Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến giải quyết các tranh chấp về thừa kế

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 88)

- Những hạn chế về áp dụng pháp luật trong các trường hợp đình chỉ,

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến giải quyết các tranh chấp về thừa kế

QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH VĨNH PHÚC

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đếngiải quyết các tranh chấp về thừa kế giải quyết các tranh chấp về thừa kế

Pháp luật là cơng cụ để Nhà nước duy trì kỷ cương, trật tự, đảm bảo ổn định và hướng công dân hành động theo một chuẩn mực nhất định, là phương tiện để thể chế hố đường lối, chính sách của Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng thực hiện có hiệu quả trên quy mơ tồn xã hội và là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.

Đối với áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp thừa kế, trước đây có một thời gian dài chúng ta phải áp dụng theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Đây là các quy định mang nội dung tố tụng lần đầu

tiên được ban hành nhằm phục vụ tốt cho công tác áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án dân sự nói chung và giải quyết án tranh chấp thừa kế nói riêng.

Tuy nhiên, với quy mơ của một pháp lệnh ra đời đã lâu, nội dung sơ sài, một số vấn đề chưa có điều kiện đề cập đến, nhiều chế định khơng cịn phù hợp trong điều kiện hiện nay. Với đòi hỏi thực tế của Luật tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, và để khắc phục những thiếu sót, bất cập của các văn bản pháp luật cũ, đáp ứng tốt yêu cầu áp dụng pháp luật trong lĩnh vực dân sự nói chung và thừa kế nói riêng BLTTDS 2004 ra đời thay thế cho Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989; BLDS 2005 thay thế BLDS 1995, đã hệ thống hoá các quy định của pháp luật hiện hành, bổ sung được một phần cơ bản những thiếu sót về tố tụng dân sự, kinh tế, lao động và hơn nhân và gia đình.

Qua q trình áp dụng BLTTDS, BLDS 2005, bên cạnh những điểm ưu việt và tiến bộ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết các tranh chấp, đến nay pháp luật dân sự, tố tụng dân sự bộc lộ một số mâu thuẫn, bất cập, hạn chế nhất định gây khó khăn cho q trình áp dụng pháp luật. Một số khó khăn, điển hình với những nội dung sau:

- Theo Điều 669 BLDS 2005 quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, đó là “con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà khơng có khả năng lao động” [34, tr.144]. Nhưng có vụ người để lại di sản, khi viết di chúc đã không dành lại phần di sản bằng 2/3 suất của một thừa kế theo pháp luật cho các đối tượng nói trên, song Tịa án vẫn cơng nhận tồn bộ di chúc của họ hợp pháp là khơng đúng; việc áp dụng Điều 676 giải thích nội dung di chúc cũng còn rất khác nhau. Những tranh chấp di sản dùng vào việc thờ cúng khi giải quyết cịn gặp vướng mắc và lúng túng dẫn đến sai sót. Nguyên nhân là do điều luật chỉ thiên về việc hướng dẫn cách xử sự của công dân trong một số tình huống, mà chưa dự liệu những trường hợp khác, ví dụ như các thừa kế khơng thống nhất được với nhau, tranh chấp gay gắt hoặc họ

khơng dùng di sản đó vào việc thờ cúng mà phá đi làm nhà ở… thì giải quyết thế nào? Đó là những khoảng trống pháp lý cần phải được bổ sung.

- Việc áp dụng Điều 679 BLDS về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế cũng gặp nhiều khó khăn, lúng túng, vướng mắc khi xác định “quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con” [34, tr.148], để cho họ được hưởng di sản thừa kế.

- Khi áp dụng chương 2 và 3 (thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật); có một sai sót chung và cũng hay gặp vướng mắc, lúng túng nhất là khi giải quyết thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đó là các di chúc định đoạt quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản diễn ra trước ngày giải phóng miền Nam năm 1975, trước khi có Hiến pháp năm 1992; vấn đề định giá đất theo khung giá hay theo giá thị trường; vấn đề xác định thẩm quyền giải quyết các thừa kế quyền sử dụng đất… Những vấn đề trên hiện đang có nhiều tranh cãi, ý kiến giữa các Thẩm phán và các cơ quan chức năng cũng còn rất khác nhau.

- Cần phải quy định rõ hơn nữa về chủ thể trong quan hệ thừa kế mà người thừa kế là cơ quan, tổ chức (đặc biệt nếu là cơ quan, tổ chức nước ngồi). Cần bổ sung vấn đề thừa kế có nhân tố nước ngoài.

