Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ cam kết của giảng viên vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao mức độ cam kết của giảng viên với trường đại học bạc liêu (Trang 48)

CHUƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ cam kết của giảng viên vớ

trường Đại học Bạc Liêu

3.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ cam kết của giảng viên

Bảng 3.2: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến cam kết của giảng viên với trường Đại học Bạc Liêu

STT Khía cạnh Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình 1 Thu nhập 1 5 2,79 2 Phúc lợi 1 5 3,51

3 Đào tạo và thăng tiến 1 5 2,88

4 Sự hỗ trợ từ cấp trên 1 5 3,44

5 Bản chất công việc 1 5 3,35

6 Khen thưởng và ghi nhận 1 5 2,80

7 Mức cam kết chung 1 5 2,89

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2018)

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ cam kết của giảng viên với trường đang ở mức thấp là 2,89 dưới mức trung bình. Nếu xét riêng từng yếu tố có thể thấy các giảng viên tương đối hài lịng với yếu tố bản chất cơng việc, sự hỗ trợ từ cấp trên và yếu tố phúc lợi. Trong khi đó nhóm yếu tố mà các giảng viên cảm thấy ít hài lịng nhất cũng có thể là nguyên nhân của mức cam kết thấp là yếu tố thu nhập, đào tạo và thăng tiến và yếu tố khen thưởng và ghi nhận

3.2.2 Yếu tố thu nhập

Thực trạng thu nhập của giảng viên trường Đại học Bạc Liêu

Thu nhập của giảng viên trong trường bao gồm 02 phần chính bao gồm tiền lương và thu nhập tăng thêm theo quý.

39

- Lương: Tiền lương trả cho giảng viên hàng tháng được lấy từ ngân sách nhà

nước do đó mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Ngoài ra việc tăng lương cho giảng viên sẽ căn cứ vào quy định.

Mức lương = (Bậc lương * Mức lương cơ bản)* (1+phụ cấp nghề nghiệp)

Phụ cấp nghề nghiệp từng khoa như sau:

+ Khoa Kinh tế, công nghệ thông tin, Nông nghiệp: 25% + Khoa Sư phạm: 40%

+ Tổ lý luận chính trị: 45%

Ngồi ra theo nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo có quy định đối với nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 05 năm thì được hưởng phụ cấp thâm niên là 5% tính trên mức lương hiện tại, từ các năm sau trở đi phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%. Do đó đối với giảng viên ĐHBL ngồi mức lương và phụ cấp nghề nghiệp giảng viên còn được hưởng phụ cấp thâm niên nếu thời gian công tác trên 5 năm.

- Thu nhập tăng thêm theo quý (3 tháng trả 01 lần) sẽ do trường quyết định

dựa trên cơ sở cân đối thu chi. Hiện tại theo quy chế chi tiêu nội bộ trường trả thu nhập tăng thêm cho giảng viên bằng nửa tháng lương của mỗi người. Việc xét thu nhập tăng thêm theo quý sẽ dựa theo số lỗi vi phạm và mức độ ảnh hưởng của vi phạm đó tới hoạt động của nhà trường đồng thời căn cứ vào số tiết dạy thực tế của giảng viên so với mức giờ chuẩn là 270 tiết để xếp loại A, B, C

Thu nhập tăng thêm = (Bậc lương * mức lương cơ bản)* ½

+ Loại A1: Hưởng 100% thu nhập tăng thêm. Giảng viên được hưởng nếu đạt các yêu cầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao có tổng số giờ dạy đạt từ 90% trở lên

+ Loại A2: Hưởng 90% thu nhập tăng thêm. Điều kiện được hưởng chế độ nếu giảng viên hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có tổng số giờ dạy đạt từ 80% đến dưới 90%

40

+ Loại B1: Hưởng 75% thu nhập tăng thêm. Điều kiện giảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức độ khá. Có tổng số tiết dạy đạt từ 70% đến dưới 80%.

+ Loại B2: Hưởng 65% thu nhập tăng thêm. Điều kiện giảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức độ trung bình khá. Có tổng số tiết dạy đạt từ 60% đến dưới 70%.

+ Loại C: Hưởng 50% thu nhập tăng thêm. Điều kiện giảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức độ trung bình. Có tổng số tiết dạy đạt từ 50% đến dưới 60%.

