,4%. Kết quả trên cho thấy phần lớn khách hàng sử

45

dụng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, và điều này cũng phù hợp với thực tế vì tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất cao hơn rất nhiều so với tiết kiệm khơng kỳ hạn, bên cạnh đó chỉ có 1 khách hàng sử dụng sản phẩm tiết kiệm tích lũy cho thấy sản phẩm tiền gửi tiết kiệm hiện nay của VietinBank chưa thực sự đa dạng và một số sản phẩm về tiết kiệm chưa thực sự phát huy tính năng của sản phẩm hay đối tượng khách hàng hướng đến.

Thu nhập

Bảng 4.15: Thu nhập

Mức thu nhập bình quân/tháng Tần suất Phần trăm (%)

Dưới 5trđ 29 11.6 Từ 5trđ đến dưới 10trđ 72 28.8 Từ 10trđ đến dưới 15trđ 91 36.4 Từ 15trđ đến dưới 30trđ 39 15.6 Từ 30trđ trở lên 19 7.6 Tổng cộng 250 100.0

Nguồn: Tính tốn tổng hợp của tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy đối tượng gửi tiết kiệm chủ yếu có mức thu nhập bình quân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng dịch vụ đối với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 2 (Trang 45)