STT Các hạng mục cần đầu tư Nơi áp dụng
1 Hệ thống thơng gió, quạt thống khí giữa các
xưởng, hệ thống đèn tăng cường chiếu sáng Xưởng sản xuất
2 Trang bị mới máy vi tính, bàn ghế Văn phịng làm việc
3 Trang bị hệ thống nước lọc đạt chuẩn tinh khiết Tồn cơng ty
4 Trồng cây xanh Khuôn viên công ty
(Nguồn: Đề xuất giải pháp của tác giả, 2017)
Đối với văn phòng làm việc, thực hiện thanh lý các trang thiết bị làm việc cũ, thay bằng các máy móc thiết bị mới. Trang bị hệ thống nước lọc tinh khiết nhằm cung cấp nước uống đạt chuẩn nước tinh khiết cho tồn thể nhân viên cơng ty.
Nâng cao khơng khí trong lành tại văn phòng làm việc, xưởng sản xuất.
Công ty tiến hành thuê đối tác để tiến hành trồng thêm cây xanh quanh khuôn viên công ty. Việc này sẽ tạo dựng một mơi trường trong sạch thống mát, giúp giảm nhiễm bẩn mơi trường khơng khí, hạn chế khí độc từ các xưởng sản xuất, điều hòa
nhiệt độ quanh các văn phòng nhà xưởng, giảm bớt tiếng ồn, đồng thời tạo nét đặc trưng và tăng cường mỹ quan chung cho công ty.
Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp bằng các cải tiến văn hố doanh nghiệp. Cơng ty dành thời gian để đầu tư nghiên cứu và đưa ra bộ quy tắc chuẩn cho các vị trí trong doanh nghiệp. Với bộ quy tắc vận hành công việc này các nhân viên được bắt buộc thực hiện đúng như về tác phong làm việc trong các cuộc họp phải đúng giờ, làm việc có trách nhiệm và cố gắng hết mình nâng cao hiệu quả lao động. Công ty đầu tư trang phục riêng cho các bộ phận, làm cho các đối tác, khách hàng đánh giá cao với nhân viên cơng ty. Việc bố trí chỗ làm việc cần được sắp xếp lại tạo hợp lý trong phối hợp giữa các bộ phận. Thêm nữa, công ty cần ban hành các chuẩn mực khi làm việc, giao tiếp với đồng nghiệp, khách hàng.
3.2.6. Giải pháp thông qua yếu tố “Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp”
• Cơ sở giải pháp
Cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp là mục tiêu mà bất cứ người lao động nào cũng theo đuổi. Cơ hội phát triển nghề nghiệp như một thử thách luôn muốn được chinh phục bởi người lao động, nhưng họ cần được tạo cơ hội để thể hiện và công nhận bởi cấp trên. Vì vậy nhà lãnh đạo sáng suốt cũng góp một phần quan trọng trong sự phát triển nghề nghiệp nhân viên cấp dưới.
• Mục tiêu giải pháp
- Người lao động phải được định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng, xác định nhu cầu cá nhân của họ phù hợp với mục tiêu của cơng ty, từ đó nhân viên sẽ gắn bó cống hiến lâu dài cho công ty.
- Ban lãnh đạo nắm rõ các nguyện vọng nghề nghiệp của nhân viên, cân nhắc, thực hiện nhiều cơ hội thăng tiến.
- Những điều kiện về thăng tiến được phổ biến rõ ràng đến nhân viên, giúp họ hiểu và nắm rõ.
- Các chương trình đào tạo phải đảm bảo chất lượng mang lại kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc.
Truyền đạt rõ mục tiêu phát triển của công ty và những mong đợi ở nhân viên. Khi ban lãnh đạo phê duyệt các mục tiêu phát triển, kế hoạch thực hiện một dự
án, các nhà quản trị cần truyền đạt đến nhân viên cấp dưới thông qua các cuộc họp, các bản tin nội bộ. Giúp nhân viên hình dung về định nghĩa thành cơng của dự án và những thành tích sẽ được ghi nhận. Thêm vào đó, lãnh đạo phải trao đổi trực tiếp với các cá nhân tiềm năng, giúp họ định hướng sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên phù hợp với mục tiêu phát triển công ty.
Xây dựng hệ thống thăng tiến rõ ràng kèm theo chương trình đào tạo phù hợp. Xây dựng lại hệ thống thang bậc thăng tiến trong công ty chi tiết hơn, với nhiều thang bậc hơn trong cùng một phòng ban hoặc bộ phận và các cấp quản lý. Tương ứng với các thang bậc trong vị trí đó nhân viên sẽ được tham gia các khố đào tạo phù hợp về kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm.