Bảng 3.3: Thống kê tổng thu nhập bình qn/tháng theo thâm niên cơng tác tác

STT Số năm cơng tác Mức thu nhập bình

quân theo tháng (ngàn đ ng)

Số người

1 Dưới 03 năm 4463 32

2 Từ 03 đến dưới 06 năm 5260 89

3 Từ 06 năm đến dưới dưới 09 5950 48

4 Từ 09 đến 12 năm 8590 26

(Tài liệu nội bộ, năm 2017)

Từ số liệu thống kê về mức thu nhập bình quân cho thấy số lượng giảng viên có mức thu nhập dưới 5260 ngàn đồng chiếm tỉ lệ lớn là 62%. Với mức thu nhập bình quân mỗi tháng của các giảng viên cho thấy mức thu nhập này không phải là cao. Theo báo cáo của tổng cục thống kê quý 02 năm 2017 cho biết nếu thu nhập của người lao động nằm trong ngưỡng 5,3 triệu thì người lao động phải chi tiêu hết sức chặt vặt, thậm chí tằn tiện mới đủ sống. Yếu tố “ Thu nhập” tại trường ĐHBL chỉ đáp ứng nhu cầu “tồn tại” mà chưa đủ để đáp ứng nhu cầu “An toàn”. “Tồn tại” ở đây có nghĩa là tiêu d ng hàng tháng, cịn “an tồn” đề cập đến phần thu nhập dư ra d ng để làm tài sản tích lũy, tài khoản tích lũy nhằm mục đích đề phịng bệnh tật, ốm đau, mua sắm các tài sản có giá trị…Ví dụ thực tế: Với giảng viên đang cơng

41

tác tại TP. Bạc Liêu có mức thu nhập trung bình hàng tháng là 5260 ngàn đồng, hàng tháng phải chi tiêu những khoản chi tiêu cơ bản như sau: thuê phòng trọ (bao gồm tiền thuê phòng, tiền điện, tiền nước) 1,5 triệu/tháng, tiền ăn uống: 2,5 triệu/tháng, tiền xăng xe: 300 ngàn đồng/ tháng, tiền điện thoại: 200 ngàn đồng/ tháng, tiền đi đám tiệc và tiền mua sắm các đồ dùng cần thiết và các khoản chi khác: 760 ngàn đồng. Tổng chi phí tiêu dùng cho sinh hoạt hàng tháng của mỗi giảng viên là 5260 ngàn đồng. Như vậy với mức thu nhập khoảng từ 5-6 triệu đồng hàng tháng thì hầu như mới chỉ đáp ứng các nhu cầu tiêu d ng cơ bản của giảng viên, phần dành cho tích lũy hầu như khơng có.

Kết quả khảo sát về yếu tố thu nhập

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về thu nhập

Biến quan sát % Điểm

TB

1 2 3 4 5

Thu nhập tương xứng kết quả thực hiện công việc

3,0 30,4 52,6 10,4 3,7 2,81

Giảng viên có thể sống hồn tồn dựa vào thu nhập

1,5 20,7 59,3 16,3 2,2 2,97

Mức thu nhập tại trường là công bằng

3,7 36,3 56,3 3,7 0 2,60

Thầy/Cơ hài lịng với mức thu nhập tại trường

3,0 32,6 51,1 11,1 2,2 2,77

Thu nhập 2,79

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2018)

Yếu tố thu nhập là yếu tố có điểm số thấp nhất trong nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới cam kết của giảng viên với mức điểm trung bình là 2,79. Với nội dung câu hỏi “Thầy/Cơ hài lịng với mức thu nhập tại trường” thì chỉ có 13,3% người

được hỏi cho hài lịng với mức thu nhập hiện tại, trong khi đó có 35,6% giảng viên chưa hài lòng với mức thu nhập của mình. Và có 51,1% giảng viên khơng ý kiến.

42

Điều này cho thấy sự hài lòng về thu nhập của giảng viên tại trường đang ở mức thấp.

Với câu hỏi “Thu nhập tương xứng kết quả thực hiện cơng việc” có 33,4% giảng viên khơng đồng ý và hồn tồn khơng đồng ý. Họ cho rằng thu nhập hiện tại chưa tương xứng với mức đóng góp của mình. Chưa phản ánh đúng năng lực thực sự của mỗi người. Và chỉ có 14,1% người đồng ý với câu hỏi trên nghĩa là mức thu nhập hiện tại phản ánh đúng năng lực của họ. Trong khi đó có 52,6% người khơng ý kiến. Và câu hỏi “Mức thu nhập tại trường là công bằng” có mức điểm trung bình là 2,60 dưới mức trung bình, trong đó chỉ có 3,7% giảng viên cho rằng việc trả thu nhập hiện tại là công bằng.

