3.1. Tổng quan về nợ xấu
3.1.3.1. Nhân tố chủ quan
*) Chính sách quản lý rủi ro: là tập hợp các quy định nhằm kiểm sốt rủi ro của hoạt động tín dụng theo từng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên với chính sách quản lý rủi ro thích hợp sẽ giúp ngân hàng xác định hướng phát triển kinh doanh dựa vào khẩu vị rủi ro định trước của ngân hàng. Ngoài ra, chính sách quản lý rủi ro hợp lý cũng sẽ giúp giảm thiểu nợ xấu và tổn thất cho ngân hàng trong q trình cấp tín dụng. Nếu ngân hàng xác định được chính sách quản lý rủi ro hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và cơng tác quản lý nợ xấu nói riêng. Ngược lại, nếu ngân hàng khơng có chính sách quản lý rủi ro hợp lý thì ngân hàng sẽ không phát triển được thị phần mà nợ xấu còn gia tăng gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
*) Quy định, quy trình cho vay
Các ngân hàng đều có những quy định, quy trình riêng về những sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp cho khách hàng. Các quy định sẽ yêu cầu khách hàng phải đáp ứng những điều kiện gì, phạm vi áp dụng của sản phẩm khi sử dụng, cịn các quy trình sẽ hướng dẫn nhân viên ngân hàng từng bước để thực hiện sản phẩm, dịch vụ đó. Nếu quy định, quy trình càng chi tiết, cụ thể, dễ hiểu thì nhân viên ngân hàng càng dễ dàng thực hiện, giảm sai sót khi triển khai sản phẩm và giúp giảm thiểu được rủi ro trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Đồng thời, bộ phận kiểm tra cũng sẽ dễ dàng phát hiện vi phạm hoặc lỗi của bộ phận thực hiện, từ đó có thể chấn chỉnh sai sót kịp thời, nhanh chóng khắc phục lỗi vi phạm, giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng.
Chỉ tiêu nợ xấu có thể bị ảnh hưởng bởi các quy định, quy trình cấp tín dụng. Khi quy định, quy trình cho vay chặt chẽ, chi tiết sẽ hạn chế được nợ xấu phát sinh nên ngân hàng có thể nới lỏng chỉ tiêu nợ xấu trên cơ sở vẫn đảm bảo được hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngược lại, quy định, quy trình cho vay chưa chặt chẽ và chưa chi tiết thì cần thắt chặt chỉ tiêu nợ xấu để nâng cao cảnh giác, thận trọng trong q trình cấp tín dụng đảm bảo nợ xấu không phát sinh cao dẫn đến ngân hàng bị thua lỗ trong kết quả kinh doanh.
*) Năng lực của nhân viên ngân hàng
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng thì yếu tố con người là có tác động mạnh mẽ nhất đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua năng lực cán bộ. Năng lực của nhân viên ngân hàng thể hiện qua trình độ chun mơn, kinh nghiệm nghề nghiệp và đạo đức cán bộ. Các rủi ro phát sinh tại ngân hàng thì rủi ro liên quan đến đạo đức là gây hậu quả nghiêm trọng và khó kiểm sốt nhất. Dựa vào năng lực nhân viên ngân hàng sẽ xác định chỉ tiêu nợ xấu thích hợp. Nếu ngân hàng có đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có trình độ chun mơn cao, giàu kinh nghiệm, có đạo đức tốt thì ngân hàng có thể xây dựng chỉ tiêu nợ xấu nới lỏng vì chính đội ngũ cán bộ này đã giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong q trình cấp tín dụng. Nếu ngân hàng có đội ngũ cán bộ có đạo đức tốt nhưng chưa có kinh nghiệm, hoặc có trình độ chun mơn thấp thì ngân hàng phải thắt chặt chỉ tiêu nợ xấu để họ nâng cao ý thức, tăng cường học hỏi trau dồi trình độ nghiệp vụ chuyên môn nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động. Nhưng nếu đạo đức cán bộ cho vay khơng tốt thì cần phải thắt chặt nợ xấu hơn nữa hoặc luân chuyển cán bộ sang bộ phận khác nếu không nợ xấu sẽ tăng mạnh vượt tầm kiểm sốt của ngân hàng.
*) Mơ hình tổ chức và quản trị điều hành
Mơ hình tổ chức của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến việc giảm thiểu nợ xấu. Một ngân hàng có mơ hình tổ chức chặt chẽ phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng phịng ban thì khi các phòng thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình sẽ tăng tính chun nghiệp trong xử lý công việc và đạt hiệu quả cao hơn trong cơng việc; do đó, sẽ giúp giảm thiểu được nợ xấu.
Ngồi ra, quản lý nợ xấu cịn chịu tác động bởi công tác quản trị điều hành cũng như năng lực của người đứng đầu ngân hàng. Nếu người đứng đầu xác định rõ mục tiêu kinh doanh, quyết liệt trong việc quản lý và xử lý nợ xấu, xử lý nghiêm các trường hợp để phát sinh nợ xấu thì nhân viên ngân hàng sẽ cẩn trọng, tuân thủ đúng quy trình, quy định trong q trình cấp tín dụng. Chính điều này sẽ làm giảm thiểu được nợ xấu tại ngân hàng.
Trong quá trình cấp tín dụng, việc kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi cho vay có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với việc quản lý rủi ro khoản vay. Bên cạnh công tác kiểm tra giám sát khoản vay của bộ phận cho vay thì cơng tác kiểm tra giám sát của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ là cực kỳ cần thiết, quan trọng và không thể thiếu. Khi bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình sẽ giúp ngân hàng sớm nhận diện được rủi ro, hạn chế được rủi ro đạo đức phát sinh đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của các nhân viên làm cơng tác cho vay từ đó ngân hàng có ứng xử kịp thời, phù hợp, hạn chế tối đa rủi ro. Điều này sẽ góp phần trong việc quản lý và xử lý nợ xấu.
*) Ứng dụng công nghệ thông tin
Như chúng ta đã biết từ khi áp dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội sẽ giảm thiểu đáng kể thời gian thực hiện, công việc cũng được quản lý khoa học và đạt hiệu quả hơn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Công nghệ thông tin giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian trong theo dõi các khoản nợ, tổng hợp các dữ liệu trong quá khứ giúp cho công tác thẩm định khách hàng, tổng hợp thông tin khách hàng, kiểm tra sự tương đồng giữa các khách hàng có liên quan để sốt xét về rủi ro mà nhóm khách hàng có thể đem đến cho ngân hàng, giúp theo dõi dịng tiền của khách hàng từ đó xem xét khách hàng có sử dụng vốn sai mục đích để đưa ra các phương án xử lý kịp thời giảm thiểu tối đa rủi ro.... Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin giúp ngân hàng quản lý tốt chất lượng tín dụng, giảm thiểu nợ xấu phát sinh.