Đánh giá của người lao động đối với các yếu tố tạo động lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ phần Dược Vacopharm (Trang 48 - 53)

Tên yếu tố Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

Xếp hạng

PLV Chính sách phúc lợi của cơng ty 3,92 0,7374 1

TLC Tiền lương cao 3,88 0,6628 2

CVT Công việc thú vị 3,68 0,6747 3

STN Sự thừa nhận trong công việc 3,66 0,8452 4

STT Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp 3,59 0,8173 5

DKV Điều kiện làm việc tốt 3,54 0,8182 6

GBD Sự gắn bó với đồng nghiệp 3,44 0,9052 7

STC Sự tự chủ trong công việc 3,41 0,6852 8

SGD Sự giúp đỡ của lãnh đạo 2,75 0,7798 9

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2017)

Trong công việc, người lao động luôn kỳ vọng sẽ đạt được những thành tựu, hoặc đạt được những kết quả khác biệt với số đơng cịn lại. Chính vì thế trong q trình làm việc thì thăng tiến ln là một trong những yếu tố được người lao động cực kỳ quan tâm. Yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình làm việc của người lao động với β = 0,284. Và đây cũng là yếu tố được ban lãnh đạo công ty cực kỳ quan tâm. Công ty luôn luôn tạo điều kiện thăng tiến cho các nhân viên có thành tích tốt trong cơng việc qua đó góp phần tạo động lực cho họ. Qua kết quả khảo sát

cho thấy các nhân viên cũng đánh giá cao các chính sách thăng tiến tại với điểm số trung bình khảo sát được là 3,58.

Khi một cá nhân làm việc hết mình để cống hiến cho công ty, chỉ khi họ được đánh giá đúng năng lực và ghi nhận đầy đủ những cống hiến của mình thì họ mới cố gắng phấn đấu nỗ lực hơn. Yếu tố này với điểm trung bình là 3,66 ở mức trung bình và β = 0,296 thể hiện mức ảnh hưởng khá lớn đến động lực làm việc.

Yếu tố công việc thú vị với β = 0,273, khá cao. Hiển nhiên trong quá trình làm việc thì việc có được một cơng việc thú vị sẽ góp phần không nhỏ làm tăng cường động lực cho người lao động. Là một yếu tố quan trọng nên công ty luôn cố gắng nỗ lực hồn thiện và tạo cơng việc thú vị, làm việc thoải mái cho người lao động, chính vì thế yếu tố này được người lao động đánh giá cao với giá trị trung bình là 3,68.

Các nhân viên hiện tại khá hài lòng với mức thu nhập tại công ty với giá trị trung bình là 3,88. Với chính sách chi trả lương và thu nhập chia theo doanh số hiện tại, công ty đang thực hiện tốt biện pháp kích thích về mặt vật chất cho người lao động.

Chính sách phúc lợi của công ty cũng khá quan trọng với β = 0,204, như khảo sát thì người lao động đánh giá cao nhất chính sách phúc lợi của cơng ty với giá trị trung bình là 3,92.

2.3.1. Thực trạng yếu tố “Động lực làm việc của người lao động”

Theo kết quả khảo sát, điểm trung bình của yếu tố “Động lực làm việc của nhân viên” là 3,47; cho thấy nhân viên cơng ty chưa thật sự có động lực làm việc, cơng ty cần tập trung nâng cao chỉ số này. Tuy nhiên theo cơ sở lý luận tại chương 1, để nâng cao chỉ số động lực làm việc, công ty cần nâng cao chỉ số các yếu tố tác động đến động lực làm việc.

Vậy để có cơ sở đưa ra giải pháp nâng cao động lực cho nhân viên hơn nữa, tác giả sẽ phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến động lực làm việc tại Cơng ty Cổ phần Dược Vacopharm. Cơ sở phân tích sẽ dựa trên điểm trung bình các thang đo của các yếu tố kết hợp dẫn chứng các tài liệu thứ cấp thu thập từ công ty. Đối với các yếu tố không thể dẫn chứng bằng tài liệu thứ cấp, tác giả thực hiện khảo sát mở

rộng phỏng vấn ngẫu nhiên 20 người lao động để tìm hiểu nguyên nhân chi tiết.