Thông qua kết quả phỏng vấn định tính thì các giảng viên cho rằng mức thu nhập hiện tại của giảng viên còn thấp, việc trả lương theo thang bậc nhà nước không phản ánh năng lực của từng người, người có thành tích tốt với người chưa có thành tích như nhau. Ngồi ra việc trả thu nhập tăng thêm tại trường cịn chưa sát với kết quả cơng việc. Trường chỉ căn cứ vào số lỗi vi phạm của giảng viên theo từng quý, căn cứ vào số giờ chuẩn là 270 tiết chứ chưa dựa vào khối lượng công việc, chất lượng công việc thực tế để xem xét. Trên thực tế nhiệm vụ của giảng viên là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Như vậy ngoài số tiết giảng dạy bắt buộc là 270 tiết, giảng viên còn phải thực hiện 01 bài nghiên cứu khoa học với số giờ chuẩn là 150 tiết, như vậy số giờ chuẩn để tính thu nhập tăng thêm là 420 tiết chứ khơng phải là 270 tiết. Chính điều này đã khiến cho các giảng viên cảm thấy sự cơng bằng trong trả thu nhập chưa cao. Bởi vì nó chưa phản ánh đúng và sát với kết quả cơng việc. Ngồi ra do cách trả thu nhập tăng thêm được tính dựa vào bậc lương do đó tạo ra khoảng cách thu nhập rất lớn giữa các giảng viên có số tiết bằng nhau nhưng thâm niên cơng tác khác nhau. Chính điều này đã khiến cho các giảng viên có thái độ làm việc cho xong chứ chưa thực sự dành hết tâm huyết vào trong công việc.

Câu hỏi “Giảng viên có thể sống hồn tồn dựa vào thu nhập” Chỉ có 18,5% người được hỏi cho rằng họ có thể sống hồn tồn dựa vào thu nhập. 22,2% giảng viên cho rằng với thu nhập hiện tại họ khơng đủ sống. Có 62% giảng viên có mức

43

thu nhập dưới 5,3 triệu. Điều này cho thấy mức thu nhập của giảng viên còn thấp. Thu nhập tăng thêm tại trường trong những năm gần đây khơng tăng, thậm chí đang giảm đi do kết quả tuyển sinh của trường trong những năm lại đây đang có xu hướng giảm (So với năm học trước năm học 2016 – 2017 giảm 5,2%, và năm 2015- 2016 giảm 7%) Do đó thay vì thưởng 01 tháng lương như trước kia thì từ năm 2015 trở về nay trường thưởng ½ tháng lương. Ngoài ra qua khảo sát sơ bộ của tác giả với 35 giảng viên tại khoa Kinh tế cho thấy có 12 giảng viên cho biết ngồi cơng việc giảng dạy họ phải làm thêm cơng việc bên ngồi như kinh doanh online, mở cửa hàng, giảng dạy ngoài trường…. Điều này một phần nào cho thấy các giảng viên vẫn chưa thực sự an tâm với nghề do mức thu nhập hiện tại chưa thực sự đủ để họ đáp ứng nhu cầu cần thiết.

3.2.3 Yếu tố phúc lợi

Thực trạng phúc lợi tại trường

Các chính sách phúc lợi của nhà trường nhìn chung đã cung cấp cho giảng viên các phúc lợi cơ bản theo luật định và thể hiện sự quan tâm của trường dành cho giảng viên. Do trường có văn bản quy định rõ ràng về các phúc lợi cơ bản mà giảng viên được hưởng, đồng thời phía cơng đồn trường ln phổ biến rất rõ những nội dung trên cho các giảng viên thơng qua các tổ trưởng cơng đồn của từng Khoa, tổ. Đảm bảo mọi người nắm rõ những quyền lợi mà mình được hưởng. Tuy nhiên thực tế vẫn có trường hợp giảng viên cho rằng mức phúc lợi của trường còn đang ở mức thấp, chưa ngang bằng với các tổ chức khác.

Các giảng viên được nhà trường được cung cấp các chính sách phúc lợi như sau:

Bảng 3.5: Tổng hợp phúc lợi của giảng viên tại trường ĐHBL

STT Loại hình Chi tiết

1 Các loại bảo hiểm cơ bản

- Tham gia đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp

2 Nghỉ lễ - Tết theo quy định của nhà nước - Ngày 10/3 âm lịch, ngày 30/4 và 1/5

44 - Ngày 2/9

3 Du lịch - 01 chuyến / năm: trường hỗ trợ xe đi về - Hỗ trợ mỗi người 300.000 đồng

- Địa điểm và thời gian do giảng viên quyết định

STT Loại hình Chi tiết

4 Thưởng các ngày lễ

- 8/3 tặng quà cho các giảng viên nữ kèm theo 300.000 ngàn

- 20/11 mỗi giảng viên được thưởng 500.000 đồng

- Ngày tết: 1.300.000 đồng/ giảng viên - Ngày 1.6 thưởng 60.000 đồng/ bé 5 Thăm giảng

viên bệnh

- Mỗi giảng viên 300.000 đồng

6 Ma chay - Bản thân GV: 1.500.000 đồng

- Gia đình ( vợ, chồng, tứ thân phụ mẫu): 800.000 đồng

(Nguồn: Tài liệu nội bộ, 2017)

