3.1. Tổng quan về nợ xấu
3.1.2.3. Phòng ngừa và hạn chế nợ xấu
Việt Nam ta có câu "Phịng bệnh hơn chữa bệnh" nên để giảm thiểu được nợ xấu phát sinh thì ngân hàng cần phải có biện pháp phịng ngừa và hạn chế nợ xấu:
* Q trình cấp tín dụng phải tuân thủ, đúng, đủ, chặt chẽ, kịp thời và khoa học Một trong những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu là nhân viên thực hiện cơng tác tín dụng phải nghiêm túc tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy định trong q trình cấp tín dụng trước, trong và sau khi cho vay. Trước khi cho vay ngân hàng phải thẩm định hiệu quả của phương án kinh doanh, tính khả thi của phương án vay vốn, năng lực tài chính của khách hàng, khả năng đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng của khách hàng. Trong khi cho vay phải đảm bảo kiểm tra các chứng từ sử dụng vốn, tiến độ sử dụng vốn có phù hợp với tiến độ thực hiện phương án, dự án, tình trạng vật lý của hàng hóa. Sau khi cho vay phải kiểm tra mục đích sử dụng vốn theo cam kết của khách hàng, hoạt động kinh doanh, tình hình trả nợ, giám sát các giao dịch, giải ngân và thu nợ của khách hàng tránh trường hợp khách hàng dùng khoản vay mới để đảo nợ cho khoản vay cũ; Chú ý giao dịch chuyển tiền cho người thụ hưởng thuộc lĩnh vực kinh doanh bất thường, khách hàng đen, nhóm khách hàng có liên quan... tìm hiểu ngun nhân và đề xuất các giải pháp xử lý các tình huống có thể xảy ra ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ và gây bất lợi cho ngân hàng; Theo dõi chặt chẽ nguồn thu của phương án để thu hồi nợ kịp thời, tránh trường hợp để khách hàng chiếm dụng vốn dẫn đến việc trả nợ cho ngân hàng gặp khó khăn; Đánh giá năng lực tạo tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư để trả nợ ngân hàng dựa trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ hoặc dòng tiền chuyển về ngân hàng đồng thời đưa ra cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra nhằm có những chính sách, định hướng hoặc quyết định xử lý trong quan hệ tín dụng đối với khách hàng (như điều chỉnh tăng/ giảm/ giữ nguyên giá trị cấp tín dụng và/ hoặc điều chỉnh các điều kiện tín dụng cho phù hợp).
Cán bộ ngân hàng phải thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ theo lịch trả nợ. Trường hợp khách hàng trả trễ so với thời gian quy định, phải tìm hiểu ngun nhân (do khách hàng có tình hình tài chính tốt nhưng do chây ỳ, khơng có thiện chí trả nợ hay tình hình tài chính xấu đi do khách hàng gặp rủi ro trong quá trình kinh doanh, hay
khách hàng bị bệnh dẫn đến khó khăn trong cơng việc...) sau đó đưa ra phương án xử lý nợ kịp thời và hợp lý. Chẳng hạn, trong q trình kinh doanh của khách hàng khơng tránh khỏi những rủi ro không thể lường trước, nếu khách hàng có thiện chí trả nợ ngân hàng có thể hỗ trợ khách hàng thông qua việc giảm lãi suất, tiếp tục cho khách hàng vay để khôi phục lại hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra nguồn thu trả nợ ngân hàng hoặc cơ cấu nợ... Nhưng nếu khách hàng chây ỳ khơng có thiện chí trả nợ phải quyết liệt trong q trình xử lý tìm mọi giải pháp để có thể thu hồi được khoản nợ như khởi kiện ra tịa, hoặc khơn khéo trong quá trình giao tiếp với khách hàng để thuyết phục khách hàng trả nợ, xử lý tài sản....
Trong quá trình vận hành các quy trình, quy định trong thực tế, ngân hàng phải liên tục đánh giá kết quả thực hiện, mặt nào được, mặt nào chưa được đồng thời phải có những biện pháp phù hợp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Nếu mặt nào được thì tiếp tục phát huy, mặt nào chưa được phải phân tích, đánh giá rủi ro từng trường hợp cụ thể trong từng khâu của quy trình, quy định. Từ đó, đưa ra các cải tiến trong quy trình, quy định; xây dựng hệ thống cảnh báo để có thể phịng ngừa, hạn chế rủi ro.
Để thực hiện tốt cơng tác cấp tín dụng thì địi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chun nghiệp, có năng lực trình độ và đặc biệt tư cách đạo đức phải tốt.
*) Xác định khẩu vị rủi ro và ngưỡng tỷ lệ nợ xấu
Tất cả các ngân hàng thương mại đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận song song với việc đảm bảo duy trì khả năng thanh tốn của mình. Cho nên việc xác định khẩu vị rủi ro và ngưỡng nợ xấu được đặt ra hàng đầu trong hoạt động cho vay.
Tùy mục tiêu cụ thể của từng ngân hàng từng thời kỳ mà ngân hàng phải xây dựng danh mục tài sản phù hợp với khẩu vị rủi ro trong thời kỳ đó, đồng thời phải xây dựng danh mục nguồn vốn, danh mục cho vay có chi phí hợp lý phù hợp với thế mạnh của từng ngân hàng, trên cơ sở xác định nhóm khách hàng mục tiêu, thực hiện các chương trình khuyến mãi hợp lý, và các nghiên cứu thấu đáo về thị trường.
Triển khai cơng cụ kiểm sốt rủi ro đa dạng và đưa ra định hướng tín dụng trong từng thời kỳ:
Căn cứ vào các tiêu chí định tính và định lượng, ngân hàng chấm điểm xếp hạng khách hàng, phân loại khách hàng; Từ đó, ngân hàng áp dụng chính sách ưu đãi khách hàng, mức cấp tín dụng tối đa trên giá trị tài sản bảo đảm hoặc cho vay có bảo đảm một phần hoặc toàn bộ hoặc khơng có tài sản bảo đảm... nhằm thu hút khách hàng tốt đồng thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Việc áp dụng các cơng cụ kiểm sốt rủi ro sẽ giảm thiểu tổn thất do phát sinh nợ xấu và làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu mức chi phí tăng lên này thấp hơn tổn thất do phát sinh nợ xấu sẽ tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Ngồi ra, ngân hàng phải có bộ phận dự báo tiềm năng phát triển của các lĩnh vực kinh tế để đưa ra định hướng tín dụng từng thời kỳ giúp các chi nhánh trong hệ thống tập trung phát triển vào các ngành nghề đang được ưu tiên, có triển vọng, và hạn chế cho vay đối với những ngành nghề có mức độ rủi ro cao. Điều này sẽ giúp ngân hàng hạn chế nợ xấu phát sinh.