Về áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử giám đốc thẩm: Xét xử

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 68 - 69)

giám đốc thẩm các vụ án thừa kế của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc là một phần việc quan trọng, khác với trình tự xét xử sơ thẩm và phúc thẩm bởi đây là việc Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tồ án nhân dân cấp huyện.

Theo quy định tại Điều 291 BLTTDS thì “Uỷ ban thẩm phán Tịa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị” [33, tr.188]. Đối với Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Phịng Giám đốc kiểm tra thuộc Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua đã hoạt động có hiệu quả. Hàng năm đều tiến hành kiểm tra giám đốc án giúp Chánh án Toà án nhân dân tỉnh kháng nghị một số bản án có sai sót, có vi phạm về áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các loại án nói chung và án thừa kế nói riêng, giúp Uỷ ban thẩm phán Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giải quyết tốt loại án này theo trình tự giám đốc thẩm và kịp thời chỉ ra những thiếu sót về áp dụng pháp luật của cấp sơ thẩm. Đồng thời định hướng cho Toà án nhân dân cấp dưới khắc phục những thiếu sót đó của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xét xử 02 vụ án thừa kế theo trình tự giám đốc thẩm, qua đó đã phát hiện những sai sót của cấp sơ thẩm trong q trình áp dụng pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện từ giai đoạn điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ đến việc xét xử tại phiên tồ. Những kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm đều được Uỷ ban thẩm phán chấp nhận và chỉ ra những sai sót cụ thể, xử huỷ án cấp sơ thẩm để

yêu cầu Toà án cấp sơ thẩm phải áp dụng pháp luật giải quyết lại từ giai đoạn ban đầu. Đồng thời thông qua việc giám đốc thẩm, Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tổng kết rút kinh nghiệm trong toàn ngành Toà án tỉnh Vĩnh Phúc, phát hiện được những bất cập trong các văn bản pháp luật, những khó khăn của việc áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án thừa kế. Từ đó, Tồ án có kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng và hồn thiện pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động áp dụng pháp luật của Toà án trong giải quyết án thừa kế, đồng thời đảm bảo tính thống nhất cho việc áp dụng pháp luật giải quyết án thừa kế ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và tồn ngành Tồ án nhân dân nói chung.

- Đối với thẩm quyền giải quyết theo trình tự tái thẩm, trong giai đoạn 2006 - 2010, khơng có kháng nghị của cấp có thẩm quyền, Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khơng thụ lý giải quyết vụ án nào.

2.2.2. Những hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật giải quyếtcác tranh chấp về thừa kế các tranh chấp về thừa kế

2.2.2.1. Những hạn chế

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w