(Kết quả chi tiết được trình bày tại Phụ lục 5)

Bảng 2.9. Điểm trung bình của thang đo "Động lực làm việc"

Chỉ tiêu Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

DVV1 Anh/Chị ln cảm thấy hứng thú khi làm công việc hiện

tại 3,48 0,596

DVV2 Anh/Chị cảm thấy được tạo động lực trong công việc 3,47 0,561

DVV3 Anh/Chị thường làm việc với tâm trạng tốt nhất 3,43 0,569

DVV4 Anh/Chị hài lịng với chính sách tạo động lực, khuyến

khích tại cơng ty 3,47 0,561

DVV5 Anh/Chị đánh giá cao các chính sách tạo động lực,

khuyến khích tại cơng ty 3,49 0,596

DVV6 Chính sách tạo động lực tại cơng ty làm Anh/Chị có động lực làm việc tốt hơn 3,50 0,596

Điểm trung bình chung 3,47

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2017)

2.3.2. Thực trạng yếu tố “Công việc thú vị”

Điểm trung bình của yếu tố “Cơng việc thú vị” là 3,68; điểm số này cho thấy người lao động đánh giá ảnh hưởng của yếu tố này đến động lực làm việc của họ ở mức khá. Họ cho rằng công việc hiện tại của họ chưa thực sự đa dạng, đòi hỏi sự sáng tạo và họ chưa thể hiện được năng lực cá nhân.

Bảng 2.10. Điểm trung bình của thang đo "Cơng việc thú vị"

Chỉ tiêu Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

CVT1 Công việc tại công ty giúp Anh/Chị phát huy được năng

lực cá nhân 3,73 0,915

CVT2 Công việc hiện tại của Anh/Chị đa dạng và đòi hỏi sự

sáng tạo 3,67 0,900

CVT3 Cơng việc có nhiều thách thức để Anh/Chị chinh phục 3,74 0,774

CVT4 Cơng việc hiện tại phù hợp với mong muốn, tính cách,

năng lực của Anh/Chị 3,79 0,902

CVT5 Sự phân công công việc tại công ty là hợp lý 3,48 1,006

Điểm trung bình chung 3,68

Với đặc tính cơng ty là sản xuất, nên đối với khối sản xuất công ty thực hiện chính sách đơn giản hóa cơng việc, cụ thể cơng ty tiêu chuẩn hóa các quy trình làm việc và sử dụng nguồn nhân lực với tính chun mơn hóa cao. Vì vậy, cơng việc khơng địi hỏi kỹ năng phức tạp, nhân viên được đào tạo dễ dàng và nhanh hơn. Bên cạnh đó, do thực hiện cơng việc trong thời gian dài nên nhân viên trở nên thành thạo việc hơn. Nhưng sự lặp lại các công việc với mức độ thường xuyên mang lại cảm giác nhàm chán và không thử thách. Họ không chủ động trong việc cải tiến các quy trình sản xuất.

Hình 2.4. Quy trình sản xuất dược phẩm

(Nguồn: Phòng Kiểm tra chất lượng, 2016)

Riêng đối với khối văn phịng, một số trường hợp bố trí chưa đúng với chuyên ngành đào tạo, nhân viên phải tích lũy kinh nghiệm thông qua thực tế công việc. Công ty xây dựng các bảng mơ tả cơng việc, nhưng chỉ mang tính tổng qt cho cho một quy trình. Và những bảng mơ tả cơng việc này chỉ thể hiện những nhiệm vụ cần thực hiện, chứ chưa chỉ rõ những yêu cầu hoàn thành.

