Việc xác định nợ xấu cần chuẩn xác hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 70 - 72)

Một vấn đề cần được giải quyết để công tác xác định nợ xấu chuẩn xác hơn là công tác chấm điểm, xếp hạng tính dụng khách hàng cần thực hiện minh bạch, khách quan, tránh cảm tính, chủ quan của cán bộ chấm điểm. Để thực hiện được điều này thì phịng Tổng hợp phải tổng hợp các thông tin về những ngành hạn chế, những ngành ưu tiên trong cho vay, thông tin về các ngành nghề kinh tế, dự báo xu hướng phát triển trong tương lai sau đó phổ biến cho các phịng khách hàng, phòng giao dịch nhằm thống nhất quan điểm khi cán bộ các phịng này thực hiện cơng tác chấm điểm. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập thông tin chấm điểm chỉ dựa vào các chỉ tiêu phi tài chính thì phải u cầu cao hơn đối với tài sản mà các khách hàng này thế chấp, thường xuyên kiểm tra sau để cập nhật kịp thời tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của khách hàng để có các biện pháp ứng xử phù hợp. Đồng thời, chi nhánh phải có chế tài nghiêm

tin thực tế của khách hàng, và thành lập một Hội đồng kiểm tra, giám sát công tác chấm điểm của cán bộ thông qua việc chọn mẫu ngẫu nhiên hàng tháng, hoặc đột xuất nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời công tác chấm điểm cũng như đưa ra các biện pháp ứng xử sớm đối với các khách hàng đã có hạng chấm điểm sai lệch. Hội đồng này cũng đồng thời tập hợp các trường hợp vi phạm phổ biến tới tất cả các cán bộ để giảm thiểu sai sót trong quá trình chấm điểm và nâng cao trình độ cho các cán bộ mới tại chi nhánh.

Kế hoạch thực hiện: Trên cơ sở đề xuất của phịng Tổ chức Hành chính, Giám

đốc ký quyết định thành lập Hội đồng giám sát công tác chấm điểm trong đó đính kèm phân cơng kiểm tra chéo như bảng 4.1.

Bảng 4.1: Bảng phân công kiểm chéo hồ sơ cho các phịng nghiệp vụ

Phịng có khách hàng được chọn Phòng thực hiện kiểm tra chéo

Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng giao dịch Trảng Bom Phòng giao dịch Trảng Bom Phịng giao dịch An Bình

Phịng giao dịch An Bình Phịng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng giao dịch Thống Nhất Phòng Bán lẻ

Phòng Bán lẻ Phòng giao dịch Hố Nai

Phòng giao dịch Hố Nai Phòng giao dịch Thống Nhất

Thành phần hội đồng bao gồm: Giám đốc - chủ tịch hội đồng, lãnh đạo phòng tổng hợp - thư ký hội đồng, các phó giám đốc phụ trách các phòng khách hàng và phòng giao dịch, các lãnh đạo phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng Bán lẻ và phòng giao dịch - thành viên.

Thời gian tổ chức cuộc họp: Ngày 5 hàng tháng trước giờ họp xây dựng hệ thống cảnh báo. Thành phần họp gồm: Giám đốc, Phó giám đốc phụ trách Khối bán lẻ, Phó giám đốc phụ trách phòng Khách hàng doanh nghiệp, tất cả các cán bộ của Phòng Bán lẻ, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, các phòng giao dịch và phòng Tổng hợp.

Hàng tháng vào ngày 10 Phịng Tổng hợp có trách nhiệm chọn ngẫu nhiên các khách hàng có bản ghi chấm điểm trong tháng. Sau đó, yêu cầu các phịng được phân cơng kiểm tra chéo vào hệ thống lấy hồ sơ, thực hiện kiểm tra và chuyển kết quả kiểm tra cho phịng có hồ sơ được kiểm, thống nhất kết quả và gửi phòng Tổng hợp tổng hợp các kết quả và lỗi sai sót đã phát sinh.

Trong cuộc họp tổ chức ngày 5 hàng tháng phòng Tổng hợp sẽ phổ biến các lỗi đã phát sinh để các phòng rút kinh nghiệm, các phòng thảo luận đưa ra ứng xử phù hợp đối với các lỗi đã phát sinh. Giám đốc kết luận các ứng xử theo từng trường hợp và chấn chỉnh cơng tác chấm điểm của các phịng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)