Lựa chọn nhân viên phù hợp để đào tạo. Ban lãnh đạo chỉ đạo đến các phòng
chức năng, bộ phận sản xuất thực hiện đánh giá, rà soát lại định hướng, quy hoạch phát triển cho từng cá nhân trong bộ phận.
Hình 3.3. Quy trình lựa chọn nhân viên đào tạo
(Nguồn: Đề xuất giải pháp của tác giả, 2017)
Việc hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân viên và truyền đạt các tiêu chí rõ ràng về cơ hội phát triển là rất cần thiết giúp người lao động nhận thức rõ và có động lực để đầu tư hợp lý cho con đường phát triển của mình. Ngồi ra, sự lựa chọn cịn dựa vào quá trình cống hiến của nhân viên, phẩm chất đạo đức và năng lực của nhân viên đó. Các phịng ban, đặc biệt phịng nhân sự phải chủ động tiến cử nhân
Rà soát định hướng quy hoạch cho từng phòng
ban, cá nhân
Lựa chọn dựa trên nguyện vọng, quá trình
cống hiến, năng lực
Thực hiện đào tạo và truyền thơng
viên có thành tính tốt. Đồng thời, truyền thơng đến nhân viên các thành tích trong quá khứ và năng lực hiện tại có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thăng tiến sau này.
3.2.7. Giải pháp thông qua yếu tố “Sự giúp đỡ của lãnh đạo”
• Cơ sở của giải pháp
Lãnh đạo là nhà quản lí cấp cao của cơng ty, có trách nhiệm quản lí và hỗ trợ nhân viên cấp dưới giải quyết những vấn đề khó khăn. Tạo động lực cho nhân viên cũng là một trách nhiệm to lớn đối với nhà lãnh đạo, nhà lãnh đao cần khéo léo trong ứng xử để nhân viên cảm nhận được tầm quan trọng của họ trong những dự án thành công mà họ đã chung tay thực hiện từ đó giúp nhân viên tìm ra được giá trị của mình, tạo nên phong thái làm việc tự tin, sáng tạo.
Nhân viên có thể vấn đáp trực tiếp với cấp trên để được tư vấn về hướng giải quyết, nhà lãnh đạo cũng nên khéo léo trong ứng xử để chiêu mộ nhân tài và giữ chân những cá nhân có năng lực thực sự.
• Mục tiêu giải pháp
- Mối quan hệ giữa nhân viên và cấp trên cần xây dựng trên cơ sở tin tưởng và chân thành mới có thể duy trì bền vững. Khi nhân viên cảm nhận được sự chân thành và tin cậy của lãnh đạo thì họ sẽ có được cảm giác gắn bó và có động lực để cống hiến nhiều hơn.
- Nhà lãnh đạo cần tôn trọng nhân viên, trực tiếp hỏi ý kiến khi có vấn đề liên quan đến công việc, tạo mối quan hệ sâu sắc, thân thiện với nhân viên giúp họ sẵn sàng hợp tác trong cơng việc. Ngồi ra, lãnh đạo khuyến khích nhân viên tham gia vào việc ra quyết định liên quan đến hoạt động chung của tổ chức.
- Do hiểu rõ về điểm mạnh, điểm yếu và sự nỗ lực đóng góp của nhân viên mình, lãnh đạo cần ghi nhận và đánh giá năng lực, hiệu quả công việc một cách khách quan.
• Nội dung giải pháp
Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo đối với nhân viên. Thông qua các buổi
nhân viên của mình. Đồng thời, lãnh đạo phải khuyến khích nhân viên chia sẻ những khó khăn, trao đổi những kinh nghiệm trong công việc đề từ đó lãnh đạo ghi nhận những ý kiến đóng góp, trao đổi những giải pháp khắc phục khó khăn cho từng nhân viên. Ngồi ra, lãnh đạo cần tìm hiểu những khó khăn hay những nhu cầu khó chia sẻ trước nhiều người để nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của họ. Từ đó, nhân viên sẽ cảm nhận được sự quan tâm, giúp đỡ.
Đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho đội ngũ lãnh đạo. Tổ chức những khóa đào
tạo bổ sung cho đội ngũ lãnh đạo về những kỹ năng nhận xét và phản hồi nhân viên để giúp cho họ khéo léo hơn, tinh tế trong giao tiếp và ứng xử với nhân viên.