Theo kết quả khảo sát yếu tố “Sự phân công công việc tại công ty là hợp lý” được đánh giá khá thấp chỉ với 3,48, thấp nhất trong các yếu tố thang đo “Công việc thú vị”. Các dự án sản xuất dược phẩm được triển khai, với tiêu chí phân cơng đúng người đúng việc, cơng ty ln bảo đảm mỗi vị trí việc làm đều có người đảm nhận. Tuy nhiên, chưa có quy chuẩn về sự phân cơng, chưa thật sự dựa trên năng lực và

Nguyên liệu

Pha chế

Ép viên Vơ nang

Ép vỉ, đóng chai Đóng bao bì

Thành phẩm Kiểm nghiệm

kỳ vọng của nhân viên. Do dó, diễn ra tình trạng phân cơng cơng việc chưa rõ ràng tại một số vị trí cơng việc, chồng chéo trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Người lao động được bố trí làm việc trong khơng gian mở, dễ dàng liên hệ những nhân viên trực thuộc từng bộ phận từ các dự án liên hệ với từng bộ phận tại công ty. Nhưng nhân viên cảm thấy nhàm chán với cơng việc vì khơng có sự ln chuyển giữa các vị trí trong cùng một quy trình. Các nhân viên có nguyện vọng đổi vị trí việc làm khơng được lãnh đạo cân nhắc thực hiện. Điều này dẫn đến sự bất mãn, làm giảm tinh thần làm việc.

Ưu điểm:

• Cơng việc khối sản xuất được chun mơn hố, dễ dàng đào tạo nhân viên và giúp nhân viên thạo việc.

• Các dự án sản xuất có xác định các bộ phận liên quan tham gia và phân công nhiệm vụ, trách nhiệm.

Nhược điểm:

• Phân cơng cơng việc chưa hợp lý: một số vị trí cơng việc bố trí chưa đúng với chuyên ngành đào tạo, chưa có quy chuẩn phân cơng, chồng chéo nhiệm vụ.

• Các nhân viên trong cùng quy trình làm việc chưa được luân chuyển công việc, tạo cảm giác nhàm chán do công việc lặp đi lặp lại.

2.3.3. Thực trạng yếu tố “Sự thừa nhận trong cơng việc”

Điểm trung bình của yếu tố “Sự thừa nhận trong cơng việc” là 3,66; điểm số này cao thứ 4 trong 9 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động, cho thấy nhân viên tại công ty thật sự cảm thấy được cơng ty đánh giá cao các đóng góp của họ tại cơng ty, vì thế phần nào đã ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên. Trong đó, nhân viên cảm thấy họ chưa được “thưởng tương xứng với thành tích đóng góp”, điểm trung bình của yếu tố này thấp nhất thang đo là 3,38.

Đánh giá kết quả công việc hàng năm, ban khen thưởng của cơng ty u cầu các phịng ban triển khai bình chọn các danh hiệu khen thưởng theo tiêu chuẩn quy định. Hiện tại, cơng ty có những quy định khen thưởng kịp thời cho các cá nhân, bộ

phận có thành tích, đóng góp sau mỗi dự án. Nhưng cơng ty chưa xây dựng chỉ số KPI để đánh giá hiệu quả công việc.

Bảng 2.11. Điểm trung bình của thang đo "Sự thừa nhận trong cơng việc"

Chỉ tiêu Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

STN1 Anh/Chị được lãnh đạo đánh giá đúng năng lực 3,73 1,043

STN2 Trong q trình làm việc tại cơng ty, Anh/Chị được ghi

nhận thành tích 3,68 1,029

STN3 Chính sách khen thưởng tại cơng ty minh bạch, kịp thời 3,74 1,017

STN4 Anh/Chị được thưởng tương xứng với thành tích đóng

góp 3,38 1,021

STN5 Anh/Chị đang góp phần vào sự thành công của công ty 3,78 0,982

Điểm trung bình chung 3,66

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2017)

Theo kết quả khảo sát mở rộng được thực hiện, 13/20 nhân viên được khảo sát cho rằng các tiêu chí xét hồn thành cơng việc chưa được xác định rõ ràng về thời gian hoàn thành, mức độ hoàn thành. Điều này làm nhân viên nghi ngờ về sự công bằng khi khen thưởng. Và tương ứng là các tiêu chuẩn xét khen thưởng không được định lượng cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ phần Dược Vacopharm (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)