chi nhánh
Dựa vào đặc điểm địa phương nơi chi nhánh hoạt động và đặc thù của chi nhánh để xây dựng quy trình xử lý nợ xấu chi tiết phù hợp với tình hình hoạt động của chi nhánh. Việc xây dựng quy trình này sẽ giúp chi nhánh chủ động, đạt hiệu quả cao hơn trong công tác xử lý nợ tại chi nhánh. Chi nhánh cần thực hiện theo quy trình xử lý nợ xấu như sau:
(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)
Sơ đồ 4.1: Quy trình xử lý nợ xấu
Trên cơ sở hạng khách hàng và phân loại nợ khách hàng, khi cán bộ quan hệ khách hàng xác định khoản vay bị chuyển nợ xấu thì phải thực hiện báo cáo tình hình khách
Cán bộ quan hệ khách hàng Lãnh đạo phòng khách hàng, phòng giao dịch Trưởng phịng Tổng hợp Phịng nợ có vấn đề tại Hội sở chính Cán bộ xử lý nợ tại phòng Tổng hợp Ghi chép vào Hệ thống thông tin nợ xấu
Kế hoạch hành động tiếp theo
hàng, đề xuất phương án xử lý nợ báo cáo lãnh đạo phịng khách hàng, phịng giao dịch. Sau đó chuyển giao hồ sơ khoản vay cho cán bộ xử lý nợ tại phòng Tổng hợp, trên cơ sở thơng tin do phịng giao dịch, phịng khách hàng cung cấp cán bộ xử lý nợ tại phòng Tổng hợp thực hiện rà soát hồ sơ khách hàng, thu thập thêm thông tin và báo cáo tình trạng khách hàng bao gồm thông tin khoản vay, tài sản bảo đảm... cho lãnh đạo phòng Tổng hợp và đề xuất các kế hoạch hành động tiếp theo.
Lãnh đạo phòng Tổng hợp báo cáo về khoản nợ cho Phịng nợ có vấn đề tại Trụ sở chính, phối hợp với Trụ sở chính để có các phương án xử lý nợ hợp lý.
Phịng nợ có vấn đề tại Trụ sở chính sau khi nhận được báo cáo của chi nhánh phối hợp với chi nhánh đề ra kế hoạch hành động nếu khoản nợ thuộc thẩm quyền của Phịng nợ có vấn đề tại Trụ sở chính hoặc hỗ trợ chi nhánh, đóng góp ý kiến về kế hoạch hành động để có thể thu hồi được khoản nợ xấu.
Kế hoạch thực hiện: Trưởng phòng Tổng hợp đề xuất và Giám đốc ký quyết định
ban hành quy trình xử lý nợ tại chi nhánh như sơ đồ 4.1 và yêu cầu Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, phòng Bán lẻ, phòng giao dịch và phòng Tổng hợp tuân thủ quy trình đã ban hành.