- Vấn đề thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong đó có khởi kiện thừa kế quyền sử dụng đất. Đây là vấn đề phức tạp gây rất nhiều khó khăn cho Tồ án trong q trình áp dụng pháp luật vào giải quyết các tranh chấp thừa kế. Do BLDS 2005 có hiệu lực thi hành đã hơn 4 năm nhưng chưa có một văn bản hướng dẫn đầy đủ, có hệ thống về thừa kế, dẫn đến việc hiểu, giải thích rất khác nhau giữa các ngành, các cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10 tháng 8 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Nghị quyết số 02) hướng dẫn các trường hợp "không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế" tại tiết a, Điểm 2.4 tiểu mục 2, mục 1 có quy định:

Trường hợp trong thời hạn mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà các thừa kế khơng có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản được chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và u cầu Tịa án giải quyết thì khơng áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết [39].

Như vậy, tiết a, mục 2.4 tiểu mục 2, mục 1 của Nghị quyết số 02 có hai nội dung và có hai cách hiểu khác nhau.

- Cách hiểu thứ nhất: Trong thời hạn mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà các bên không tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản do các bên thỏa thuận, thể hiện ý chí đích thực của mình (văn bản này khơng nhất thiết phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền) cùng xác nhận là đồng thừa kế và di sản do người chết để lại chưa chia, khi đã quá thời hạn 10 năm mới có tranh chấp và u cầu Tịa án giải quyết thì Tịa án khơng áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.

- Cách hiểu thứ 2: Sau khi kết thúc thời hạn mười năm, các đương sự khơng có tranh chấp về quyền thừa kế và cùng xác nhận là đồng thừa kế và thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia. Người khởi kiện đưa ra được căn cứ chứng minh đã có sự thỏa thuận của các đồng thừa kế xác định di sản đó là tài sản chung của các thừa kế thì di sản được chuyển thành tài sản chung. Khi có tranh chấp u cầu Tịa án giải quyết thì Tịa án khơng áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.

Việc giải quyết các tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất có phần tài sản đã hết thời hiệu khởi kiện và có phần tài sản cịn thời hiệu khởi kiện về

thừa kế. Ví dụ: Trường hợp tài sản chung của vợ chồng nếu người chồng chết trước đến thời điểm khởi kiện đã hết thời hiệu chỉ còn phần tài sản của người vợ cịn thời hiệu. Thực tế khi có khởi kiện đối với phần tài sản cịn thời hiệu thì Tồ án phải thụ lý, giải quyết nhưng tách phần tài sản hết thời hiệu khỏi khối di sản đang tranh chấp thì khơng đơn giản. Pháp luật hiện hành cũng chưa quy định về việc khi hết thời hiệu khởi kiện và người thừa kế đang quản lý di sản khơng đồng ý phân chia di sản thì di sản đó thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ai? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ? Quan điểm của học viên nên chăng trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLDS các nhà làm luật cần nghiên cứu xem xét cụ thể về vấn đề trên và có thể sửa theo hướng nếu trường hợp là tài sản chung vợ chồng mà người chồng chết trước thì phần tài sản của người chết do người vợ quản lý tồn bộ trong thời hạn từ 05 năm trở lên thì thuộc quyền sở hữu của người vợ và khi chia thừa kế của người vợ thì chia tồn bộ khối tài sản theo pháp luật thừa kế, không tách phần tài sản hết thời hiệu.

- Về tố tụng: BLTTDS cần có những chế định về nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà. Tranh tụng là nguyên tắc rất quan trọng trong giải quyết, xét xử các vụ án nói chung và các vụ án tranh chấp thừa kế nói riêng. Bởi qua việc tranh tụng giữa các đương sự tại phiên tồ càng làm rõ hơn các tình tiết khách quan của vụ án, giúp Hội đồng xét xử trong việc đánh giá các chứng cứ và đưa ra phán quyết chính xác. Chính bởi tính quan trọng của nguyên tắc này, Nghị quyết 08/NQ-TƯ ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã nêu rõ: Việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà.

Ngoài ra, cần tiếp tục hồn thiện các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động giải quyết án tranh chấp thừa kế như mức thu phù hợp với chi tiền định giá tài sản, tiền giám định… và việc yêu cầu các cơ quan phải phối kết hợp với Toà án trong giải quyết án tranh chấp thừa kế

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế của tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w