Kết quả khảo sát

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát về phúc lợi

Biến quan sát % Điểm

TB

1 2 3 4 5

Chính sách phúc lợi của trường rõ ràng và minh bạch

0 4,4 45,9 40,0 9,6 3,55

Giảng viên được tham gia đầy đủ các chương trình phúc lợi cơ bản

0 5,2 43,7 39,3 11,9 3,58

45 sách phúc lợi tại trường

Phúc lợi 3,51

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2018)

Phúc lợi là yếu tố nhận được sự hài lòng tương đối cao so với các yếu tố khác, có mức điểm trung bình là 3,51. Với câu hỏi “chính sách phúc lợi của trường rõ ràng và minh bạch” có mức điểm trung bình là 3,55 với câu hỏi này thì có 4,4% giảng viên cho rằng họ chưa biết hết các chính sách phúc lợi mà mình được hưởng, trong khi đó 49,6% giảng viên cho rằng chính sách phúc lợi của trường rõ ràng và minh bạch.

Câu hỏi “Giảng viên được tham gia đầy đủ các chương trình phúc lợi cơ

bản” có điểm trung bình là 3,58, trong đó chỉ có 5,2 % giảng viên khơng đồng ý,

còn các giảng viên còn lại đều cho rằng trường đã đáp ứng các chương trình phúc lợi cơ bản cho người lao động. Câu hỏi “Thầy/Cơ hài lịng với chính sách phúc lợi

tại trường” cũng có mức điểm trung bình là 3,40. Tuy nhiên cịn 8,9% giảng viên

cảm thấy chưa hài lịng và 50,4% giảng viên khơng ý kiến và có 40,7% giảng viên cho biết hài lịng với chính sách phúc lợi của nhà trường. Một nhóm nhỏ giảng viên cảm thấy chưa hài lịng bởi vì họ cho rằng các chính sách phúc lợi dành cho người lao động còn thấp, trường mới chỉ đáp ứng những phúc lợi cơ bản, mà chưa có nhiều chính sách phúc lợi hấp dẫn.

3.2.4 Yếu tố đào tạo và thăng tiến

Thực trạng đào tạo và thăng tiến tại trường

- Đối với hoạt động đào tạo nâng cao trình độ

Đối với trường Đại học nói chung và Đại học Bạc Liêu nói riêng thì vấn đề đào tạo nâng cao trình độ là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Hiện tại chính sách đào tạo tại trường dành cho giảng viên nâng cao trình độ như sau:

- Giảng viên được hỗ trợ học phí học tập theo khung quy định của nhà nước (Đối với giảng viên thuộc diện biên chế sẽ được hỗ trợ 100% học phí nếu học tại các trường đại học lớn như: Đại học Kinh tế TP.HCM và Đại học Cần Thơ)

46

- 01 lượt vé xe đi và về cho mỗi đợt tập trung - 01 lượt vé xe đi và về nghỉ tết nguyên đán

Tuy trường có chú trọng tới cơng tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nhưng các chính sách hỗ trợ cho giảng viên tham gia vào các chương trình đào tạo cịn ở mức thấp. Theo như thăm dò của tác giả về chính sách đào tạo tại Đại học An Giang, trường Cao đẳng Kinh tế Bạc Liêu, Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu thì tại các trường này ngồi việc hỗ trợ học phí học tập thì các trường cịn hỗ trợ cho giảng viên chi phí ăn, ở, chi phí tài liệu học tập. Do đó chính sách đào tạo tại trường chưa có tính thu hút thúc đẩy các giảng viên tham gia vào việc nâng cao trình độ. Trong khi đó số giảng viên có trình độ tiến sĩ tại trường đang ở mức thấp chỉ có 13 tiến sĩ. Tính tại thời điểm cuối tháng 12/2017 số giảng viên tham gia vào các chương trình đào tạo nâng cao trình độ là 34 người, trong dó có 25 người tham gia chương trình đào tạo thạc sĩ và có 09 người tham gia đào tạo tiến sĩ. So với số thạc sĩ trong trường 142 người thì chỉ có một lượng nhỏ giảng viên có mong muốn nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao mức độ cam kết của giảng viên với trường đại học bạc liêu (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)