Xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 69 - 70)

Việc xây dựng được hệ thống cảnh báo rủi ro sẽ giúp ích cho việc giảm thiểu nợ xấu của ngân hàng, giúp chi nhánh sớm nhận dạng rủi ro để giảm thiểu các trường hợp tương tự phát sinh. Vì vậy, Vietinbank - CN KCN Biên Hịa nên u cầu phòng Tổng hợp tổng hợp các nguyên nhân xảy ra nợ xấu gửi các phòng nghiệp vụ tham khảo, hàng tháng tổ chức các cuộc họp với các phòng khách hàng, phòng giao dịch trao đổi về các trường hợp đã phát sinh nợ xấu, nguyên nhân, ứng xử thực tế. Đồng thời trong cuộc họp này cũng đưa ra các cảnh báo và phương án xử lý đối với các khách hàng thường xuyên phát sinh nợ quá hạn dưới 10 ngày và nợ nhóm 2 để giảm thiểu nợ xấu xảy ra tại chi nhánh.

Đề xuất với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thông qua Workplace về việc xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro trên cơ sở tổng hợp tất cả các sự kiện rủi ro phát sinh tại các chi nhánh trong hệ thống và đề nghị ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đề xuất ý kiến với Ngân hàng Nhà Nước về việc xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro dựa vào các tình huống thực tế phát sinh tại các hệ thống ngân hàng trên cả nước để hạn chế rủi ro phát sinh do khách hàng sử dụng thủ đoạn lừa đảo để vay vốn ngân hàng.

Kế hoạch thực hiện: Trên cơ sở đề nghị của Phịng Tổ chức Hành chính, Giám

đốc ký ban hành văn bản yêu cầu các phịng có phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu sẽ báo cáo nguyên nhân và phương án xử lý nợ xấu gửi phòng Tổng hợp. Phòng Tổng hợp tổng hợp

nguyên nhân xảy ra nợ xấu và tổ chức họp các phòng nghiệp vụ và phòng Tổng hợp vào ngày 5 hàng tháng.

Thành phần họp gồm: Giám đốc, Phó giám đốc phụ trách Khối bán lẻ, Phó giám đốc phụ trách phòng Khách hàng doanh nghiệp, tất cả các cán bộ của Phòng Bán lẻ, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, các phòng giao dịch và phịng Tổng hợp.

Trong q trình họp tất cả mọi người đều có thể đóng góp phương án xử lý của phòng phát sinh nợ xấu, nợ nhóm; Giám đốc chi nhánh sẽ kết luận phương án xử lý sau các ý kiến đóng góp, phịng Tổng hợp sẽ viết biên bản họp gửi đến các phòng nghiệp vụ để cùng rút kinh nghiệm.

Trưởng phòng Tổng hợp có trách nhiệm gửi đề xuất vào mục ý tưởng đề nghị Phịng Quản lý nợ có vấn đề tại Trụ sở chính vào ngày 10 hàng tháng cũng tổng hợp các tình huống thực tế của tất cả các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam về nguyên nhân và phương án xử lý nợ xấu. Đồng thời đề nghị Trụ sở chính đề xuất Ngân hàng Nhà nước cách làm tương tự này đối với tất cả các hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước tổng hợp các tình huống thực tế của tất cả các Tổ chức Tín dụng dựa trên báo cáo sự kiện rủi ro tại các Tổ chức Tín dụng và gửi kết quả tổng hợp cho các Tổ chức Tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 69 - 70)